(VTC News) - Trong khoảng 100 hội viên hội Đông y huyện Sóc Sơn, Hà Nội thì chỉ có duy nhất 2 người có giấy phép hành nghề do Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép.
Chiếc biển hiệu dài khoảng 3m, rộng 0,5m gắn phía trước ngôi nhà nằm ở phía sau chợ Phù Lỗ, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đề dòng chữ “Nhà thuốc bắc gia truyền – Cụ tàu đường”, tương tự trước cửa 2 ngôi nhà nằm sát của hàng này cũng có biển hiệu đề dòng chữ “Nhà thuốc bắc nam bà tàu đường gia truyền”, tuy nhiên trên các tấm biển hiệu này đều không ghi giấy phép theo quy định nhưng vẫn mở cửa,chữa bệnh, bày tủ thuốc đông y đủ loại bày bán công khai.
Khảo sát trên địa bàn huyện Sóc Sơn, như cửa hàng thuốc đông y của ông Chí tại chợ Sóc Sơn, hiệu thuốc dân tộc cô Nguyễn Thị Lan ở xã Phú Minh, Sóc Sơn, cửa hàng đông y ở xã Phú Cường, cửa hàng thuốc đông y ở Trung Giã, xã Bắc Sơn, cửa hàng thuốc đông y ở chợ Nỉ, cửa hàng thuốc đông y ở Nam Lý, Bắc Sơn,...cũng đều không ghi giấy phép khám chữa bệnh đông y nhưng các cửa hàng này vẫn bày bán, khám chữa bệnh công khai.
Theo ông Nguyễn Bá Nho, hội viên hội đông y huyện Sóc Sơn, từ năm 2008 đến nay ông đã làm đơn xin được cấp giấy phép hành nghề thuốc đông y nhiều lần nhưng vẫn chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép.
Theo quy định nếu không có giấy phép hành nghề đông y thì không được mở cửa hàng, nếu vậy hầu hết các cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Sóc Sơn đều phải đóng cửa.
Tuy nhiên, không hiểu sao, gần đây phòng y tế huyện Sóc Sơn liên tục xuống kiểm tra việc bán thuốc chữa bệnh đông y tại nhà ông, mặc dù ông Nho không có bất cứ biển hiệu nào được treo tại gia đình.
“Tôi mong muốn sự công bằng, nếu hội viên nào không có giấy phép theo quy định thì phòng y tế huyện phải yêu cầu đóng cửa tất cả các cửa hàng đông y cũng như việc bán thuốc đông y của các hội viên khác. Tại sao phòng y tế lại chỉ yêu cầu tôi không được bán thuốc còn các cửa hàng đông y của các hội viên khác không có giấy phép hành nghề vẫn công khai tồn tại”, ông Nho bức xúc nói.
Theo ông Phạm Duy Hùng, Phó trưởng phòng y tế huyện Sóc Sơn, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 100 hội viên hội đông y nhưng chỉ có duy nhất 2 người được cấp giấy phép hành nghề đông y.
Theo quy định, chỉ có những người nào có bằng cấp về chuyên môn mới được cấp giấy phép, trong khi đó, nhiều hội viên đông y chưa có đủ tiêu chuẩn mà hầu hết đều do được gia đình từ đời trước truyền lại, nếu theo quy định thì tất cả những cửa hàng bán, khám chữa bệnh đông y không có giấy phép hành nghề đều phải đóng cửa.
Lý giải về việc tại sao Phòng y tế huyện lại lập biên bản yêu cầu ông Nguyễn Bá Nho không được bán thuốc đông y để chữa bệnh, ông Hùng cho rằng: “Do Phòng y tế huyện thiếu người nên không thể kiểm tra hết được các cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn”.
Trả lời về việc từ trước đến nay, Phòng y tế huyện có nhận được đơn phản ánh của người dân về việc các cửa hàng thuốc đông y, các hội viên bán thuốc chữa bệnh gây chết người hay gây tình trạng xấu cho người bệnh?, ông Hùng cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được lá đơn phản ánh nào của người dân về việc trên”.
Trao đổi với phóng viên về việc giải quyết như thế nào đối với các cửa hàng bán, chữa bệnh đông y của các hội viên hội đông y huyện, ông Nguyễn Văn Trịnh, trưởng phòng y tế huyện Sóc Sơn cho biết: Tới đây chúng tôi sẽ mời Hội Đông y Thành phố Hà Nội để tìm cách giải quyết đối với các cửa hàng thuốc đông y cũng như các hội viên hội đông y chưa được cấp giấy phép.
Hải Xuân
Chiếc biển hiệu dài khoảng 3m, rộng 0,5m gắn phía trước ngôi nhà nằm ở phía sau chợ Phù Lỗ, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đề dòng chữ “Nhà thuốc bắc gia truyền – Cụ tàu đường”, tương tự trước cửa 2 ngôi nhà nằm sát của hàng này cũng có biển hiệu đề dòng chữ “Nhà thuốc bắc nam bà tàu đường gia truyền”, tuy nhiên trên các tấm biển hiệu này đều không ghi giấy phép theo quy định nhưng vẫn mở cửa,chữa bệnh, bày tủ thuốc đông y đủ loại bày bán công khai.
Khảo sát trên địa bàn huyện Sóc Sơn, như cửa hàng thuốc đông y của ông Chí tại chợ Sóc Sơn, hiệu thuốc dân tộc cô Nguyễn Thị Lan ở xã Phú Minh, Sóc Sơn, cửa hàng đông y ở xã Phú Cường, cửa hàng thuốc đông y ở Trung Giã, xã Bắc Sơn, cửa hàng thuốc đông y ở chợ Nỉ, cửa hàng thuốc đông y ở Nam Lý, Bắc Sơn,...cũng đều không ghi giấy phép khám chữa bệnh đông y nhưng các cửa hàng này vẫn bày bán, khám chữa bệnh công khai.
Những cửa hàng đông y chữa bách bệch, không phép được mở nhan nhản ở Sóc Sơn, Hà Nội. |
Theo ông Nguyễn Bá Nho, hội viên hội đông y huyện Sóc Sơn, từ năm 2008 đến nay ông đã làm đơn xin được cấp giấy phép hành nghề thuốc đông y nhiều lần nhưng vẫn chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép.
Theo quy định nếu không có giấy phép hành nghề đông y thì không được mở cửa hàng, nếu vậy hầu hết các cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn Sóc Sơn đều phải đóng cửa.
Tuy nhiên, không hiểu sao, gần đây phòng y tế huyện Sóc Sơn liên tục xuống kiểm tra việc bán thuốc chữa bệnh đông y tại nhà ông, mặc dù ông Nho không có bất cứ biển hiệu nào được treo tại gia đình.
“Tôi mong muốn sự công bằng, nếu hội viên nào không có giấy phép theo quy định thì phòng y tế huyện phải yêu cầu đóng cửa tất cả các cửa hàng đông y cũng như việc bán thuốc đông y của các hội viên khác. Tại sao phòng y tế lại chỉ yêu cầu tôi không được bán thuốc còn các cửa hàng đông y của các hội viên khác không có giấy phép hành nghề vẫn công khai tồn tại”, ông Nho bức xúc nói.
Theo ông Phạm Duy Hùng, Phó trưởng phòng y tế huyện Sóc Sơn, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 100 hội viên hội đông y nhưng chỉ có duy nhất 2 người được cấp giấy phép hành nghề đông y.
Theo quy định, chỉ có những người nào có bằng cấp về chuyên môn mới được cấp giấy phép, trong khi đó, nhiều hội viên đông y chưa có đủ tiêu chuẩn mà hầu hết đều do được gia đình từ đời trước truyền lại, nếu theo quy định thì tất cả những cửa hàng bán, khám chữa bệnh đông y không có giấy phép hành nghề đều phải đóng cửa.
Lý giải về việc tại sao Phòng y tế huyện lại lập biên bản yêu cầu ông Nguyễn Bá Nho không được bán thuốc đông y để chữa bệnh, ông Hùng cho rằng: “Do Phòng y tế huyện thiếu người nên không thể kiểm tra hết được các cửa hàng thuốc đông y trên địa bàn”.
Trả lời về việc từ trước đến nay, Phòng y tế huyện có nhận được đơn phản ánh của người dân về việc các cửa hàng thuốc đông y, các hội viên bán thuốc chữa bệnh gây chết người hay gây tình trạng xấu cho người bệnh?, ông Hùng cho biết: “Chúng tôi chưa nhận được lá đơn phản ánh nào của người dân về việc trên”.
Trao đổi với phóng viên về việc giải quyết như thế nào đối với các cửa hàng bán, chữa bệnh đông y của các hội viên hội đông y huyện, ông Nguyễn Văn Trịnh, trưởng phòng y tế huyện Sóc Sơn cho biết: Tới đây chúng tôi sẽ mời Hội Đông y Thành phố Hà Nội để tìm cách giải quyết đối với các cửa hàng thuốc đông y cũng như các hội viên hội đông y chưa được cấp giấy phép.
Hải Xuân
Bình luận