(VTC News)- Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam nói cần phải kiên quyết đuổi những kẻ cắp đang đánh bắt cá trái phép khỏi vùng biển của ta.
Trao đổi với phóng viên VTC News về việc 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Trường Sa của Việt Nam, ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam nói: "Trung Quốc đang xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam".
- Hiện nay sản lượng khai thác cá của ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là bao nhiêu, thưa ông?
Thực ra, sản lượng cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là dồi dào và ổn định nhất hiện nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên khai thác ở Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng cá khá lớn.
Thực ra, sản lượng cá ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa là dồi dào và ổn định nhất hiện nay, ngư dân Việt Nam thường xuyên khai thác ở Hoàng Sa và Trường Sa với sản lượng cá khá lớn.
Ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hiệp hội Nghề cá Việt Nam |
Trong khi báo chí Trung Quốc đưa tin, mấy ngày qua, ngư dân của 30 tàu cá Trung Quốc chỉ đánh bắt được vài trăm kg cá.
Điều này cho thấy, trình độ của ngư dân Trung Quốc kém hay nói cách khác đó là ngư trường lạ, họ lần đầu tiên đến nên không am hiểu rõ nguồn thủy hải sản ở vùng biển này là điều đương nhiên.
Trong khi đó, khả năng khai thác cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa là rất tốt, nhiều ngư dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề cá.
Điều này cho thấy, trình độ của ngư dân Trung Quốc kém hay nói cách khác đó là ngư trường lạ, họ lần đầu tiên đến nên không am hiểu rõ nguồn thủy hải sản ở vùng biển này là điều đương nhiên.
Trong khi đó, khả năng khai thác cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa là rất tốt, nhiều ngư dân Việt Nam chủ yếu sống bằng nghề cá.
Bình quân thu nhập của ngư dân Việt Nam đánh bắt cá ở Hoàng Sa, Trường Sa đạt 50 đến 70 triệu cho chuyến đi 30 ngày.
Tuy nhiên, 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt được ít hay không được kg nào ở Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Anh không thể vào nhà người ta ăn cắp, rồi hô hào rằng đây là của nhà tôi từ ngày xưa.
- Thưa ông, Hội nghề cá đánh giá thế nào về việc một số chuyên gia Trung Quốc kêu gọi vũ trang hóa ngư dân?
Trung Quốc không thực hiện đúng tinh thần DOC, theo điều 4 của DOC, các bên cần giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
Tuy nhiên, 30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt được ít hay không được kg nào ở Hoàng Sa, Trường Sa thì cũng là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Anh không thể vào nhà người ta ăn cắp, rồi hô hào rằng đây là của nhà tôi từ ngày xưa.
- Thưa ông, Hội nghề cá đánh giá thế nào về việc một số chuyên gia Trung Quốc kêu gọi vũ trang hóa ngư dân?
Trung Quốc không thực hiện đúng tinh thần DOC, theo điều 4 của DOC, các bên cần giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa bình.
Trung Quốc luôn rao giảng với người dân rằng "Việt Nam chiếm hết biển, đảo của họ, khai thác hết dầu của Trung Quốc", rõ ràng đây là luận điệu vu khống và tạo sự hiểu lầm cho người dân Trung Quốc, việc nước này vũ trang hóa quân sự ngư dân là sai trái, chắc chắn sẽ bị quốc tế lên án.
Trên thế giới này, làm gì có chuyện ngư dân đi đánh cá lại mang theo súng ống, đạn dược. Có chăng, chỉ là những kẻ cướp đi chặn đường người khác.
“ Trên thế giới này, làm gì có chuyện ngư dân đi đánh cá lại mang theo súng ống, đạn dược. Có chăng, chỉ là những kẻ cướp đi chặn đường người khác. | |
- Nếu họ thành công việc vũ trang hóa ngư dân sẽ bất lợi như thế nào cho ngư dân Việt Nam?
Nếu họ thành công trong việc vũ trang hóa ngư dân thì họ sẽ gây hấn, gây khó khăn nhất định cho ngư dân Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vũ trang trước, ngư dân Việt Nam cũng sẽ không chấp nhận mất mát này. Ngư dân Việt Nam bao đời nay có truyền thống anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ từng gang tấc lãnh hải cha ông để lại.
Chúng ta kiên quyết giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, nhưng nếu cần, chúng ta cũng không thể thua kém.
- Theo ông, những hành động gây hấn của Trung Quốc gần đây đã có tính toán từ trước. Hội nghề cá cần làm gì để bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ?
Hội nghề cá Việt Nam đồng tình với Bộ Ngoại giao về việc phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa.
Nếu họ thành công trong việc vũ trang hóa ngư dân thì họ sẽ gây hấn, gây khó khăn nhất định cho ngư dân Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vũ trang trước, ngư dân Việt Nam cũng sẽ không chấp nhận mất mát này. Ngư dân Việt Nam bao đời nay có truyền thống anh hùng, dũng cảm, sẵn sàng bảo vệ từng gang tấc lãnh hải cha ông để lại.
Chúng ta kiên quyết giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, nhưng nếu cần, chúng ta cũng không thể thua kém.
- Theo ông, những hành động gây hấn của Trung Quốc gần đây đã có tính toán từ trước. Hội nghề cá cần làm gì để bảo vệ ngư dân đánh bắt xa bờ?
Ngư dân Trung Quốc đang khai thác cá trái phép tại Trường Sa |
Hội nghề cá Việt Nam đồng tình với Bộ Ngoại giao về việc phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa.
Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng dứt khoát có những biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt những hành động ngông cuồng.
>>TRUNG QUỐC TIẾP TỤC KHIÊU KHÍCH TRÊN BIỂN ĐÔNG
Chúng tôi cũng đã gửi công văn đến Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn cùng các ban ngành liên quan, đề nghị có biện pháp hữu hiệu, kịp thời bảo vệ ngư dân.
- Thế còn việc 30 tàu cá Trung Quốc đánh cá trái phép ở Trường Sa, chúng ta nên giải quyết thế nào?
Chúng ta không thể nói họ về ngay mà cần phải có những hành động cụ thể, dứt khoát để đuổi họ ra khỏi vùng biển của chúng ta.
- Điểm yếu và thiếu của ngư dân Việt Nam trong đánh bắt xa bờ hiện nay là gì, thưa ông?
Trước đây, ngư dân Việt Nam thường đánh bắt riêng lẻ, nhưng hiện nay, ngư dân đã đánh bắt theo hình thức đội đánh bắt, nhóm đánh bắt, hỗ trợ lẫn nhau.
Chúng ta cũng đã có những biện pháp, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, hay có những động thái ủng hộ vật chất, tinh thần ngư dân đánh cá. Thậm chí trang bị các thiết bị cứu hộ cứu nạn hiện đại, thông tin liên lạc v.v.
>>TRUNG QUỐC TIẾP TỤC KHIÊU KHÍCH TRÊN BIỂN ĐÔNG
Chúng tôi cũng đã gửi công văn đến Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn cùng các ban ngành liên quan, đề nghị có biện pháp hữu hiệu, kịp thời bảo vệ ngư dân.
- Thế còn việc 30 tàu cá Trung Quốc đánh cá trái phép ở Trường Sa, chúng ta nên giải quyết thế nào?
Chúng ta không thể nói họ về ngay mà cần phải có những hành động cụ thể, dứt khoát để đuổi họ ra khỏi vùng biển của chúng ta.
- Điểm yếu và thiếu của ngư dân Việt Nam trong đánh bắt xa bờ hiện nay là gì, thưa ông?
Trước đây, ngư dân Việt Nam thường đánh bắt riêng lẻ, nhưng hiện nay, ngư dân đã đánh bắt theo hình thức đội đánh bắt, nhóm đánh bắt, hỗ trợ lẫn nhau.
Chúng ta cũng đã có những biện pháp, chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, hay có những động thái ủng hộ vật chất, tinh thần ngư dân đánh cá. Thậm chí trang bị các thiết bị cứu hộ cứu nạn hiện đại, thông tin liên lạc v.v.
“ Chúng ta không thể nói họ về ngay mà cần phải có những hành động cụ thể, dứt khoát để đuổi họ ra khỏi vùng biển của chúng ta. | |
Tuy nhiên, ngư dân Việt Nam chưa đủ sức để chống chọi với thiên tai, bão gió. Nói chung đã có tiến bộ hơn trước kia như các ngư dân đã biết giúp đỡ lẫn nhau, khi gặp gió bão hay sự cố ở biển có thể điện về, công tác cứu hộ cứu nạn cũng tốt hơn.
Nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa nếu không sẽ bị lép vế.
- Vậy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích ngư dân liên tục đánh bắt xa bờ, khẳng định chủ quyền của mình?
Trước hết, để ngư dân sản xuất hiệu quả phải có một chuỗi chính sách, từ quy trình chế biến, hậu cần, đầu ra, chứ không chỉ trang bị tàu thuyền lớn, hiện đại là được. Tôi nghĩ, thuyền lớn lưới to là cái tốt, nhưng khâu hậu khai thác cũng rất quan trọng.
Chúng ta cần phải quan tâm mạnh tới chuỗi sản xuất, từ cơ sở hậu cần dịch vụ, từ điện nước, chế biến, thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn, thị trường, chế biến sau đánh bắt.
Nhưng chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa nếu không sẽ bị lép vế.
- Vậy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nào để khuyến khích ngư dân liên tục đánh bắt xa bờ, khẳng định chủ quyền của mình?
Trước hết, để ngư dân sản xuất hiệu quả phải có một chuỗi chính sách, từ quy trình chế biến, hậu cần, đầu ra, chứ không chỉ trang bị tàu thuyền lớn, hiện đại là được. Tôi nghĩ, thuyền lớn lưới to là cái tốt, nhưng khâu hậu khai thác cũng rất quan trọng.
Chúng ta cần phải quan tâm mạnh tới chuỗi sản xuất, từ cơ sở hậu cần dịch vụ, từ điện nước, chế biến, thông tin liên lạc, cứu hộ cứu nạn, thị trường, chế biến sau đánh bắt.
- Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN vừa được có lợi gì cho ngư dân Việt Nam, thưa ông?
Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), DOC, và COC là điều kiện thuận lợi cho quá trình các nước ASEAN đấu tranh trực diện với Trung Quốc.
Đó cũng là cơ sở pháp lý tốt nhất để Việt Nam khẳng định chủ quyền của chúng ta bằng cái hợp tác với các nước ASEAN, bằng cách thực hiện nghiêm túc UNLCOS 1982.
DOC đã khằng định, những tranh chấp trên Biển Đông phải giải quyết bằng con đường hòa bình. Nhưng Trung Quốc thì không, tôi nghĩ chúng ta cần có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để khẳng định chủ quyền, khẳng định cái mà chúng ta có quyền bảo vệ.
Việc ASEAN đạt được thống nhất trong cách ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông là rất quan trọng, cho thấy các nước ASEAN không bị mắc mưu "Bẻ đũa từng chiếc" của Trung Quốc.
Khi đã có nguyên tắc 6 điểm, chúng ta càng có cơ sở pháp lý, sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ ngư dân.
- Xin cảm ơn ông!
Công ước quốc tế về luật biển (ULCOS 1982), DOC, và COC là điều kiện thuận lợi cho quá trình các nước ASEAN đấu tranh trực diện với Trung Quốc.
Đó cũng là cơ sở pháp lý tốt nhất để Việt Nam khẳng định chủ quyền của chúng ta bằng cái hợp tác với các nước ASEAN, bằng cách thực hiện nghiêm túc UNLCOS 1982.
DOC đã khằng định, những tranh chấp trên Biển Đông phải giải quyết bằng con đường hòa bình. Nhưng Trung Quốc thì không, tôi nghĩ chúng ta cần có những hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để khẳng định chủ quyền, khẳng định cái mà chúng ta có quyền bảo vệ.
Việc ASEAN đạt được thống nhất trong cách ứng xử với Trung Quốc ở Biển Đông là rất quan trọng, cho thấy các nước ASEAN không bị mắc mưu "Bẻ đũa từng chiếc" của Trung Quốc.
Khi đã có nguyên tắc 6 điểm, chúng ta càng có cơ sở pháp lý, sự ủng hộ quốc tế để bảo vệ ngư dân.
- Xin cảm ơn ông!
Văn Việt - Đỗ Hường(thực hiện)
Bình luận