• Zalo

10 cơ chế tự vệ quái dị nhất thế giới động vật

VideoThứ Bảy, 25/10/2014 09:53:00 +07:00Google News

Để sinh tồn được trong thế giới tự nhiên đầy hiểm họa rình rập, một số động vật đã tự phát triển cơ chế phòng vệ quái dị, độc nhất vô nhị.

Để sinh tồn được trong thế giới tự nhiên đầy hiểm họa rình rập, một số động vật đã tự phát triển cơ chế phòng vệ quái dị, độc nhất vô nhị, chẳng hạn như thằn lằn bắn máu từ mắt, ếch lông tự bẻ gãy xương sườn để biến thành gai hay kiến tự biến mình thành bom cảm tử để thổi bay kẻ thù.

Xem clip:

Sa giông có xương sườn Iberia

Khi bị tấn công, các xương sườn của loài sa giông này sẽ đâm xuyên qua da. Những chiếc xương sau đó sẽ đóng vai trò như gai ngạnh, được bao phủ trong một dịch tiết cực độc, giúp sa giông không bị cắn.

Cua đấm bốc

Các con cua đấm bốc tăng cường sức mạnh bằng cách "dụ" hải quỳ sống bám trên càng của chúng như găng tay đấm bốc. Những vết chích của hải quỳ sẽ giúp cua xua đuổi kẻ thù.

Cá bay

Loài cá sở hữu hình dáng giống một quả ngư lôi có thể đạt tốc độ gần 59,5km/h khi bắn lên khỏi mặt nước. Với các vây ức giống như cánh, chúng có thể lướt khoảng 200 mét trên mặt nước.

Cá voi tinh trùng pygmy

Vì chỉ phát triển tới chiều dài 1,2 mét nên cá voi pygmy là mồi của cá mập và cá kình. Chúng phát tỏa một chất dịch màu đỏ từ hậu môn, tạo ra một đám mây bao phủ, che chắn để bơi an toàn khi bị đe dọa.

Ếch lông

Có nguồn gốc từ Cameroon, loài ếch này tự làm gãy xương của mình. Các xương gãy đâm xuyên qua lớp da gan bàn chân của chúng, hình thành móng vuốt giống như nhân vật dị nhân người sói Wolverine.

Cá mút đá myxin

Loài cá có ngoại hình giống những con lươn tạo ra một chất nhớt lan rộng trong nước biển. Chất nhớt này bám vào kẻ thù ăn thịt, bao phủ mang và bóp nghẹt nó.

Thằn lằn có sừng ngắn

Loài thằn lằn này khắp thân được phủ trong gai nhọn, nhưng chúng cũng có thể bắn máu từ mắt. Máu bắn ra xa tới 1 mét, gây bối rối cho kẻ thù và chứa một hóa chất độc hại.

Hải sâm

Hải sâm có thể phóng các cơ quan nội tạng phủ độc ra khỏi hậu môn của chúng, đánh bẫy kẻ thù ăn thịt. Các cơ quan nội tạng này sau đó sẽ tái phát triển bên trong cơ thể chúng.

Chim kền kền gà tây

Loài chim kền kền phổ biến nhất Bắc Mỹ này nôn mửa khi bị đe dọa. Động thái này đóng vai trò như sự "hối lộ" thức ăn hoặc xua đuổi kẻ thù bằng mùi.

Kiến nổ Malaysia

Khi bị đe dọa, loài kiến này phát nổ như một cơ chế phòng vệ tự sát. Chúng mang theo các túi độc, tiết một chất độc hại dẻo dính khỏi cơ thể trước khi phát nổ và chết.

Theo Vietnamnet

Bình luận
vtcnews.vn