Đêm đầu tiên của 2 đứa trẻ bị trao nhầm ở gia đình mới là hạnh phúc ngoài mong đợi của những ông bố, bà mẹ khi lần đầu tiên được sống cùng với chính con đẻ của mình sau 6 năm xa cách, 2 bé ngủ ngon lành, không quấy khóc.
Bên cạnh niềm vui nhận lại con đẻ sau 6 năm xa cách, hai người mẹ trong vụ trao nhầm con ở Bệnh viện Đa khoa Ba Vì rất buồn khi phải rời xa đứa trẻ đã gắn bó với mình bao năm qua.
Hai đứa trẻ trong vụ trao nhầm con ở Hà Nội, nhỏ tuổi, ngây thơ vô tư cười đùa trong giây phút được trao về với bố mẹ ruột sáng 19/7, chỉ có người lớn những người yêu thương chăm sóc các em 6 năm qua nặng trĩu lòng.
Hai gia đình bị trao nhầm con ở Hà Nội đã nhận lại con ruột và số tiền hỗ trợ của Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì là 150 triệu đồng và cam kết không có khiếu nại, kiện tụng gì.
Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có từ 35 - 40 nghìn ca sinh nở, tức là, mỗi ngày có khoảng 100 đứa trẻ chào đời, nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sơ sinh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Bệnh viện Đa khoa Ba Vì và 2 bên gia đình bị trao nhầm con đã thống nhất về mức bồi thường nhưng không muốn công bố vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý các cháu bé.
Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, hiện bệnh viện chưa đưa ra mức bồi thường cụ thể, cũng không ép buộc 2 nữ hộ sinh về số tiền phải đền bù mà sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận với nhau.
Là nhân vật chính trong câu chuyện trao nhầm con suốt 40 năm, chị Thu Trang cho rằng, việc chị Hương để hai đứa trẻ gặp gỡ, vui đùa cũng là một hành động mạnh mẽ, những đứa trẻ bị trao nhầm cần có thời gian để đón nhận tình cảm từ bố mẹ.
Đại diện Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì cho biết, hiện bệnh viện chưa đưa ra bất cứ con số bồi thường cụ thể nào và đang xem xét các yêu cầu từ hai bên gia đình bị trao nhầm con.
Nhờ linh cảm, một phụ nữ ở Mỹ đã phát hiện mình bị trao nhầm con, cuộc chiến tìm lại đứa con bị trao nhầm của gia đình chị từng làm chấn động truyền thông thế giới.
Đại diện Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì lên tiếng về thông tin cho rằng bệnh viện gọi điện thông báo sẽ hỗ trợ, đền bù cho mỗi gia đình bị trao nhầm con 150 triệu đồng.
Theo luật sư Quách Thành Lực (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), số tiền mà bệnh viện phải bồi thường phụ thuộc vào khả năng các gia đình cung cấp căn cứ chứng minh thiệt hại cho Tòa án.
Liên quan vụ trao nhầm con ở Bệnh viện Ba Vì, Hà Nội, những tưởng chỉ đổi lại là xong nhưng sự thật lại không hẳn vậy và những giọt nước mắt vẫn chưa ngừng rơi.
Có thể nói, bị trao nhầm con là ác mộng lớn nhất đối với mỗi ông bố, bà mẹ, theo thông tin đưa ra bởi tạp chí Times, hàng năm tại Mỹ có khoảng 20.000 vụ vô tình trao nhầm con.
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Ba Vì trong 1 tuần tới phải hoàn thiện các thủ tục và giấy tờ cần thiết để đưa 2 bé bị trao nhầm về với bố mẹ đẻ của mình.
Trước vụ trao nhầm con tại Bệnh viện Đa khoa Ba Vì (Hà Nội), dư luận từng chứng kiến sự việc tương tự xảy ra tại Nhà hộ sinh quận Ba Đình cách đây 43 năm hay tại Nhà hộ sinh quận Đống Đa 29 năm trước.
Phát hiện bị bệnh viện trao nhầm bố mẹ sau 20 năm, 2 cô gái quyết định ở lại với bố mẹ nuôi, họ thậm chí không còn liên lạc với bố mẹ đẻ vì việc thay đổi bố mẹ quá khó khăn với họ.
2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước không thể nhớ sự nhầm lẫn đó xuất phát từ đâu khi thời điểm ấy, sản phụ và bé sơ sinh chưa được nhận diện bằng mã số đeo tay như bây giờ.
Không ít lần, chồng đến tận trường mầm non nơi chị Hương dạy học đập phá đồ đạc và có lời lẽ khó nghe khiến chị không thể duy trì công việc và phải đóng cửa.
Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Hà Nội vừa tạm dừng chuyên môn, điều chuyển 2 nữ hộ sinh trong kíp trực trao nhầm con 6 năm trước sang làm công việc khác trong khi chờ xử lý.
Chị Vũ Thị Hương và chồng đã ly hôn vì nghi ngờ chị không chung thủy khi thấy bé Minh không giống ai trong gia đình, ngoài việc lo lắng tìm con đẻ, với chị, những tổn thất kinh tế và tinh thần trong 6 năm qua là rất lớn.