Bước vào con đường tu hành khổ hạnh, ngày ngày bà ăn chay niệm Phật và cầu nguyện cho quốc thái dân an. Thế nhưng bọn cướp nước không cho "người con của Phật" được trọn kiếp tu hành.
Sinh ra trong một gia đình có kiếp tu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), lên 7 tuổi bà đã quy ẩn nhà chùa. Tên cúng cơm của bà là Phạm Thị Bạch Liên. Tuy nhiên, cái tên ấy dường như chỉ còn trong tiềm thức của riêng bà, bởi người đời luôn gọi bà là ni cô Diệu Thông hay Huyền Trang.
Thời niên thiếu của Bạch Liên sống với mẹ cùng chín anh chị em trong chùa. Cha bà hồi đó là công nhân thợ nước ở Sài Gòn. Thấy cảnh áp bức bất công và hẳn có điều gì làm ông uất hận nên quyết tâm lên núi theo nghiệp tu hành.
Phần vì thương chồng, phần cũng buồn cho số phận, mẹ bà cũng xuống tóc đi tu. Nhìn mái tóc dài chấm gối đen láy của mẹ lần lượt rơi rụng theo đường kéo của sư thầy khiến Bạch Liên cảm thấy rất ngạc nhiên. Bà chưa nhận thức được đó là khởi đầu của một kiếp chân tu để con người ta thanh thản quên đi mọi sự đời.
Lần lượt những đứa con của mình lớn lên, bà đều hướng cả vào chốn thiền môn. Nơi cha Bạch Liên tu là chốn rừng sâu núi thẳm. Nơi đó, mái chùa lợp tranh nằm ẩn mình trong khu rừng âm u, luôn có vượn kêu, thú gầm.
Ni cô Bạch Liên đầu cạo trọc để chỏm ngày một lớn lên theo những bài kinh cầu nguyện. Thấy mẹ đọc kinh bà cũng đọc. Nhìn mẹ ăn chay bà cũng ăn chay chứ nào biết gì về con đường chân tu khổ hạnh mà người đời thường lấy đó để nương náu những lúc cùng quẫn. Rồi cái chỏm tóc đen láy trên đầu ni cô cũng được cạo trọc. Bạch Liên chính thức bước vào con đường "sa di".
Ít năm sau đó, bà thọ giới Tì Kheo mang pháp danh Diệu Thông. Để hướng cho con theo đạo một cách vừa có tâm lại vừa có tài nên cha Diệu Thông đã gửi bà ra miền Trung theo học ni trường Diệu Đức ở Huế.
Năm ấy, miền Trung bị ảnh hưởng của thiên tai, lụt lội hoành hành. Mưa dầm dề khiến ngày trong chùa cứ dài lê thê. Trong cảnh đói kém, loạn li, giữa đất cố đô mưa buồn não nề, Diệu Thông cùng các tăng ni theo xe của chùa đi phát gạo, phát thuốc cho dân nghèo.
Lợi dụng hoạt động hợp pháp ấy, đoàn xe của chùa chạy thẳng lên chiến khu tiếp tế gạo cho bộ đội. Đường xa, lầy lội lại vừa chạy vừa phải cảnh giác giặc phát hiện nên đến đoạn cua tay lái không kịp, xe bị lật.
Mọi người hoảng loạn, chao đảo. Riêng ni cô Diệu Thông kẹt trong ca- bin bị va đập đến vỡ đầu. Chiếc khăn trùm màu trắng nhuốm máu đỏ như thấm nước. Bị thương nặng như vậy nhưng ni cô vẫn tỉnh táo tham gia nốt quãng đường còn lại. Duy chỉ có vết sẹo to tướng trên đầu cho đến tận bây giờ tóc ở đó vẫn không mọc được.
Vụ chuyển gạo dù được che đậy kín đáo nhưng vẫn bị bọn cầm quyền nghi ngờ. Chúng có cớ buộc trường phải đuổi học một số tăng ni trong đó có Diệu Thông.
Hiểu thấu nỗi buồn của Diệu Thông khi không thể hoàn thành được tâm nguyện của cha, trước khi tiễn bà, hòa thượng trụ trì đã hết lời động viên. Vị trụ trì nói rằng, bị đuổi khỏi trường không có nghĩa là bà không chấp hành đúng nội quy hay vi phạm kỷ luật. Từ lòng thành của nhà Phật đã dạy bà rằng, phải độ chúng sinh khi đất nước đang lâm cảnh tai ương, tang tóc.
Ni cô Diệu Thông lau nước mắt, lên đường về lại Sài Gòn trong khi vết thương trên đầu đang tạo da non. Lòng bà buồn rười rượi. Bởi bà đã phụ lòng mong đợi của cha. Những ý nghĩ giằng xé tâm can cứ choáng ngợp lấy tâm trí ni cô.
Năm 1959 vừa về đến Sài Gòn, chứng kiến phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đang lên cao, ni cô Diệu Thông được như thôi thúc đi theo cách mạng. Bà nhanh chóng tìm nơi nương náu để xây dựng cơ sở rồi sau mới về thăm chùa và gia đình.
Mắt xích quan trọng
Sài Gòn và cả miền Nam thời gian này đang có những chiến dịch tố cộng, diệt cộng đẫm máu. Trên đường trở về quê hương từ Sa Đéc đến xã Tân Dương, ni cô nhiều lần thảng thốt, bàng hoàng khi tận mắt nhìn thấy những cái máy chém. Nhiều chiến sĩ cách mạng và cả dân lành quanh năm chân lấm tay bùn cũng bị chúng cho vào máy chém để trừ hậu họa. Chúng làm như vậy để dằn mặt những ai có tư tưởng theo Việt cộng.
Hình ảnh ấy ngay cả những lúc tĩnh tâm nhất cũng ám ảnh ni cô Diệu Thông. Những cái giật mình trong đêm cắt ngang bài cầu kinh của bà. Bà chợt hiểu ra, con đường chân tu của mình đã được dòng máu đồng bào nhuộm đỏ. Bà không thể ngồi tu mà ngoài kia dân tình ai oán, khóc than. Rồi bà chợt nghĩ, cái cốt của đạo là cứu khổ cứu nạn. Chính vì thế, ni cô Diệu Thông không thể ngồi yên khi thấy cảnh chết chóc, hãm hiếp, cướp bóc dân lành của giặc.
Quê hương đồng khởi, hai mẹ con ni cô Diệu Thông cùng tham gia giải phóng xóm làng. Niềm vui khi đuổi được gót giầy xâm lược đi xa, lòng bà lâng lâng như vừa đọc một bài kinh xá tội. Sự bình yên trở về trong từng mái lá nghèo và cả ngôi chùa Kim Bửu, nơi hai mẹ con ni cô Diệu Thông đang tu hành.
Bấy giờ, ni cô mới đi tìm gặp cha để kể hết sự tình. Cha biết chuyện nhưng không hề trách móc la rầy con gái mà còn khen bà đã làm đúng với những gì đạo Phật răn dạy. "Vô ngã" không có nghĩa là thấy chuyện bất bình làm thinh. Mà "vô ngã" là đừng bao giờ sa chân lỡ bước vào những nơi vẩn đục, tay làm những điều xấu xa bị người đời chê trách.
Nghe cha nói, có một điều gì đó trong lòng chợt thức dậy. Ni cô quyết chí lên Sài Gòn, sống cuộc đời tu hành tự lập và nuôi dưỡng một ý định táo bạo được cho là bứt phá trong giới tu hành khổ hạnh.
Ngày ấy, trên góc đường Trần Quốc Toản và Lò Siêu (Q11) trước kia chỉ toàn là nước và sình lầy với những ngôi nhà lụp xụp mái lá mà người ta vẫn gọi là khu ổ chuột của những người cùng khổ. Bỗng đùng một cái, từ vùng đất ấy mọc lên một ngôi chùa mái lá, ngày ngày tỏa khói hương nghi ngút. Ngôi chùa ấy đã át đi cái màu u ám, hôi thối trước kia.
Ngôi chùa làm theo kiểu nhà sàn để phòng tránh nước ngập. Dưới sàn nhà, cỏ cây được thay bằng ao rau muống xanh tươi mơn mởn. Đây là công trình được xây dựng lên bằng mồ hôi, nước mắt của một ni cô. Thành quả của những ngày âm thầm đắp đất, bới cỏ, nhặt từng thanh tre ghép lại thành cột chùa và trở thành căn cứ của chiến sĩ biệt động thành, góp phần vào thắng lợi của cách mạng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bị đuổi học vì tham gia yêu nước
Sinh ra trong một gia đình có kiếp tu ở Sa Đéc (Đồng Tháp), lên 7 tuổi bà đã quy ẩn nhà chùa. Tên cúng cơm của bà là Phạm Thị Bạch Liên. Tuy nhiên, cái tên ấy dường như chỉ còn trong tiềm thức của riêng bà, bởi người đời luôn gọi bà là ni cô Diệu Thông hay Huyền Trang.
Thời niên thiếu của Bạch Liên sống với mẹ cùng chín anh chị em trong chùa. Cha bà hồi đó là công nhân thợ nước ở Sài Gòn. Thấy cảnh áp bức bất công và hẳn có điều gì làm ông uất hận nên quyết tâm lên núi theo nghiệp tu hành.
NSƯT Thanh Loan với vai diễn ni cô Huyền Trang. |
Lần lượt những đứa con của mình lớn lên, bà đều hướng cả vào chốn thiền môn. Nơi cha Bạch Liên tu là chốn rừng sâu núi thẳm. Nơi đó, mái chùa lợp tranh nằm ẩn mình trong khu rừng âm u, luôn có vượn kêu, thú gầm.
Ni cô Bạch Liên đầu cạo trọc để chỏm ngày một lớn lên theo những bài kinh cầu nguyện. Thấy mẹ đọc kinh bà cũng đọc. Nhìn mẹ ăn chay bà cũng ăn chay chứ nào biết gì về con đường chân tu khổ hạnh mà người đời thường lấy đó để nương náu những lúc cùng quẫn. Rồi cái chỏm tóc đen láy trên đầu ni cô cũng được cạo trọc. Bạch Liên chính thức bước vào con đường "sa di".
Ít năm sau đó, bà thọ giới Tì Kheo mang pháp danh Diệu Thông. Để hướng cho con theo đạo một cách vừa có tâm lại vừa có tài nên cha Diệu Thông đã gửi bà ra miền Trung theo học ni trường Diệu Đức ở Huế.
Năm ấy, miền Trung bị ảnh hưởng của thiên tai, lụt lội hoành hành. Mưa dầm dề khiến ngày trong chùa cứ dài lê thê. Trong cảnh đói kém, loạn li, giữa đất cố đô mưa buồn não nề, Diệu Thông cùng các tăng ni theo xe của chùa đi phát gạo, phát thuốc cho dân nghèo.
Lợi dụng hoạt động hợp pháp ấy, đoàn xe của chùa chạy thẳng lên chiến khu tiếp tế gạo cho bộ đội. Đường xa, lầy lội lại vừa chạy vừa phải cảnh giác giặc phát hiện nên đến đoạn cua tay lái không kịp, xe bị lật.
Mọi người hoảng loạn, chao đảo. Riêng ni cô Diệu Thông kẹt trong ca- bin bị va đập đến vỡ đầu. Chiếc khăn trùm màu trắng nhuốm máu đỏ như thấm nước. Bị thương nặng như vậy nhưng ni cô vẫn tỉnh táo tham gia nốt quãng đường còn lại. Duy chỉ có vết sẹo to tướng trên đầu cho đến tận bây giờ tóc ở đó vẫn không mọc được.
Vụ chuyển gạo dù được che đậy kín đáo nhưng vẫn bị bọn cầm quyền nghi ngờ. Chúng có cớ buộc trường phải đuổi học một số tăng ni trong đó có Diệu Thông.
Hiểu thấu nỗi buồn của Diệu Thông khi không thể hoàn thành được tâm nguyện của cha, trước khi tiễn bà, hòa thượng trụ trì đã hết lời động viên. Vị trụ trì nói rằng, bị đuổi khỏi trường không có nghĩa là bà không chấp hành đúng nội quy hay vi phạm kỷ luật. Từ lòng thành của nhà Phật đã dạy bà rằng, phải độ chúng sinh khi đất nước đang lâm cảnh tai ương, tang tóc.
Bà Phạm Thị Bạch Liên. |
Năm 1959 vừa về đến Sài Gòn, chứng kiến phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đang lên cao, ni cô Diệu Thông được như thôi thúc đi theo cách mạng. Bà nhanh chóng tìm nơi nương náu để xây dựng cơ sở rồi sau mới về thăm chùa và gia đình.
Mắt xích quan trọng
Sài Gòn và cả miền Nam thời gian này đang có những chiến dịch tố cộng, diệt cộng đẫm máu. Trên đường trở về quê hương từ Sa Đéc đến xã Tân Dương, ni cô nhiều lần thảng thốt, bàng hoàng khi tận mắt nhìn thấy những cái máy chém. Nhiều chiến sĩ cách mạng và cả dân lành quanh năm chân lấm tay bùn cũng bị chúng cho vào máy chém để trừ hậu họa. Chúng làm như vậy để dằn mặt những ai có tư tưởng theo Việt cộng.
Hình ảnh ấy ngay cả những lúc tĩnh tâm nhất cũng ám ảnh ni cô Diệu Thông. Những cái giật mình trong đêm cắt ngang bài cầu kinh của bà. Bà chợt hiểu ra, con đường chân tu của mình đã được dòng máu đồng bào nhuộm đỏ. Bà không thể ngồi tu mà ngoài kia dân tình ai oán, khóc than. Rồi bà chợt nghĩ, cái cốt của đạo là cứu khổ cứu nạn. Chính vì thế, ni cô Diệu Thông không thể ngồi yên khi thấy cảnh chết chóc, hãm hiếp, cướp bóc dân lành của giặc.
Quê hương đồng khởi, hai mẹ con ni cô Diệu Thông cùng tham gia giải phóng xóm làng. Niềm vui khi đuổi được gót giầy xâm lược đi xa, lòng bà lâng lâng như vừa đọc một bài kinh xá tội. Sự bình yên trở về trong từng mái lá nghèo và cả ngôi chùa Kim Bửu, nơi hai mẹ con ni cô Diệu Thông đang tu hành.
Bấy giờ, ni cô mới đi tìm gặp cha để kể hết sự tình. Cha biết chuyện nhưng không hề trách móc la rầy con gái mà còn khen bà đã làm đúng với những gì đạo Phật răn dạy. "Vô ngã" không có nghĩa là thấy chuyện bất bình làm thinh. Mà "vô ngã" là đừng bao giờ sa chân lỡ bước vào những nơi vẩn đục, tay làm những điều xấu xa bị người đời chê trách.
Nghe cha nói, có một điều gì đó trong lòng chợt thức dậy. Ni cô quyết chí lên Sài Gòn, sống cuộc đời tu hành tự lập và nuôi dưỡng một ý định táo bạo được cho là bứt phá trong giới tu hành khổ hạnh.
Ngày ấy, trên góc đường Trần Quốc Toản và Lò Siêu (Q11) trước kia chỉ toàn là nước và sình lầy với những ngôi nhà lụp xụp mái lá mà người ta vẫn gọi là khu ổ chuột của những người cùng khổ. Bỗng đùng một cái, từ vùng đất ấy mọc lên một ngôi chùa mái lá, ngày ngày tỏa khói hương nghi ngút. Ngôi chùa ấy đã át đi cái màu u ám, hôi thối trước kia.
Ngôi chùa làm theo kiểu nhà sàn để phòng tránh nước ngập. Dưới sàn nhà, cỏ cây được thay bằng ao rau muống xanh tươi mơn mởn. Đây là công trình được xây dựng lên bằng mồ hôi, nước mắt của một ni cô. Thành quả của những ngày âm thầm đắp đất, bới cỏ, nhặt từng thanh tre ghép lại thành cột chùa và trở thành căn cứ của chiến sĩ biệt động thành, góp phần vào thắng lợi của cách mạng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Theo Người đưa tin
Kỳ 2: Những chiến tích khó tin của một ni cô
Bình luận