Xác định quê quán thế nào, giới tính ra sao, thậm chí 'cắm vào đâu' khi sử dụng là những câu hỏi hóc búa dành cho tấm thẻ căn cước công dân.
Theo dự kiến thì tới đây tấm thẻ căn cước của mỗi công dân sẽ được dùng thay thế cho phần lớn các loại giấy tờ tùy thân khác, như chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, hộ khẩu… Tấm thẻ này sẽ là “siêu thị thông tin” của mỗi người. Chỉ cần gõ mã số định danh trên tấm thẻ là toàn bộ thông tin của người đó sẽ hiện ra hết.
Tuy nhiên có rất nhiều tình huống hóc búa đã được chính các ĐBQH nêu ra, cần phải được ban soạn thảo giải đáp, khắc phục để tấm thẻ này không phải chỉnh sửa nhiều lần, gây lãng phí.
Trên tấm thẻ căn cước công dân sẽ có thông tin về quê quán, nơi ở hiện tại của mỗi cá nhân. Tuy nhiên việc xác định quê quán hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau chứ không hề đơn giản.
Một tình huống hóc búa cụ thể trong việc xác định quê quán, nơi sinh, đại loại là: Cụ tôi sinh ra ở Nam Định, sau đó lấy vợ và vào TP HCM sinh sống rồi đẻ ra ông nội. Một thời gian sau, ông nội tôi lại lên Lâm Đồng sinh sống, sau đó đẻ ra bố tôi. Nhưng bố tôi lại đẻ ra tôi và định cư ở TP Hà Nội. Hỏi tôi quê quán ở đâu? Hay trường hợp sinh sống ở Thanh Hóa, nhưng lại sinh con ở Nghệ An, vậy phải quy định “nơi sinh” đứa con này ở đâu?
Những tình huống loằng ngoằng kiểu như thế này đã xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, kéo theo đó là nhiều rắc rối phát sinh khi xác định quê quán trong các thủ tục giấy tờ. Và có khi trong hai trường hợp giống hệt nhau nhưng lại được xác định quê quán với những cách khác nhau. Khi làm thẻ căn cước đơn vị soạn thảo cần lưu ý và quy định chi tiết, cụ thể về điều này, thậm chí chỉ cần xác định nơi ở hiện tại mà không cần phải ghi nơi sinh, quê quán.
Tình huống thứ 2 là xác định giới tính: Từ xưa tới nay trong các văn bản giấy tờ, như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh đều ghi rõ 2 giới tính Nam hoặc Nữ. Đúng là khi sinh ra con người ta chỉ có hai loại giới tính, tuy nhiên khi đã trưởng thành và trước nhiều tác động, việc xác định giới tính cũng còn là chuyện đáng bàn.
Chẳng hạn khi sinh ra người này giới tính nam (hoặc nữ), nhưng sau đó vì một lý do nào đó người ta đi phẫu thuật chuyển giới, từ nam sang nữ và từ nữ sang nam. Vậy sau khi đã chuyển giới, trên tấm thẻ căn cước sẽ quy định người đó là giới tính gì? Điều này không thể coi nhẹ, bởi các tội phạm truy nã hoàn toàn có thể đi chuyển giới để trốn tránh pháp luật.
Tình huống thứ 3 cũng không kém hóc khi nói về tính năng sử dụng. Đã gọi là thẻ, chẳng hạn như thẻ ATM thì phải có cây để người sử dụng rút tiền, để tra cứu thông tin, xem số tiền mình đang có trong tài khoản là bao nhiêu…
Vậy câu hỏi đặt ra là: Thẻ căn cước công dân được “đút vào đâu” để sử dụng?
Theo Infonet
Tuy nhiên có rất nhiều tình huống hóc búa đã được chính các ĐBQH nêu ra, cần phải được ban soạn thảo giải đáp, khắc phục để tấm thẻ này không phải chỉnh sửa nhiều lần, gây lãng phí.
Trên tấm thẻ căn cước công dân sẽ có thông tin về quê quán, nơi ở hiện tại của mỗi cá nhân. Tuy nhiên việc xác định quê quán hiện vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau chứ không hề đơn giản.
Một tình huống hóc búa cụ thể trong việc xác định quê quán, nơi sinh, đại loại là: Cụ tôi sinh ra ở Nam Định, sau đó lấy vợ và vào TP HCM sinh sống rồi đẻ ra ông nội. Một thời gian sau, ông nội tôi lại lên Lâm Đồng sinh sống, sau đó đẻ ra bố tôi. Nhưng bố tôi lại đẻ ra tôi và định cư ở TP Hà Nội. Hỏi tôi quê quán ở đâu? Hay trường hợp sinh sống ở Thanh Hóa, nhưng lại sinh con ở Nghệ An, vậy phải quy định “nơi sinh” đứa con này ở đâu?
Mẫu thẻ căn cước công dân có ghi giới tính, quê quán |
Những tình huống loằng ngoằng kiểu như thế này đã xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, kéo theo đó là nhiều rắc rối phát sinh khi xác định quê quán trong các thủ tục giấy tờ. Và có khi trong hai trường hợp giống hệt nhau nhưng lại được xác định quê quán với những cách khác nhau. Khi làm thẻ căn cước đơn vị soạn thảo cần lưu ý và quy định chi tiết, cụ thể về điều này, thậm chí chỉ cần xác định nơi ở hiện tại mà không cần phải ghi nơi sinh, quê quán.
Tình huống thứ 2 là xác định giới tính: Từ xưa tới nay trong các văn bản giấy tờ, như chứng minh nhân dân, giấy khai sinh đều ghi rõ 2 giới tính Nam hoặc Nữ. Đúng là khi sinh ra con người ta chỉ có hai loại giới tính, tuy nhiên khi đã trưởng thành và trước nhiều tác động, việc xác định giới tính cũng còn là chuyện đáng bàn.
Chẳng hạn khi sinh ra người này giới tính nam (hoặc nữ), nhưng sau đó vì một lý do nào đó người ta đi phẫu thuật chuyển giới, từ nam sang nữ và từ nữ sang nam. Vậy sau khi đã chuyển giới, trên tấm thẻ căn cước sẽ quy định người đó là giới tính gì? Điều này không thể coi nhẹ, bởi các tội phạm truy nã hoàn toàn có thể đi chuyển giới để trốn tránh pháp luật.
Tình huống thứ 3 cũng không kém hóc khi nói về tính năng sử dụng. Đã gọi là thẻ, chẳng hạn như thẻ ATM thì phải có cây để người sử dụng rút tiền, để tra cứu thông tin, xem số tiền mình đang có trong tài khoản là bao nhiêu…
Vậy câu hỏi đặt ra là: Thẻ căn cước công dân được “đút vào đâu” để sử dụng?
Theo Infonet
Bình luận