Các nhà thiên văn học đã chứng kiến cảnh một lỗ đen siêu lớn cố gắng ngốn ngấu một ngôi sao bằng cách kéo giãn nó thành hình sợi mỳ.
Xem clip:
Mặc dù giới khoa học từng quan sát các lỗ đen nuốt chửng các ngôi sao trước đó, nhưng trường hợp mới công bố đặc biệt hiếm vì nó diễn ra không dễ dàng.
Trong thực tế, lỗ đen dường như "mắc nghẹn" khi cố nuốt ngôi sao tọa lạc cách đó 3 tỉ năm ánh sáng, do lực hút khủng khiếp của nó bị kéo mạnh ở một bên của ngôi sao.
Khám phá này có được nhờ sử dụng một kính thiên văn nhỏ ở đài quan sát McDonald tại Texas, Mỹ. Toàn bộ quá trình diễn ra sáng chói và được mô tả như một vụ nổ sao sáng nhất từng được biết đến.
Nhóm nghiên cứu đặt tên cho sự cố là "Dougie" theo tên của một nhân vật trong bộ phim hoạt hình South Park."Khi chúng tôi khám phá ra vật thể mới này, nó trông tương tự như các sao băng/siêu tân tinh chúng tôi đã biết.
Nhưng khi tiếp tục theo dõi sự biến đổi ánh sáng của nó, chúng tôi nhận ra rằng, đây là thứ chưa ai từng thực sự quan sát được trước kia", chuyên gia Jozsef Vinko thuộc Đại học Szeged (Hungary), người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu miêu tả quá trình thôn tính ngôi sao của siêu lỗ đen là "sự phá hủy theo kiểu thủy triều dâng". Trong đó, lực hút cực lớn của lỗ đen kéo một bên của ngôi sao mạnh hơn phía bên kia, tạo ra các đợt triều dâng xé toạc ngôi sao.
"Ngôi sao không rơi thẳng vào miệng hố đen. Nó có thể biến hình thành dạng đĩa dẹt trước tiên. Tuy nhiên, lỗ đen rốt cuộc sẽ nuốt chửng phần lớn vật liệu đó", nhà nghiên cứu J. Craig Wheeler cho biết thêm.
Dựa vào các đặc điểm của ánh sáng từ Dougie và những suy luận về khối lượng của ngôi sao, nhóm nghiên cứu đã xác định rằng, trước khi bị xé toạc, ngôi sao có kích cỡ tương đương Mặt trời của chúng ta.
Khi vô tình lang thang gần lỗ đen "khủng", có khối lượng gấp 1 triệu Mặt trời, ngôi sao xấu số đã bị "xơi tái".
Theo Vietnamnet
Bình luận