• Zalo

Vì sao mũ binh lính xưa có gắn mũi nhọn trên đỉnh?

Khám pháThứ Tư, 25/10/2023 07:19:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Tuy mũi nhọn là chi tiết nhỏ trên mũ, nhưng biết được lý do chúng ta sẽ phải thán phục trí tuệ của người xưa.

Từ xa xưa đã có nhiều cuộc chiến tranh để mở mang lãnh thổ hay bảo vệ đất nước, nhiều loại vũ khí đã được chế tạo ra. Một trong số những thứ không thể thiếu được trang bị cho các binh linh khi ra trận chính là chiếc mũ giáp.

Chiếc mũ giáp là vật không thể thiếu của binh lính khi ra chiến trường. (Nguồn: Sohu)

Chiếc mũ giáp là vật không thể thiếu của binh lính khi ra chiến trường. (Nguồn: Sohu)

Chiếc mũ giáp này hoàn toàn khác với mũ thời hiện đại. Trên đỉnh mũ giáp sẽ có một phần mũi nhọn nhô lên. Vậy tác dụng của mũi nhọn này là gì? Nó chỉ là vật trang trí hay có công dụng đặc biệt gì?

Là vũ khí dự phòng

Thời xưa, trình độ sản xuất còn hạn chế nên hiện tượng hư hỏng vũ khí có thể sẽ xảy ra thường xuyên. Trên chiến trường đầy nguy hiểm, nếu như vũ khí như đao, kiếm bị hỏng, lúc này mũi giáo nhọn trên mũ giáp sẽ là một vũ khí đắc lực bảo vệ bản thân.

Thông thường mũi nhọn này sẽ không được sử dụng trong chiến đấu. Tuy nhiên, với những trường hợp khẩn cấp thì lại rất có ích, đặc biệt là khi cận chiến. Khi không có vũ khí trong tay, mũ có mũi giáo chính là thứ duy nhất có thể sử dụng làm vũ khí chiến đấu.

Bảo vệ phần đầu

Thiết kế mũi nhọn này để bảo vệ đầu bị tổn thương mạnh bởi các loại vũ khí cùn như búa, gậy….

Trên chiến trường, ngoài đao và kiếm được sử dụng ra, sẽ có một số vũ khí khác như búa, gậy. Mũi nhọn trên mũ giáp như vật đệm, giảm áp lực khi bị tấn công, từ đó bảo vệ đầu khi bị tác động mạnh.

Tăng độ uy nghiêm

Trên mũ giáp có mũi nhọn và phần tua rua giúp cho những người lính trông cao và vạm vỡ hơn, tăng thêm cảm giác uy nghi hùng mạnh của quân đội. Ngoài ra, phần tua rua cũng là dấu hiệu nhận biết quân địch và quân mình trong chiến trường hỗn loạn, tránh tàn sát lẫn nhau.

Chiều dài của mũi nhọn và màu sắc của tua rua cũng có thể được sử dụng làm biểu tượng cấp bậc giữa các tướng lĩnh ở các cấp khác nhau, nhằm tạo điều kiện thống nhất chỉ huy và phối hợp trong trận chiến.

Dùng làm giá đỡ nấu ăn

Thời xưa, các binh lính thường phải hành quân trong nhiều ngày khi đi chiến đấu. Nếu gặp phải tình huống không có dụng cụ nấu ăn hoặc hỏa đầu quân không theo kịp, binh lính có thể dùng mũ đội đầu làm nồi nấu ăn. Phần nhọn trên mũ có thể tháo xuống sử dụng như giá đỡ của chiếc nồi đặc biệt đó.

Thu Hiền(Nguồn: Sohu)
Bình luận
vtcnews.vn