(VTC News) - Một nhà khoa học người Nga cảnh báo về tiểu hành tinh có đường kính 400m đang trên đường lao tới trái đất, trong khi NASA cho rằng xác suất va chạm không cao.
Vladimir Lipunov, một giáo sư tại Đại học quốc gia Moscow, cho biết một tiểu hành tinh đường kính khoảng 400m tên là 'UR116 2014', có quỹ đạo phức tạp đang hướng đến trái đất.
Nhưng vị giáo sư người Nga cảnh báo rằng nếu va vào Trái Đất, thiên thạch đó có sức công phá gấp 1.000 lần so với vụ va chạm thiên thạch có kích thước bằng chiếc xe buýt ở nước Nga vào năm 2013.
Thời điểm đó, điểm rơi của thiên thạch xuống trái đất là ở thành phố Chelyabinsk, dẫn đến một loạt các vụ nổ dữ dội làm vỡ rất nhiều cửa sổ và các tòa nhà trong bán kính vài km xung quanh bị hư hại nặng.
Giáo sư Lipunov cho biết rất khó để tính toán quỹ đạo của những tảng đá lớn như 'UR116 2014' vì quỹ đạo của chúng liên tục bị thay đổi bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác ngoài trái đất.
"Cần phải theo dõi thường xuyên tiểu hành tinh này, bởi vì ngay cả một sai lầm nhỏ trong tính toán có thể có hậu quả nghiêm trọng," Giáo sư Lipunov nói.
Có khoảng 100.000 mục tiêu gần trái đất, có thể vượt qua được quỹ đạo của trái đất và đủ lớn để gây nguy hiểm, tuy rằng chỉ có khoảng 11.000 mục tiêu được phân loại và theo dõi. Tuy nhiên NASA thông báo rằng tiểu hành tinh 'UR116 2014' không bị xem là một mối đe dọa thực sự.
"Trong khi tiểu hành tinh này có kích cỡ khoảng 400 mét có chu kỳ quỹ đạo ba năm một lần xung quanh mặt trời. Nó chưa phải là mối đe dọa thực sự vì quỹ đạo của nó không đủ gần với quỹ đạo của trái đất" NASA tuyên bố.
NASA nói rằng các nghiên cứu phân tích trên máy tính cho thấy các tiểu hành tinh kích cỡ như vậy có thể là mối đe dọa tới Trái Đất trong ít nhất 150 năm nữa.
>> Clip: Thiên thạch 7.000 tấn vừa lao xuống Trái Đất
Vladimir Lipunov, một giáo sư tại Đại học quốc gia Moscow, cho biết một tiểu hành tinh đường kính khoảng 400m tên là 'UR116 2014', có quỹ đạo phức tạp đang hướng đến trái đất.
Hình ảnh minh họa một tiểu hành tinh di chuyển gần Trái đất |
Thời điểm đó, điểm rơi của thiên thạch xuống trái đất là ở thành phố Chelyabinsk, dẫn đến một loạt các vụ nổ dữ dội làm vỡ rất nhiều cửa sổ và các tòa nhà trong bán kính vài km xung quanh bị hư hại nặng.
Giáo sư Lipunov cho biết rất khó để tính toán quỹ đạo của những tảng đá lớn như 'UR116 2014' vì quỹ đạo của chúng liên tục bị thay đổi bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác ngoài trái đất.
"Cần phải theo dõi thường xuyên tiểu hành tinh này, bởi vì ngay cả một sai lầm nhỏ trong tính toán có thể có hậu quả nghiêm trọng," Giáo sư Lipunov nói.
Có khoảng 100.000 mục tiêu gần trái đất, có thể vượt qua được quỹ đạo của trái đất và đủ lớn để gây nguy hiểm, tuy rằng chỉ có khoảng 11.000 mục tiêu được phân loại và theo dõi. Tuy nhiên NASA thông báo rằng tiểu hành tinh 'UR116 2014' không bị xem là một mối đe dọa thực sự.
"Trong khi tiểu hành tinh này có kích cỡ khoảng 400 mét có chu kỳ quỹ đạo ba năm một lần xung quanh mặt trời. Nó chưa phải là mối đe dọa thực sự vì quỹ đạo của nó không đủ gần với quỹ đạo của trái đất" NASA tuyên bố.
NASA nói rằng các nghiên cứu phân tích trên máy tính cho thấy các tiểu hành tinh kích cỡ như vậy có thể là mối đe dọa tới Trái Đất trong ít nhất 150 năm nữa.
>> Clip: Thiên thạch 7.000 tấn vừa lao xuống Trái Đất
Nguồn: Dailymail
Tuần trước, các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đã họp mặt để cảnh báo rằng các tiểu hành tinh có thể quét sạch loài người nếu chúng ta không theo dõi chặt chẽ. Lord Martin Rees, nhà thiên văn học Hoàng gia Anh, một trong số hơn 100 chuyên gia kêu gọi thành lập một hệ thống phát hiện thiên thạch cỡ lớn để ngăn chặn một kịch bản ngày tận thế.
"Những người xưa đã chiêm nghiệm rất đúng rằng các tầng trời và chuyển động của các hành tinh ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất - không chỉ trong cách họ tưởng tượng", Lord Rees nói. "Đó là những thứ sẽ phá hủy hoặc làm thụt lùi nền kinh tế xuống vài trăm năm chỉ trong tích tắc".
» Choáng ngợp vẻ hùng vĩ của Trái đất nhìn từ vũ trụ
» Xuất hiện tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm cho Trái đất
» Người ngoài hành tinh đã hủy diệt nền văn minh trên sao Hỏa?
An Trần
Bình luận