(VTC News) – Tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chia sẻ nhiều ý kiến có giá trị về việc thu hút nhân tài trong điều kiện hiện nay.
Hội nghị Tiến sĩ trẻ góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã thu được nhiều ý kiến xung quanh việc đầu tư, chăm lo phát triển toàn diện thế hệ trẻ, có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân nhà khoa học trẻ.
TS Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về việc “Phát triển nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong nghiên cứu khoa họcvà hội nhập, hợp tác quốc tế”.
TS Tạo cho rằng trong bối cảnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế thì việc tạo môi trường làm việc và phát huy hết khả năng của từng nhà khoa học hay của tập thể các nhóm nghiên cứu là một thách thức rất lớn đối với nền khoa học nước nhà.
Thực tế ở Việt Nam, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, số lượng các nhà nghiên cứu chất lượng cao còn rất hạn chế; Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học không tập trung; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu còn rất thiếu thốn; Cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập.
TS Tạo nhận định để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong nghiên cứu khoa học phải có sự cố gắng từ cả hai phía.
Về phía nhà khoa học phải nỗ lực hết mình để thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ và đặc biệt phải có niềm đam mê nghiên cứu.
Các nhà khoa học trẻ cũng phải chủ động hơn trong việc xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài trợ (trong nước và quốc tế), mở rộng quan hệ hợp tác của mình và nhóm nghiên cứu của mình.
Bài học kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, con người là yếu tố quyết định mọi thành công. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư xứng đáng và có hiệu quả lâu dài.
“Theo tôi, không chỉ có giải pháp cử cán bộ đi học ở nước ngoài mà cũng có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và làm việc cùng với người Việt Nam”, TS Tạo nêu ý kiến.
Về phía nhà quản lý cần tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi, nguồn đầu tư thích hợp để khuyến khích các nhà khoa học phát huy hết khả năng của mình, triển khai các hướng nghiên cứu độc lập và tự do sáng tạo.
“Quỹ NAFOSTED cũng nên xem xét dành riêng một nguồn kính phí đề hỗ trợ cho ý tưởng nghiên cứu của các nhà khoa học dưới 35 tuổi. Kể cả mới có trình độ thạc sỹ nếu có ý tưởng xuất sắc”, TS Tạo đề xuất.
Hiện nay hoạt động của các hiệp hội nghiên cứu chưa thực sự phát huy hiệu quả, thường mới chỉ dừng lại việc tổ chức các hội thảo khoa học. Các vấn đề trao đổi học thuật (seminar) thường kỳ trong các hội hoặc ngay trong các nhóm nghiên cứu rất hiếm hoi.
“Việc này có thể hoàn toàn thực hiện được mà lại không tốn kém, các cơ quan nghiên cứu, các hội nghiên cứu có thể mời các chuyên gia nước ngoài (khi họ sang làm việc ở Việt Nam) hoặc chuyên gia trong nước nói chuyện, có bài trình bày về các vấn đề nghiên cứu mới, phương pháp mới, kỹ năng phân tích kết quả nghiên cứu và công bố hay đơn giản chỉ là giới thiệu cơ hội xin học bổng hoặc tài trợ”, TS Tạo đề xuất.
TS Tạo cũng chia sẻ hàng loạt kinh nghiệm thu hút nhân tài tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện đã thường xuyên gửi cán bộ trẻ đi đào tạo và trao đổi hàn lâm ở nước ngoài; Có chương trình thường niên hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ làm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có chương trình đặc biệt dành cho các đề tài nghiên cứu của cán bộ trẻ; Có chế độ thưởng cho các công trình công bố và coi thành tích công bố kết quả nghiên cứu (đặc biệt là công bố quốc tế) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xét thi đua hàng năm; Tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trao đổi, thông tin về lĩnh vực mình nghiên cứu thông qua hội thảo khoa học, mạng thông tin nội bộ.
Nhờ thực hiện nhóm giải pháp trên mà những cán bộ trẻ đã có cơ hội được học tập và làm việc ở những cơ sở nghiên cứu tiên tiến trên thế giới (Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…).
Những kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được có thể không áp dụng được hoàn toàn trong điều kiện ở Việt Nam, nhưng quan trọng nhất là những cán bộ trẻ học được cách xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tư duy khoa học và làm việc bài bản hơn.
Khi quay về làm việc tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ mặc dù không nhiều nhưng là nguồn động viên rất lớn giúp cán bộ trẻ duy trì niềm đam mê với khoa học.
“Được chủ trì các đề tài độc lập trẻ, các nhà khoa học như chúng tôi cảm nhận được sự tin tưởng của cấp trên, tự tin hơn khi thực hiện các hướng nghiên cứu mà mình theo đuổi và quan trọng hơn nữa là chúng tôi tự hào đã góp phần công sức của mình trong quá trình hội nhập và nâng cao vị thế của nền khoa học Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác theo các hướng mũi nhọn, công nghệ hiện đại và các công trình công bố quốc tế”, TS Tạo chia sẻ.
TS Tạo cho rằng bản thân các nhà khoa học trẻ cần tự mình nỗ lực hết sức, theo đuổi đam mê công việc.
“Tôi dành gần 5 năm làm trợ lý nghiên cứu cho các nhà khoa học đàn anh, tham gia hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, mở rộng quan hệ hợp tác đồng thời thu thập nguyên liệu để phục vụ công tác nghiên cứu, và bên cạnh đó có thêm thu nhập để duy trì cuộc sống hàng ngày”, TS Tạo dẫn chứng.
Sau khi được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kyoto (Nhật Bản), anh Tạo đã được giao nhiệm vụ tham gia và chủ trì 8 đề tài NCKH các cấp, đồng thời tham gia điều phối một số chương hợp tác quốc tế với các đối tác Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga, Úc, Anh, Bỉ, Hà Lan.
Hiện tại, TS Tạo đã công bố được 60 công trình khoa học, trong đó có 55 bài báo quốc tế.
Phạm Thịnh
Hội nghị Tiến sĩ trẻ góp ý vào Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã thu được nhiều ý kiến xung quanh việc đầu tư, chăm lo phát triển toàn diện thế hệ trẻ, có chế độ đãi ngộ tốt để giữ chân nhà khoa học trẻ.
TS Nguyễn Thiên Tạo (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) |
TS Tạo cho rằng trong bối cảnh việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế thì việc tạo môi trường làm việc và phát huy hết khả năng của từng nhà khoa học hay của tập thể các nhóm nghiên cứu là một thách thức rất lớn đối với nền khoa học nước nhà.
Thực tế ở Việt Nam, nguồn nhân lực chưa được đào tạo bài bản, số lượng các nhà nghiên cứu chất lượng cao còn rất hạn chế; Nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học không tập trung; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu còn rất thiếu thốn; Cơ chế, chính sách đãi ngộ còn nhiều bất cập.
TS Tạo nhận định để có được nguồn nhân lực chất lượng cao trong nghiên cứu khoa học phải có sự cố gắng từ cả hai phía.
Về phía nhà khoa học phải nỗ lực hết mình để thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ ngoại ngữ và đặc biệt phải có niềm đam mê nghiên cứu.
Các nhà khoa học trẻ cũng phải chủ động hơn trong việc xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tìm kiếm nguồn tài trợ (trong nước và quốc tế), mở rộng quan hệ hợp tác của mình và nhóm nghiên cứu của mình.
Bài học kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, con người là yếu tố quyết định mọi thành công. Đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư xứng đáng và có hiệu quả lâu dài.
“Theo tôi, không chỉ có giải pháp cử cán bộ đi học ở nước ngoài mà cũng có thể mời các chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và làm việc cùng với người Việt Nam”, TS Tạo nêu ý kiến.
Anh Nguyễn Phi Long, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam mời các tiến sĩ trẻ đóng góp ý kiến |
“Quỹ NAFOSTED cũng nên xem xét dành riêng một nguồn kính phí đề hỗ trợ cho ý tưởng nghiên cứu của các nhà khoa học dưới 35 tuổi. Kể cả mới có trình độ thạc sỹ nếu có ý tưởng xuất sắc”, TS Tạo đề xuất.
Hiện nay hoạt động của các hiệp hội nghiên cứu chưa thực sự phát huy hiệu quả, thường mới chỉ dừng lại việc tổ chức các hội thảo khoa học. Các vấn đề trao đổi học thuật (seminar) thường kỳ trong các hội hoặc ngay trong các nhóm nghiên cứu rất hiếm hoi.
“Việc này có thể hoàn toàn thực hiện được mà lại không tốn kém, các cơ quan nghiên cứu, các hội nghiên cứu có thể mời các chuyên gia nước ngoài (khi họ sang làm việc ở Việt Nam) hoặc chuyên gia trong nước nói chuyện, có bài trình bày về các vấn đề nghiên cứu mới, phương pháp mới, kỹ năng phân tích kết quả nghiên cứu và công bố hay đơn giản chỉ là giới thiệu cơ hội xin học bổng hoặc tài trợ”, TS Tạo đề xuất.
TS Tạo cũng chia sẻ hàng loạt kinh nghiệm thu hút nhân tài tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Viện đã thường xuyên gửi cán bộ trẻ đi đào tạo và trao đổi hàn lâm ở nước ngoài; Có chương trình thường niên hỗ trợ cho các nhà khoa học trẻ làm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cũng có chương trình đặc biệt dành cho các đề tài nghiên cứu của cán bộ trẻ; Có chế độ thưởng cho các công trình công bố và coi thành tích công bố kết quả nghiên cứu (đặc biệt là công bố quốc tế) là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xét thi đua hàng năm; Tạo diễn đàn cho các nhà khoa học trao đổi, thông tin về lĩnh vực mình nghiên cứu thông qua hội thảo khoa học, mạng thông tin nội bộ.
Nhờ thực hiện nhóm giải pháp trên mà những cán bộ trẻ đã có cơ hội được học tập và làm việc ở những cơ sở nghiên cứu tiên tiến trên thế giới (Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,…).
Thủ tướng gặp gỡ các nhà khoa học trẻ ngày 11/9 (Ảnh VGP) |
Những kiến thức và kinh nghiệm học hỏi được có thể không áp dụng được hoàn toàn trong điều kiện ở Việt Nam, nhưng quan trọng nhất là những cán bộ trẻ học được cách xây dựng ý tưởng nghiên cứu, tư duy khoa học và làm việc bài bản hơn.
Khi quay về làm việc tại Việt Nam, các chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ mặc dù không nhiều nhưng là nguồn động viên rất lớn giúp cán bộ trẻ duy trì niềm đam mê với khoa học.
“Được chủ trì các đề tài độc lập trẻ, các nhà khoa học như chúng tôi cảm nhận được sự tin tưởng của cấp trên, tự tin hơn khi thực hiện các hướng nghiên cứu mà mình theo đuổi và quan trọng hơn nữa là chúng tôi tự hào đã góp phần công sức của mình trong quá trình hội nhập và nâng cao vị thế của nền khoa học Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác theo các hướng mũi nhọn, công nghệ hiện đại và các công trình công bố quốc tế”, TS Tạo chia sẻ.
TS Tạo cho rằng bản thân các nhà khoa học trẻ cần tự mình nỗ lực hết sức, theo đuổi đam mê công việc.
“Tôi dành gần 5 năm làm trợ lý nghiên cứu cho các nhà khoa học đàn anh, tham gia hỗ trợ các chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn, mở rộng quan hệ hợp tác đồng thời thu thập nguyên liệu để phục vụ công tác nghiên cứu, và bên cạnh đó có thêm thu nhập để duy trì cuộc sống hàng ngày”, TS Tạo dẫn chứng.
Sau khi được cử đi làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kyoto (Nhật Bản), anh Tạo đã được giao nhiệm vụ tham gia và chủ trì 8 đề tài NCKH các cấp, đồng thời tham gia điều phối một số chương hợp tác quốc tế với các đối tác Nhật Bản, Mỹ, Đức, Nga, Úc, Anh, Bỉ, Hà Lan.
Hiện tại, TS Tạo đã công bố được 60 công trình khoa học, trong đó có 55 bài báo quốc tế.
Phạm Thịnh
Bình luận