Thoạt nghe tưởng một hình thức xổ số mới nhưng hóa ra không phải, Hằng đã nhắn tin cho những ước mơ thật… Những ước mơ được Hằng nhắn tin tới, ngộ nghĩnh như thế này.
Một cô nhóc 14 tuổi, mơ một điều đơn giản. Trường tổ chức đóng kịch, thi kịch, hoạt cảnh hay cái gì liên quan đến kịch cũng được, để em được thử tài, một lần trong đời thôi, xem em có thể trở thành diễn viên không?
Nhưng một hôm nghe lỏm được bố mẹ bàn chuyện với nhau, cô bé biết bố mẹ phải vay mượn ngân hàng mới đủ tiền nuôi mấy chị em. Hết năm học lớp 9, cô bé sẽ nghỉ học để nhường cho các em sau mình học cái chữ. Nhưng cô bé ấy lại không hề nản lòng, cô bé chỉ thắc mắc: Học hết lớp 9 thì có thể trở thành diễn viên được không? Và bằng cách nào?
Video: Em Cao Thị Phương Thanh mơ ước lớn lên sẽ làm diễn viên
Tin nhắn của Hằng gửi đến cho ước mơ của cô bé là: “Học hết lớp 9 có thể làm diễn viên được, nếu em không chịu ngừng lại ở đó. Em có thể ổn định công việc, mưu sinh trước, hoặc xin làm những công việc liên quan đến nghề diễn, cuộc sống còn rất nhiều những cánh cửa cơ hội cho em".
Một đồng nghiệp khác của Hằng, Ngọc thì lại mải mê nhắn tin cổ vũ cho một ước mơ khác.
Ước mơ của một cậu bé 11 tuổi lại như thế này. Đồ điện ở quê, mọi người dùng hay hỏng quá. Bóng đèn hay cháy. Những cái ổ cắm điện mòn vẹt và cáu bẩn. Những cái quạt hay long xòng xọc và kêu ầm ĩ. Ti vi (TV) ở đây hay hỏng. Nhà nào ở cái xã Cẩm Lương này cũng có những cái TV hỏng. TV loại dày cui như bước ra từ thời đại nào, nặng trịch và màn hình có sọc.
Người ta sẽ chữa TV bằng cách thô sơ nhất là đập vào TV rầm rầm – cách chữa mà những đứa trẻ thành phố tưởng chỉ có trong phim – hoặc dùng mọt cục nam châm rà rà quanh TV cho tới khi nó lên hình.
Cũng có khi cái TV lên hình mà không có tiếng hoặc kêu khọt khẹt khọt khẹt. Những lúc đó, những đứa trẻ mè nheo, những người lớn thở dài rồi đợi đến mùa lúa sau mới có vài trăm ngàn kêu thợ đến sửa TV.
Nên cậu bé Trương Quang Nam – 11 tuổi, không mơ mộng gì xa xôi, cậu bé mơ trở thành một kỹ sư điện để nhà không phải đi sửa TV, cũng không phải dành tiền mua đồ mới. Có một lần Nam mày mò sửa được một cái đèn học hỏng, nên Nam càng quyết tâm nghĩ rằng mình sẽ có ích cho cái xã này, nếu mình trở thành một kỹ sư điện.
Video: Cậu bé 11 tuổi mơ ước trở thành kỹ sư điện
Ngọc – một nhân viên văn phòng ở thành phố sáng choang ánh điện và sống không thể thiếu được tin nhắn, không chịu được cảnh điện thoại hết pin và văn phòng cúp điện, nhắn gì cho Nam.
“Chào em, sửa được bóng đèn rồi, cứ thế phát huy nhé!”
Một ước mơ khác, dung dị, đơn giản nhưng sẽ khiến bạn phải mỉm cười là của cô bé Hồ Thị Dung, 13 tuổi.
Một buổi đi học, một buổi chăn bò, mẹ ốm yếu, sự học khá mong manh, nhưng Dung cười duyên, dễ mến, chan hòa với bạn bè. Khi nói đến ước mơ, mắt Dung lấp lánh: “Hồi trước có lần mẹ em ốm nặng lắm, vào bệnh viện nằm mà nhà không có tiền. Các bác sĩ chữa cho mẹ em mà không lấy tiền. Em muốn trở thành một bác sĩ như thế để cứu những người bệnh nghèo quanh em".
Video: Hồ Thị Dung mơ ước trở thành bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo
Nếu bạn có thể nhắn tin cho một ước mơ như thế, bạn sẽ nhắn gì?
Hằng, Ngọc và chủ nhân của hơn 10.000 tin nhắn trên www.samsungconnect.vn vẫn đang tiếp tục cổ vũ những ước mơ trong trẻo, tinh khôi:
“Em đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình nhé. Hãy bền bỉ theo đuổi dù cho có khó khăn thế nào. Chúc em thành công! Thương!”.
Không chỉ có 14 cô bé, cậu bé với những ước mơ lạc quan về một tương lai tươi sáng và giúp ích cho cộng đồng, gia đình ở Thanh Hóa, suốt chặng đường dài của dự án Samsung Connect, những “cổ động viên ước mơ” còn được truyền lửa bởi những ước mơ trong trẻo, giản dị khác của các em nhỏ ở Sóc Trăng, Quảng Nam.
Đó là ước mơ trở thành phiên dịch của một cô bé Trúc Linh - sống với cha và bà nội già yếu, sẽ phải ngừng học lớp 9 để đi kiếm tiền giúp cha trả nợ và nuôi em, nhưng vẫn tìm và vạch ra cho mình con đường từng bước từng bước một để đến gần ước mơ của mình.
Đó là ước mơ của Vũ Huy Thanh Bình. Chàng trai nhà gần đường lộ, hay thấy tai nạn xảy ra nên mong mình có thể trở thành một chú cảnh sát giao thông khỏe mạnh, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông cho làng quê.
Trong câu chuyện của các cô bé cậu bé được giới thiệu trên website của dự án Samsung Connect, bạn sẽ gặp những hình ảnh chăn bò, chăm em ốm, nấu cơm và học bài ở những căn nhà vách nứa, sàn đất nện. Nhưng lấp lánh trong đó vẫn là những nụ cười lạc quan, những mơ ước tích cực, những khao khát được trở thành người có ích cho cộng đồng, giúp ích cho chính trường học, gia đình và những người ở quê hương các em.
“Mong các em đừng đánh rơi ước mơ. Vì không chỉ các anh các chị đang nhắn tin cổ vũ, động viên các em theo đuổi ước mơ của mình, không chỉ Samsung Connect đang thay mặt cộng đồng gửi đến các em những món quà ý nghĩa, thiết thực và đúng với ước mơ của các em như sách vở, máy tính, xe đạp… Mà chính sự lạc quan và tinh thần tích cực cùng những ước mơ tươi sáng, giản dị, gần gũi của các em đang truyền cảm hứng trong cộng đồng, khơi gợi sức mạnh của ước mơ, của dám nghĩ dám làm, của lạc quan, của hy vọng vào một tương lai tươi sáng” – Chu Hằng kết lại câu chuyện về thói quen nhắn tin mỗi buổi sáng và niềm háo hức truy cập vào website để theo dõi hành trình ước mơ của các em nhỏ như thế. Còn bạn, bạn đã nhắn tin cho những ước mơ chưa?
Samsung Connect - một dự án nhân văn trên nền tảng công nghệ hiện đại, với mong muốn tạo nên câu chuyện truyền cảm hứng giúp trẻ em khắp Việt Nam bắt đầu nuôi dưỡng ước mơ và tạo dựng tương lai bằng những lời nhắn nhủ động viên đến từ chính những người tham gia dự án này. Truy cập tại http://samsungconnect.vn để đọc câu chuyện của các em và nếu bạn cũng mong muốn các em có tương lai tốt đẹp hơn, hãy gửi thông điệp động viên. Mỗi tin nhắn của bạn sẽ góp phần giúp các em đến gần hơn với ước mơ của mình.
Bình luận