(VTC News)- "Tôi được biết chương trình Thực nghiệm này đã được triển khai tại nhiều tỉnh và đều đạt được kết quả tốt. Thật đáng tiếc không hiểu vì sao bỗng nhiên bị... bãi bỏ(!). Chỉ còn tồn tại một Trường Thực nghiệm ở Hà Nội" -GS Nguyễn Lân Dũng cho biết.
Dù rất bận rộn với công việc nghiên cứu khoa học nhưng sau sự kiện “phụ huynh xô đổ cổng trường Thực nghiệm”, GS.NGND Nguyễn Lân Dũng, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Khoa Học-Giáo dục của UBTW MTTQVN đã chia sẻ với VTC News một số suy nghĩ của ông qua sự kiện này.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng đã đến lúc Bộ GD-ĐT có cần tổng kết và đánh giá nghiêm túc mô hình Thực nghiệm |
Khi xem những hình ảnh phụ huynh chen lấn, xô đẩy và xô đổ cổng trường Thực nghiệm để mua đơn xin học cho con, tôi thực đáng buồn khi thấy hiện tượng này.
Thời con trai tôi (TS Nguyễn Lân Hiếu, bạn thân của GS Ngô Bảo Châu-pv) học trường Thực nghiệm (lứa đầu tiên) không hề có hiện tượng này.
Ngày đó, tôi được cử làm Trưởng ban phụ huynh lớp này. Tôi vẫn theo dõi các cháu vì chúng vẫn chơi với nhau thân thiết và cũng vì tôi là bạn học từ cách đây 61 năm với GS Hồ Ngọc Đại, người sáng lập và rất nhiệt huyết với Trường Thực nghiệm Giảng Võ.
Sau này, không chỉ có Ngô Bảo Châu mà các cháu khác đều rất trưởng thành trên các cương vị công tác khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giảng viên, nhà doanh nghiệp... Các cháu đều là những công dân tốt và thực sự đang có nhiều cống hiến đáng kể cho đất nước.
Như vậy phải thừa nhận một cách khách quan là những đề xuất của GS. Hồ Ngọc Đại là đúng đắn, các thầy cô giáo ở Trường thực nghiệm đã quan tâm đúng mức việc vừa dạy chữ, vừa rèn người.
Chương trình học không nặng mà lại rất cơ bản, kích thích sự tự giác, sáng tạo của học sinh và làm đúng được khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Tôi được biết chương trình Thực nghiệm này đã được triển khai tại nhiều tỉnh và đều đạt được kết quả tốt. Thật đáng tiếc không hiểu vì sao bỗng nhiên bị... bãi bỏ(!). Chỉ còn tồn tại một Trường Thực nghiệm ở Hà Nội.
Đã gọi là thực nghiệm thì phải có theo dõi, tổng kết và nếu thấy đúng thì cần triển khai rộng rãi. Nếu có gì chưa hoàn thiện thì cần thay đổi, bổ sung.
Các cháu lớp 1 thời ấy nay đã 40 tuổi rồi, vậy mà công tác tổng kết mô hình Trường Thực nghiệm vẫn chưa được ai thực hiện (!).
Bố mẹ nào không muốn cho con học giỏi và trở thành những công dân tốt. Việc đổ xô xin vào học vào trường Thực nghiệm không có lỗi của các bậc phụ huynh mà là lỗi của ngành Giáo dục và đào tạo.
Không thể chậm trễ hơn nữa trong việc đánh giá mô hình này và nếu thấy thực sự tốt thì cần mở rộng ra không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tất nhiên còn cần phải tổ chức hội thảo, đánh giá, bổ sung và nhất là đào tạo giáo viên. Những việc đó cần làm ngay dù là đã để quá muộn rồi.
Các trường học khác dù không theo chương trình Thực nghiệm nhưng cũng cần dạy tốt và chăm sóc chu đáo đến học sinh của mình. Khi đó sẽ không còn diễn ra tình trạng như báo chí phản ánh trong nhiều ngày qua.
Ngày đó, tôi được cử làm Trưởng ban phụ huynh lớp này. Tôi vẫn theo dõi các cháu vì chúng vẫn chơi với nhau thân thiết và cũng vì tôi là bạn học từ cách đây 61 năm với GS Hồ Ngọc Đại, người sáng lập và rất nhiệt huyết với Trường Thực nghiệm Giảng Võ.
Sau này, không chỉ có Ngô Bảo Châu mà các cháu khác đều rất trưởng thành trên các cương vị công tác khác nhau như bác sĩ, kỹ sư, giảng viên, nhà doanh nghiệp... Các cháu đều là những công dân tốt và thực sự đang có nhiều cống hiến đáng kể cho đất nước.
Như vậy phải thừa nhận một cách khách quan là những đề xuất của GS. Hồ Ngọc Đại là đúng đắn, các thầy cô giáo ở Trường thực nghiệm đã quan tâm đúng mức việc vừa dạy chữ, vừa rèn người.
Chương trình học không nặng mà lại rất cơ bản, kích thích sự tự giác, sáng tạo của học sinh và làm đúng được khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Tôi được biết chương trình Thực nghiệm này đã được triển khai tại nhiều tỉnh và đều đạt được kết quả tốt. Thật đáng tiếc không hiểu vì sao bỗng nhiên bị... bãi bỏ(!). Chỉ còn tồn tại một Trường Thực nghiệm ở Hà Nội.
Đã gọi là thực nghiệm thì phải có theo dõi, tổng kết và nếu thấy đúng thì cần triển khai rộng rãi. Nếu có gì chưa hoàn thiện thì cần thay đổi, bổ sung.
Các cháu lớp 1 thời ấy nay đã 40 tuổi rồi, vậy mà công tác tổng kết mô hình Trường Thực nghiệm vẫn chưa được ai thực hiện (!).
Bố mẹ nào không muốn cho con học giỏi và trở thành những công dân tốt. Việc đổ xô xin vào học vào trường Thực nghiệm không có lỗi của các bậc phụ huynh mà là lỗi của ngành Giáo dục và đào tạo.
Không thể chậm trễ hơn nữa trong việc đánh giá mô hình này và nếu thấy thực sự tốt thì cần mở rộng ra không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành khác trong cả nước.
Tất nhiên còn cần phải tổ chức hội thảo, đánh giá, bổ sung và nhất là đào tạo giáo viên. Những việc đó cần làm ngay dù là đã để quá muộn rồi.
Các trường học khác dù không theo chương trình Thực nghiệm nhưng cũng cần dạy tốt và chăm sóc chu đáo đến học sinh của mình. Khi đó sẽ không còn diễn ra tình trạng như báo chí phản ánh trong nhiều ngày qua.
Phạm Thịnh(ghi)
Bình luận