Theo bộ luật dân sự 2015, tài sản bảo đảm để thực hiện biện pháp thế chấp được pháp luật quy định như sau:
- Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của bên vay thế chấp, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản đảm bảo có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm phải tương đương với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
Theo đó, đất chưa có sổ đỏ vẫn có thể vay thế chấp tại ngân hàng.
Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau:
- Đất không có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Mặc dù luật pháp cho phép quyền thế chấp đất khi chưa có sổ đỏ, nhưng thực tế việc giải ngân hay không có thể phụ thuộc vào từng ngân hàng và chính sách cụ thể của họ.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải đáp ứng các điều kiện:
- Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện thế chấp nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
- Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (người từ đủ 18 trở lên mới được tự mình thực hiện thế chấp, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự). Đối với tổ chức, họ cần phải có tư cách pháp nhân để vay vốn từ ngân hàng.
Bình luận