Người dân Bình Dương khốn khổ vì đường trùng tên, không tên, tên khó nhớ, thay tên liên tục...
"Hết tên để đặt hay sao mà đặt tên con đường trước mặt trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là Lê Lợi, đường kế đó là Hùng Vương. Đặt như vậy hóa ra TP Thủ Dầu Một có tới 2 đường Lê Lợi, 2 đường Hùng Vương” - một người dân phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một bức xúc.
Gây cả chuỗi hệ lụy
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương tọa lạc ở dự án TP Mới Bình Dương. Khu này mở hàng loạt tuyến đường mới. Cơ quan chức năng đang bắt đầu đặt tên chính thức cho những tuyến đường lớn nhất, đẹp nhất, trong đó có 2 đường là Lê Lợi và Hùng Vương.
Điều đáng nói là 2 tên đường này từ lâu đã được sử dụng để đặt cho 2 đường ở khu vực sầm uất gần chợ Thủ Dầu Một. Một doanh nghiệp vừa mở văn phòng trên đường Lê Lợi, phường Hòa Phú than thở: “Đường Lê Lợi này mới đặt nên ít người biết.
Nhiều khách hàng từ TP HCM xuống cứ nghĩ văn phòng chúng tôi đặt ở đường Lê Lợi gần chợ Thủ Dầu Một nên chạy ra đó tìm. Nhiều người tìm không được thì bỏ về luôn. Rất phiền phức!”.
Trả lời phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Sơn, đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương, nhìn nhận đường ở tỉnh này hết sức lộn xộn. “Ở Bình Dương xảy ra chuyện đường trùng tên, đường chưa có tên bài bản, tên khó nhớ, khó tìm.
Tôi từng chứng kiến nhiều người dân gửi đơn thư khiếu nại về nhà đất và chính quyền mời lên giải quyết nhưng do địa chỉ nhà ở, tên đường không rõ ràng nên người đưa thư tìm không được. Chờ lâu quá, người dân lên hỏi chính quyền thì mới biết là thư mời không tới nơi”.
Tôi từng chứng kiến nhiều người dân gửi đơn thư khiếu nại về nhà đất và chính quyền mời lên giải quyết nhưng do địa chỉ nhà ở, tên đường không rõ ràng nên người đưa thư tìm không được. Chờ lâu quá, người dân lên hỏi chính quyền thì mới biết là thư mời không tới nơi”.
Theo ông Sơn, việc tên đường, địa chỉ trùng lắp, thiếu rõ ràng, lộn xộn không phải là chuyện nhỏ, nó gây rất nhiều rắc rối, phiền phức cho người dân trong việc giao dịch, hợp đồng, kê khai, thư từ… “Mỗi lần tên đường thay đổi là kéo theo biết bao nhiêu rối rắm cho dân” - ông Sơn khẳng định.
Cũng vì tên đường lộn xộn mà anh Lê Cửu Long không dám ghi địa chỉ lên biển hiệu cửa hàng của mình ở mặt tiền một con đường lớn thuộc phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một. Trước cửa hàng, anh Long chỉ dán vỏn vẹn cái biển số nhà là 144. “Chính quyền cấp số nhà cho tôi là 144 đường Tạo Lực 7 nhưng nghe nói tên đường này sắp đổi thành Huỳnh Văn Lũy. Tôi sợ trương biển hiệu kèm tên đường Tạo Lực 7 lên mắc công sau này phải gỡ xuống sửa lại” - anh Long lý giải.
Thực tế hiện nay, đối với đoạn đường ngắn qua nhà anh Long, cơ quan chức năng không thống nhất về tên, chỗ thì để là “Tạo Lực 7”, đoạn lại ghi “TL7”, đoạn thì “Huỳnh Văn Lũy”. Tình trạng đường có tên khó nhớ, thậm chí không tên, còn xảy ra ở hàng loạt khu đô thị, khu dân cư, KCN. Đặc biệt, ở khu vực TP Mới, chúng tôi ghi nhận một số nơi có biển đường nhưng không ghi tên mặc dù đường đã hình thành từ lâu.
“Tôi vào TP Mới này 5-6 lần rồi, lần nào cũng bị lạc vì đường nhiều quá mà tên chỗ có, chỗ không” - một người dân phản ánh. Sát trung tâm TP Mới là khu dân cư thuộc phường Phú Tân, TP Thủ Dầu Một. Người dân sống và kinh doanh ở đây cũng đau đầu vì tên đường cực kỳ khó nhớ.
Tại đây, chúng tôi gặp các đường lớn để biển là N5, NB3, TL7… Bà Lê Thị Thu Tâm, chủ quán phở ngay góc ngã tư NB3 - TL7, nói: “Đường to vậy nhưng tên khó nhớ quá. Dân sống ở đây còn không nhớ nổi thì nói gì người ở nơi khác tới!”.
Tại đây, chúng tôi gặp các đường lớn để biển là N5, NB3, TL7… Bà Lê Thị Thu Tâm, chủ quán phở ngay góc ngã tư NB3 - TL7, nói: “Đường to vậy nhưng tên khó nhớ quá. Dân sống ở đây còn không nhớ nổi thì nói gì người ở nơi khác tới!”.
Một nhân viên bưu điện cho biết anh và đồng nghiệp thường chào thua trong những lần tìm địa chỉ nhà dân trên mặt tiền đường ĐT743 (tỉnh lộ) để chuyển thư. “Đường này dài cả chục cây số, từ thị xã Tân Uyên qua thị xã Thuận An rồi đến TP Thủ Dầu Một. Đa phần nhà, biển hiệu chỉ đánh số rồi đến tên khu phố, tên phường… chứ không ghi tên đường nhưng số nhà cực kỳ lộn xộn.
Cũng là đường ĐT743 nhưng đoạn qua nội ô TP Thủ Dầu Một thì biển đường đổi thành Phú Lợi. Hai cửa hàng sát nhau, người thì trương biển ghi địa chỉ là ĐT743, người để Phú Lợi. Những người đưa thư như chúng tôi còn bó tay thì nói gì đến người dân.
Chưa có “ngân hàng” tên đường
Ông Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc để tên đường ở Bình Dương nhập nhèm là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh. “Vấn đề tên đường đã được HĐND tỉnh đặt ra nhiều lần. Nếu Sở VH-TT-DL sớm xây dựng “ngân hàng” tên đường và có bộ tiêu chí rõ ràng thì mọi chuyện đâu nên nỗi vậy” - ông Sơn nhấn mạnh.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hữu Phước, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Dương, cho biết đơn vị đã soạn dự thảo “Tiêu chí đặt tên, đổi tên đường”; đồng thời phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử tỉnh xây dựng “ngân hàng” danh mục tên đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đặt tên đường.
“Chúng tôi dự định tháng 11 tới là hoàn thành bộ tiêu chí và “ngân hàng” tên đường” - ông Lê Hữu Phước nói.
Clip: Dân khổ vì mua nước độc với giá 'đắt cắt cổ'
Khi được hỏi ai là người tư vấn, phê duyệt đặt 2 tuyến đường gần trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương là Lê Lợi và Hùng Vương thì ông Phước không biết. Về việc có đổi tên 2 tuyến đường trên để tránh nhầm lẫn hay không, ông Phước nói: “Việc này tôi chưa trả lời được nhưng chắc chắn sẽ có cách hạn chế những khó khăn mà người dân gặp phải”.
Nguồn: Người lao động
Bình luận