Làm cách nào để lấy ý kiến người dân thực chất hơn, chống lãng phí, làm qua loa là vấn đề trọng tâm thảo luận tại Tọa đàm về “Hoạt động tham vấn công chúng trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật” do Văn phòng Quốc hội tổ chức vào sáng 8/8.
Nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động tham vấn công chúng khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hình thức, làm qua loa cho “xong chuyện”, làm cho “có lệ”. Việc lấy ý kiến người dân phần nhiều áp dụng đối với các văn bản pháp quy do trung ương ban hành, còn văn bản pháp quy của địa phương ít được đưa ra tham vấn công chúng.
Nhiều ý kiến cũng nhìn nhận việc góp ý bằng văn bản, góp ý tại cuộc họp cơ quan, tại cộng đồng khu vực dân cư ít nhiều “có áp lực” cho những ý kiến trái chiều. Do đó nên mở rộng mô hình góp ý điện tử mà không nhất thiết phải khai báo những thông tin có thể nhận dạng người có ý kiến (tên tuổi, email...).
Mặt khác, bước tổng hợp thông tin góp ý cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tham vấn, dễ rơi vào “bệnh hình thức” - tổng hợp số lượng ý kiến mà không sàng lọc được những ý kiến độc đáo, mới, hay cần tiếp thu, bởi ý kiến độc đáo thì thuộc nhóm thiểu số còn ý kiến số đông lại chưa hẳn đã đúng.
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, ĐBQH Phạm Phương Thảo nhấn mạnh chính cách thức tham vấn, thời điểm và thời gian tham vấn mới là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tham vấn công chúng chứ không phải vấn đề tiền bạc, kinh phí.
“Kinh phí tham vấn công chúng nhiều ít không quan trọng, mà cốt lõi phải sử dụng hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí. Phải đầu tư sâu vào lấy ý kiến nhóm đối tượng bị tác động và nên có bộ quy chuẩn về quy trình tham vấn” - đại diện Bộ Tư pháp góp ý.
Theo Pháp luật TPHCM
Nhiều ý kiến cũng nhìn nhận việc góp ý bằng văn bản, góp ý tại cuộc họp cơ quan, tại cộng đồng khu vực dân cư ít nhiều “có áp lực” cho những ý kiến trái chiều. Do đó nên mở rộng mô hình góp ý điện tử mà không nhất thiết phải khai báo những thông tin có thể nhận dạng người có ý kiến (tên tuổi, email...).
Mặt khác, bước tổng hợp thông tin góp ý cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tham vấn, dễ rơi vào “bệnh hình thức” - tổng hợp số lượng ý kiến mà không sàng lọc được những ý kiến độc đáo, mới, hay cần tiếp thu, bởi ý kiến độc đáo thì thuộc nhóm thiểu số còn ý kiến số đông lại chưa hẳn đã đúng.
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, ĐBQH Phạm Phương Thảo nhấn mạnh chính cách thức tham vấn, thời điểm và thời gian tham vấn mới là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tham vấn công chúng chứ không phải vấn đề tiền bạc, kinh phí.
“Kinh phí tham vấn công chúng nhiều ít không quan trọng, mà cốt lõi phải sử dụng hiệu quả, tránh dàn trải, lãng phí. Phải đầu tư sâu vào lấy ý kiến nhóm đối tượng bị tác động và nên có bộ quy chuẩn về quy trình tham vấn” - đại diện Bộ Tư pháp góp ý.
Theo Pháp luật TPHCM
Bình luận