• Zalo

Ảnh: Mỗi ngày đón 100 trẻ chào đời, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm gì để tránh trao nhầm con?

Sức khỏeThứ Tư, 18/07/2018 11:39:00 +07:00Google News

Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có từ 35 - 40 nghìn ca sinh nở, tức là, mỗi ngày có khoảng 100 đứa trẻ chào đời, nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sơ sinh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Ths. BS Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - người quản lý và cũng là người trực tiếp đỡ đẻ, mổ đẻ cho rất nhiều sản phụ trong những năm qua, cho biết: "Mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có từ 35 - 40 nghìn ca sinh nở. Tức là, mỗi ngày có khoảng 100 đứa trẻ chào đời. Bởi vậy, nếu không áp dụng quy trình nghiêm ngặt thì việc trao nhầm trẻ sơ sinh sẽ gây ra những hậu quả khôn lường".

Cũng theo bác sĩ Khải, các bệnh viện, trong đó có Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có một quy trình - hàng rào an ninh nghiêm ngặt ,thậm chí có hàng rào thứ 2 để đảm bảo chặt chẽ an toàn, toàn diện tới mức tối đa, tránh gây ra nhầm lẫn và sự cố đáng tiếc.

Vậy quy trình sinh nở, trao nhận trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thực hiện thế nào?

1 (1)

Trước khi được đưa vào phòng đẻ, các thai phụ sẽ được đưa theo dõi ở phòng chờ đẻ để đảm bảo cho quá trình sinh nở diễn ra ngay sau đó được an toàn.

1 (2)

Sau khi bác sĩ chuyên khoa xác nhận thai phụ đủ điều kiện sinh thường hoặc sinh mổ, họ được đưa vào phòng đẻ để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Tại đây, nữ hộ sinh trực tiếp ghi thông tin trong hồ sơ của người mẹ vào “vòng nhận diện” bằng bút không thể xóa và làm mờ.

3 9

“Vòng nhận diện” được cấu tạo từ nhựa, đây là vòng kép, một chiếc dành cho mẹ và chiếc còn lại dành cho con. Trên vòng có ghi seri riêng kèm theo ngày tháng năm sinh của mẹ và mã hồ sơ...

1 (4) 3

Ngay sau khi em bé chào đời, nữ hộ sinh trực tiếp đưa 2 vòng đó ra trước mặt người mẹ để đọc và đối chiếu đúng với thông tin ban đầu. Chỉ khi bệnh nhân xác nhận thông tin đó chính xác là của mình thì người hộ sinh mới tách ra làm 2, một vòng đeo cho mẹ và một vòng đeo cho con. (Thao tác này thực hiện đối với trường hợp bệnh nhân còn tỉnh khi đẻ cả mổ lẫn đẻ thường).

1 (5) 3

Ths. BS Lưu Quốc Khải - Trưởng khoa đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, khi vừa chào đời em bé được đặt nằm ngay trên bụng mẹ, nữ hộ sinh sẽ đọc lại thông tin trên vòng nhận diện một lần nữa rồi tách vòng đeo ngay trước mặt người mẹ. Lúc này, việc nhầm lẫn hầu như không thể xảy ra, khả năng rủi ro là vô cùng thấp. Bởi vì, sau khi đeo vòng, em mới được cắt rốn và tách khỏi mẹ.

1 (6) 5

Nữ hộ sinh gắn vòng nhận diện vào tay mẹ và chân em bé sơ sinh.

1 (7) 5

Tiếp theo đó, hai mẹ con sản phụ sẽ được chăm sóc tại phòng sau đẻ và có gia đình ở bên theo dõi.

1 (8) 7

Giờ sinh của từng bà mẹ được kiểm tra và cập nhật liên tục, loại bỏ hoàn toàn những sai sót có thể xảy ra.

1 (9) 7

Trước khi được cho ra viện về nhà nghỉ dưỡng, y bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thường xuyên theo dõi sức khỏe của các bà mẹ và em bé. Đảm bảo mẹ con sản phụ đủ sức khỏe mới cho bệnh nhân xuất viện về nhà.

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn