(VTC News)- Không ít lần Á vận hội hay còn gọi là ASIAD, sự kiện thể thao lớn thứ hai hành tinh sau Olympic, điêu đứng vì lý do kinh tế.
Khởi thủy từ Đại hội Thể thao Viễn Đông do Nhật Bản, Philippines và Trung Quốc sáng lập, Asian Games chính thức ra mắt lần đầu vào năm 1951 ở Ấn Độ với 11 quốc gia và 57 bộ huy chương ở 6 môn thi. Ngày nay, nó đã trở thành một trong những sự kiện thể thao quy mô lớn nhất thế giới với gần 10.000 VĐV tới từ 45 nước tranh tài ở 42 môn thi với 475 bộ huy chương.
Đương nhiên, để đăng cai một sự kiện lớn như vậy cần kinh phí tổ chức không hề nhỏ. Ủy ban Olympic châu Á (OCA) luôn cân nhắc khía cạnh kinh tế lên hàng đầu khi lựa chọn nước chủ nhà. Đó là lý do vì sao 16 kỳ Á vận hội ASIAD đã qua, chỉ có 9 quốc gia giành được quyền đăng cai. Cá biệt, Thái Lan tổ chức tới 4 lần, Hàn Quốc 3 lần, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đều làm chủ nhà 2 lần. Đây đều là những nền kinh tế lớn mạnh và năng động bậc nhất lục địa vàng.
ASIAD từng bị "hắt hủi" vì khủng hoảng
Được OCA "chọn mặt gửi vàng" vì tiềm lực kinh tế vững vàng nhưng không phải lúc nào các thành phố thắng cử cũng hoàn thành nhiệm vụ. Không ít lần, Á vận hội ASIAD đã bị "hắt hủi" chỉ vì nó diễn ra vào đúng thời kỳ suy thoái kinh tế.
Điển hình nhất là thế vận hội 1970. Hàn Quốc đã từ bỏ quyền đăng cai khi thừa nhận không đảm bảo được an ninh, vấn đề khi ấy đang diễn biến phức tạp trong nước. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, lý do chủ yếu là tài chính. Hàn Quốc thời bấy giờ đang nỗ lực theo đuổi kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ hai (bắt đầu từ 1965) và không muốn ASIAD ảnh hưởng tới các chỉ số tăng trưởng.
Cực chẳng đã, OCA đành nhờ cậy Nhật Bản nhưng thất bại bởi xứ sở mặt trời mọc đang dồn toàn lực cho triển lãm EXPO tại Osaka. Rất may, sau một vòng thương lượng, ASIAD 1970 đã tìm được địa điểm diễn ra là Bangkok.
Đáng lưu ý, người Thái chỉ gật đầu vào phút chót khi nhận được số tiền đồng tổ chức từ phía Hàn Quốc. Có thể thấy, ASIAD 1970 dù là kỳ thế vận hội đầu tiên được truyền hình tới toàn thế giới vẫn không nhận được nhiều sự hưởng ứng.
Cùng chung số phận, ASIAD 1978 diễn ra vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 1970. Ngày 17/10/1973, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định ngừng cung ứng nhiên liệu đến Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc chiến Yom Kippur giữa liên minh các quốc gia Ả Rập dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria với Israel.
Giá dầu tăng chóng mặt gấp đôi, gấp ba tác động nhiều đến kinh tế các nước. Suy thoái, lạm phát nghiêm trọng lan rộng và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu cho đến những năm 1980. Trong bối cảnh đó, tự lượng sức mình, Pakistan đã hủy bỏ kế hoạch đăng cai ASIAD 1978 ba năm trước thời điểm khai mạc. Một lần nữa, OCA lại phải nhờ cậy tới Thái Lan, quốc gia có kinh nghiệm tổ chức nhiều lần, giúp đỡ.
Những scandal xung quanh chuyện kim tiền
Tài chính luôn là vấn đề muôn thuở đối với các quốc gia chạy đua đăng cai. Nhiều lần, họ đã phải bỏ cuộc vì chi phí tổ chức phình to, vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế.
Năm 2000, thành phố Doha của Qatar giành được quyền đăng cai ASIAD 2006 trong sự ấm ức khôn nguôi của các đối thủ Kuala Lumpur, Hong Kong và New Delhi. Họ cho rằng nguyên nhân chủ yếu họ thua cuộc là do không có nền kinh tế giàu có như Qatar và quốc gia này đã dùng ảnh hưởng tài chính để có được phiếu của các nước Tây Á láng giềng.
Năm 2004, cuộc đua đăng cai ASIAD 2010 trở nên hết sức khôi hài khi vào phút chót, Seoul và Amman bỏ cuộc. Quảng Châu và Kuala Lumpur bước vào vòng bỏ phiếu cuối cùng. Tuy nhiên, chính phủ Malaysia bất ngờ yêu cầu phái đoàn nước này rút lui vì không cáng đáng nổi chi phí tổ chức quá đắt đỏ.
Quảng Châu nghiễm nhiên thắng cuộc và hồ hởi bước vào công cuộc chuẩn bị. Năm 2005, đại diện ban tổ chứcLin Shusen tuyên bố thế vận hội sẽ không ngốn quá 2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 320 triệu USD). Tuy nhiên, 5 năm sau, theo báo cáo của thị trưởng thành phố Quảng Châu Wan Qingliang, tổng chi phí Trung Quốc phải bỏ ra tổ chức ASIAD và Para Games đã nhảy vọt lên con số khó tưởng tượng - 122,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ USD).
Năm 2006, cuộc đua giành quyền đăng cai ASIAD 2014 diễn ra khá căng thẳng và cân bằng giữa Delhi của Ấn Độ và Incheon của Hàn Quốc. Đến vòng cuối, thành phố Incheon đã chơi trội và giành chiến thắng khi tăng thêm 20 triệu USD vào cam kết đầu tư để hỗ trợ các quốc gia tham dự- bao gồm phí máy bay và chỗ ăn ở cho các quan chức, VĐV.
Bộ trưởng thể thao Ấn Độ khẳng định Delhi không tiếc nuối vì không giành được quyền đăng cai. Theo ông, sẽ tốt hơn khi số tiền tổ chức được chính phủ nước này sử dụng để xây nhà cho người thu nhập thấp.
Rõ ràng, qua những kỳ ASIAD đã diễn ra, với phần lớn các quốc gia châu Á, ASIAD vẫn là cuộc chơi riêng của những nền kinh tế phát triển trong khu vực.
Phá Hoàng
ASIAD - sự kiện thể thao đa môn thi lớn thứ hai hành tinh sau Olympic. |
Khởi thủy từ Đại hội Thể thao Viễn Đông do Nhật Bản, Philippines và Trung Quốc sáng lập, Asian Games chính thức ra mắt lần đầu vào năm 1951 ở Ấn Độ với 11 quốc gia và 57 bộ huy chương ở 6 môn thi. Ngày nay, nó đã trở thành một trong những sự kiện thể thao quy mô lớn nhất thế giới với gần 10.000 VĐV tới từ 45 nước tranh tài ở 42 môn thi với 475 bộ huy chương.
Đương nhiên, để đăng cai một sự kiện lớn như vậy cần kinh phí tổ chức không hề nhỏ. Ủy ban Olympic châu Á (OCA) luôn cân nhắc khía cạnh kinh tế lên hàng đầu khi lựa chọn nước chủ nhà. Đó là lý do vì sao 16 kỳ Á vận hội ASIAD đã qua, chỉ có 9 quốc gia giành được quyền đăng cai. Cá biệt, Thái Lan tổ chức tới 4 lần, Hàn Quốc 3 lần, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đều làm chủ nhà 2 lần. Đây đều là những nền kinh tế lớn mạnh và năng động bậc nhất lục địa vàng.
ASIAD từng bị "hắt hủi" vì khủng hoảng
Được OCA "chọn mặt gửi vàng" vì tiềm lực kinh tế vững vàng nhưng không phải lúc nào các thành phố thắng cử cũng hoàn thành nhiệm vụ. Không ít lần, Á vận hội ASIAD đã bị "hắt hủi" chỉ vì nó diễn ra vào đúng thời kỳ suy thoái kinh tế.
|
Cực chẳng đã, OCA đành nhờ cậy Nhật Bản nhưng thất bại bởi xứ sở mặt trời mọc đang dồn toàn lực cho triển lãm EXPO tại Osaka. Rất may, sau một vòng thương lượng, ASIAD 1970 đã tìm được địa điểm diễn ra là Bangkok.
Đáng lưu ý, người Thái chỉ gật đầu vào phút chót khi nhận được số tiền đồng tổ chức từ phía Hàn Quốc. Có thể thấy, ASIAD 1970 dù là kỳ thế vận hội đầu tiên được truyền hình tới toàn thế giới vẫn không nhận được nhiều sự hưởng ứng.
Cùng chung số phận, ASIAD 1978 diễn ra vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năng lượng thập niên 1970. Ngày 17/10/1973, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã quyết định ngừng cung ứng nhiên liệu đến Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc chiến Yom Kippur giữa liên minh các quốc gia Ả Rập dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria với Israel.
Khủng hoảng năng lượng thập niên 1970 khiến ASIAD điêu đứng. |
Giá dầu tăng chóng mặt gấp đôi, gấp ba tác động nhiều đến kinh tế các nước. Suy thoái, lạm phát nghiêm trọng lan rộng và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu cho đến những năm 1980. Trong bối cảnh đó, tự lượng sức mình, Pakistan đã hủy bỏ kế hoạch đăng cai ASIAD 1978 ba năm trước thời điểm khai mạc. Một lần nữa, OCA lại phải nhờ cậy tới Thái Lan, quốc gia có kinh nghiệm tổ chức nhiều lần, giúp đỡ.
Những scandal xung quanh chuyện kim tiền
Tài chính luôn là vấn đề muôn thuở đối với các quốc gia chạy đua đăng cai. Nhiều lần, họ đã phải bỏ cuộc vì chi phí tổ chức phình to, vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế.
Năm 2000, thành phố Doha của Qatar giành được quyền đăng cai ASIAD 2006 trong sự ấm ức khôn nguôi của các đối thủ Kuala Lumpur, Hong Kong và New Delhi. Họ cho rằng nguyên nhân chủ yếu họ thua cuộc là do không có nền kinh tế giàu có như Qatar và quốc gia này đã dùng ảnh hưởng tài chính để có được phiếu của các nước Tây Á láng giềng.
|
Quảng Châu nghiễm nhiên thắng cuộc và hồ hởi bước vào công cuộc chuẩn bị. Năm 2005, đại diện ban tổ chứcLin Shusen tuyên bố thế vận hội sẽ không ngốn quá 2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 320 triệu USD). Tuy nhiên, 5 năm sau, theo báo cáo của thị trưởng thành phố Quảng Châu Wan Qingliang, tổng chi phí Trung Quốc phải bỏ ra tổ chức ASIAD và Para Games đã nhảy vọt lên con số khó tưởng tượng - 122,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ USD).
Năm 2006, cuộc đua giành quyền đăng cai ASIAD 2014 diễn ra khá căng thẳng và cân bằng giữa Delhi của Ấn Độ và Incheon của Hàn Quốc. Đến vòng cuối, thành phố Incheon đã chơi trội và giành chiến thắng khi tăng thêm 20 triệu USD vào cam kết đầu tư để hỗ trợ các quốc gia tham dự- bao gồm phí máy bay và chỗ ăn ở cho các quan chức, VĐV.
Bộ trưởng thể thao Ấn Độ khẳng định Delhi không tiếc nuối vì không giành được quyền đăng cai. Theo ông, sẽ tốt hơn khi số tiền tổ chức được chính phủ nước này sử dụng để xây nhà cho người thu nhập thấp.
Rõ ràng, qua những kỳ ASIAD đã diễn ra, với phần lớn các quốc gia châu Á, ASIAD vẫn là cuộc chơi riêng của những nền kinh tế phát triển trong khu vực.
Phá Hoàng
Bình luận