(VTC News)- Người dân làng Nhị Khê (xã Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội) vẫn thường nói đùa về chàng trai Lê Đức Duẩn – thủ khoa ĐH Dược Hà Nội là “Thủ khoa nhiều giấy khen hơn là quần áo”.
Số phận nghiệt ngã
Chạy xe qua những con đê ngoằn nghoèo, những cánh đồng xanh mướt, chúng tôi về làng Nhị Khê (xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) để tìm gặp chàng trai thủ khoa ĐH Dược Hà Nội – Lê Đức Duẩn.
Mới chỉ dừng ở đầu làng, hỏi thăm từ bà cụ 80 tuổi đến các em nhỏ ai ai cũng biết tiếng cậu học sinh nghèo hiếu học vừa đỗ thủ khoa trường đại học danh tiếng nhất nhì cả nước.
Khi chúng tôi bước vào căn nhà cấp 4 xập xệ đã được xây cách đây gần 30 năm, cả gia đình Duẩn cũng vừa xong bữa cơm trưa dù rằng đồng hồ lúc đó đã tới gần 1 giờ chiều.
Thấy có phóng viên tới, những người hàng xóm kéo sang mỗi lúc một đông. Mấy hôm nay có nhiều thầy cô, bạn bè, hàng xóm và cả những phóng viên về chơi nhà và chúc mừng thành tích đặc biệt của Duẩn nên chị Nghiêm Thị Thu (mẹ của Duẩn) đã quyết định mua hẳn nửa cân chè khô thơm mới để tiếp khách.
“Ngày bình thường ba mẹ con cũng chỉ uống nước trắng nhưng mấy hôm nay có nhiều anh em, thầy cô, bạn bè và cả khách ở trung ương về chơi nên tôi cũng mạnh dạn mua để tiếp khách” - Chị Thu cười tươi chia sẻ khi phóng viên hỏi về túi chè mới được mang ra pha.
Có lẽ, ở làng Nhị Khê gia đình chị Thu thuộc loại đặc biệt nhất. Người con cả của chị mất năm 2000 do bị ung thư máu. Chẳng bao lâu sau, năm 2005, người chồng và cũng là trụ cột trong gia đình lại rời bỏ cô và các con để ra đi vì căn bệnh ung thư gan quái ác.
“Anh bảo nhà nông thì làm gì có tiền mà đi khám bệnh định kỳ. Chỉ đến lúc bệnh phát ra ngoài thì mới biết rồi cũng không thể chữa được” - chị Thu ngậm ngùi kể về sự ra đi của những người thân yêu nhất trong gia đình.
Nỗi đau mất người thân cứ liên tiếp ập lên đầu người phụ nữ tần tảo khiến cho những căn bệnh trong người chị Thu trở nên nặng hơn. Chồng mất, chị Thu lại đau ốm liên miên do thoái hóa 3 đốt sống lưng cùng với căn bệnh dạ dày quái ác dường như chỉ chờ đánh gục chị.
Số tiền 20 triệu đồng chị Thu chạy vạy anh chị em, hàng xóm để lo thuốc thang chạy chữa cho chồng nay vẫn còn đó khiến cho chị càng thêm áp lực cho bản thân mình.
Với khoản thu nhập khoảng 500.000 đồng hàng tháng từ việc làm thêm các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu và thu nhập từ 3 sào ruộng cũng không đủ để lo cho các con ăn học và sinh hoạt trong gia đình.
Hễ ở đâu có người cần phụ hồ là chị Thu lại không ngại khó khăn xin đi làm dù bản thân đang mang căn bệnh không cho phép lao động nặng. Thương hai con còn nhỏ dại, chị Thu vẫn tần tảo làm mọi việc những mong các con được ăn học đến nơi đến chốn.
Vì vậy mà khi nhận được thông tin cậu con trai Lê Đức Duẩn đỗ thủ khoa ĐH Dược Hà Nội, chị Thu không giấu nổi niềm vui nhưng kèm theo đó lại là bao suy tư của người mẹ: “Cháu nó đỗ đại học thì gia đình mừng lắm. Nhưng mừng Một thì tôi lại lo Mười. Lo vì mai đây không biết lấy tiền đâu để nuôi em nó ăn học”.
Thủ khoa giấy khen nhiều hơn quần áo
Biết được hoàn cảnh gia đình mình vô cùng khó khăn nên bản thân Duẩn cũng rất tiết kiệm trong chi tiêu và không bao giờ đòi mẹ mua quần áo mới.
Chàng thủ khoa ĐH Dược Hà Nội kể trong suốt những năm học cấp 3 cậu cũng chỉ mặc duy nhất có 2 chiếc áo đồng phục mùa hè, 2 chiếc áo đồng phục mùa đông và 2 chiếc quần đen. Hai bộ trang phục cứ được Duẩn mặc thay đổi trong suốt ba năm học.
Nói đến đây, một người hàng xóm chợt ngắt lời: “Cháu nó tiết kiệm lắm. Mấy năm cũng mới chỉ có 2 bộ quần áo thay đổi nhau. Mấy hôm nay chúng tôi cứ trêu là Thủ khoa đại học có nhiều giấy khen hơn là quần áo”.
Theo nhẩm tính của chị Thu, chỉ riêng mấy năm cấp 3 thì Duẩn cũng có tới gần chục cái giấy khen trong khi em cũng chỉ có 2 bộ quần áo để thay nhau.
“Những hôm trời mưa to, quần áo không kịp khô thì em mang lên bếp than để hơ. Nếu không khô thì em sẽ mặc quần áo ẩm đi học” - Duẩn vui vẻ tâm sự.
Không chỉ có quần áo, đôi dép tổ ong cũng được Duẩn đi từ đầu năm học tới tận ngày lên Hà Nội đi thi đại học. Duẩn kể, kết thúc kỳ thi đại học, mấy người anh họ có bàn nhau “giấu” đi đôi dép tổ ong cũ kỹ và mua cho chàng trai này một đôi xăng đan mới tinh.
Do nhà cách trường tới 11km nên ngày ngày Duẩn phải mang cặp lồng cơm đi học. Thực đơn hàng ngày vẫn chỉ thường có cơm trắng, rau, cà, đậu. “ Một tuần chỉ có 1 tới 2 lần thì có thêm thức ăn là trứng hoặc thịt” - Chàng thủ khoa bật mí về suất cơm trưa của mình.
Vì vậy, trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây nhất, Duẩn được các bác sĩ kết luận là suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng. Trước khi thi đại học, chàng trai này chỉ được chưa đầy 40kg.
Từng định bỏ học
Với vóc dáng nhỏ bé nên Duẩn đành phải chia tay với ước mơ của mình khi không đủ điều kiện để dự thi vào Học viện An ninh.
Không được thực hiện theo ước mơ lớn nhất của mình, Duẩn quyết định dự thi vào ĐH Dược Hà Nội. Chia sẻ về sự lựa chọn của bản thân, Duẩn tâm sự: “Em thấy bố em, anh em và những người thân xung quanh em đều bị mất bởi những căn bệnh quái ác nên em muốn sau này có thể chữa bệnh cho mọi người. Mẹ em cũng đau ốm liên miên”.
Năm 2005, khi bố vừa mất, Duẩn đã từng có suy nghĩ sẽ bỏ học để ở nhà đan hàng xuất khẩu giúp mẹ nuôi em. “Ngày đó tôi đã phải khuyên cháu không nên có những suy nghĩ tiêu cực đó. Tôi chỉ bảo nếu con sau này cũng muốn khổ như cha mẹ thì hãy bỏ học. Còn muốn cuộc sống không vất vả thì chỉ con đường là học tập”.
Được mẹ động viên, Duẩn càng quyết tâm học tập và từ đầu năm học cấp 2, chàng trai này luôn là học sinh giỏi của trường với nhiều thành tích đặc biệt.
Ngoài giờ học, Duẩn vẫn thường giúp mẹ đan rổ để lấy thêm tiền lo chi phí sinh hoạt trong gia đình. "Cháu nó nứt (từ chuyên môn-pv) nhanh và đẹp lắm. Như tôi giờ cũng không làm nhanh bằng cháu. Có ngày cháu nó làm cũng được hơn 20 nghìn" - Chị Thu tự hào về cậu con trai của mình.
Đối với Duẩn con đường học đại học trước mắt còn rất dài nhưng bản thân chàng thủ khoa cũng đã có những dự định cho riêng mình. Duẩn cho biết sau khi lên đại học sẽ đi dạy thêm gia sư để kiếm tiền tự trang trải cho cuộc sống của mình trên Hà Nội.
Chạy xe qua những con đê ngoằn nghoèo, những cánh đồng xanh mướt, chúng tôi về làng Nhị Khê (xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) để tìm gặp chàng trai thủ khoa ĐH Dược Hà Nội – Lê Đức Duẩn.
Mới chỉ dừng ở đầu làng, hỏi thăm từ bà cụ 80 tuổi đến các em nhỏ ai ai cũng biết tiếng cậu học sinh nghèo hiếu học vừa đỗ thủ khoa trường đại học danh tiếng nhất nhì cả nước.
Căn nhà cấp 4 của thủ khoa Lê Đức Duẩn mấy ngày nay như rộn ràng hơn khi người làng và người quen biết thông tin đến chúc mừng ngày một đông |
Niềm hạnh phúc lớn lao của gia đình chị Nghiêm Thị Thu khi cậu con trai Lê Đức Duẩn đã đạt thành tích thủ khoa ĐH Dược Hà Nội (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Khi chúng tôi bước vào căn nhà cấp 4 xập xệ đã được xây cách đây gần 30 năm, cả gia đình Duẩn cũng vừa xong bữa cơm trưa dù rằng đồng hồ lúc đó đã tới gần 1 giờ chiều.
Thấy có phóng viên tới, những người hàng xóm kéo sang mỗi lúc một đông. Mấy hôm nay có nhiều thầy cô, bạn bè, hàng xóm và cả những phóng viên về chơi nhà và chúc mừng thành tích đặc biệt của Duẩn nên chị Nghiêm Thị Thu (mẹ của Duẩn) đã quyết định mua hẳn nửa cân chè khô thơm mới để tiếp khách.
“Ngày bình thường ba mẹ con cũng chỉ uống nước trắng nhưng mấy hôm nay có nhiều anh em, thầy cô, bạn bè và cả khách ở trung ương về chơi nên tôi cũng mạnh dạn mua để tiếp khách” - Chị Thu cười tươi chia sẻ khi phóng viên hỏi về túi chè mới được mang ra pha.
Có lẽ, ở làng Nhị Khê gia đình chị Thu thuộc loại đặc biệt nhất. Người con cả của chị mất năm 2000 do bị ung thư máu. Chẳng bao lâu sau, năm 2005, người chồng và cũng là trụ cột trong gia đình lại rời bỏ cô và các con để ra đi vì căn bệnh ung thư gan quái ác.
“Anh bảo nhà nông thì làm gì có tiền mà đi khám bệnh định kỳ. Chỉ đến lúc bệnh phát ra ngoài thì mới biết rồi cũng không thể chữa được” - chị Thu ngậm ngùi kể về sự ra đi của những người thân yêu nhất trong gia đình.
Nỗi đau mất người thân cứ liên tiếp ập lên đầu người phụ nữ tần tảo khiến cho những căn bệnh trong người chị Thu trở nên nặng hơn. Chồng mất, chị Thu lại đau ốm liên miên do thoái hóa 3 đốt sống lưng cùng với căn bệnh dạ dày quái ác dường như chỉ chờ đánh gục chị.
Số tiền 20 triệu đồng chị Thu chạy vạy anh chị em, hàng xóm để lo thuốc thang chạy chữa cho chồng nay vẫn còn đó khiến cho chị càng thêm áp lực cho bản thân mình.
Với khoản thu nhập khoảng 500.000 đồng hàng tháng từ việc làm thêm các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu và thu nhập từ 3 sào ruộng cũng không đủ để lo cho các con ăn học và sinh hoạt trong gia đình.
Hễ ở đâu có người cần phụ hồ là chị Thu lại không ngại khó khăn xin đi làm dù bản thân đang mang căn bệnh không cho phép lao động nặng. Thương hai con còn nhỏ dại, chị Thu vẫn tần tảo làm mọi việc những mong các con được ăn học đến nơi đến chốn.
Vì vậy mà khi nhận được thông tin cậu con trai Lê Đức Duẩn đỗ thủ khoa ĐH Dược Hà Nội, chị Thu không giấu nổi niềm vui nhưng kèm theo đó lại là bao suy tư của người mẹ: “Cháu nó đỗ đại học thì gia đình mừng lắm. Nhưng mừng Một thì tôi lại lo Mười. Lo vì mai đây không biết lấy tiền đâu để nuôi em nó ăn học”.
Thủ khoa giấy khen nhiều hơn quần áo
Biết được hoàn cảnh gia đình mình vô cùng khó khăn nên bản thân Duẩn cũng rất tiết kiệm trong chi tiêu và không bao giờ đòi mẹ mua quần áo mới.
Chàng thủ khoa ĐH Dược Hà Nội kể trong suốt những năm học cấp 3 cậu cũng chỉ mặc duy nhất có 2 chiếc áo đồng phục mùa hè, 2 chiếc áo đồng phục mùa đông và 2 chiếc quần đen. Hai bộ trang phục cứ được Duẩn mặc thay đổi trong suốt ba năm học.
Nói đến đây, một người hàng xóm chợt ngắt lời: “Cháu nó tiết kiệm lắm. Mấy năm cũng mới chỉ có 2 bộ quần áo thay đổi nhau. Mấy hôm nay chúng tôi cứ trêu là Thủ khoa đại học có nhiều giấy khen hơn là quần áo”.
Theo nhẩm tính của chị Thu, chỉ riêng mấy năm cấp 3 thì Duẩn cũng có tới gần chục cái giấy khen trong khi em cũng chỉ có 2 bộ quần áo để thay nhau.
“Những hôm trời mưa to, quần áo không kịp khô thì em mang lên bếp than để hơ. Nếu không khô thì em sẽ mặc quần áo ẩm đi học” - Duẩn vui vẻ tâm sự.
Ngoài thời gian học, Duẩn còn giúp mẹ đan lát để kiếm thêm thu nhập (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Không chỉ có quần áo, đôi dép tổ ong cũng được Duẩn đi từ đầu năm học tới tận ngày lên Hà Nội đi thi đại học. Duẩn kể, kết thúc kỳ thi đại học, mấy người anh họ có bàn nhau “giấu” đi đôi dép tổ ong cũ kỹ và mua cho chàng trai này một đôi xăng đan mới tinh.
Do nhà cách trường tới 11km nên ngày ngày Duẩn phải mang cặp lồng cơm đi học. Thực đơn hàng ngày vẫn chỉ thường có cơm trắng, rau, cà, đậu. “ Một tuần chỉ có 1 tới 2 lần thì có thêm thức ăn là trứng hoặc thịt” - Chàng thủ khoa bật mí về suất cơm trưa của mình.
Vì vậy, trong lần kiểm tra sức khỏe gần đây nhất, Duẩn được các bác sĩ kết luận là suy nhược cơ thể và suy dinh dưỡng. Trước khi thi đại học, chàng trai này chỉ được chưa đầy 40kg.
Từng định bỏ học
Với vóc dáng nhỏ bé nên Duẩn đành phải chia tay với ước mơ của mình khi không đủ điều kiện để dự thi vào Học viện An ninh.
Không được thực hiện theo ước mơ lớn nhất của mình, Duẩn quyết định dự thi vào ĐH Dược Hà Nội. Chia sẻ về sự lựa chọn của bản thân, Duẩn tâm sự: “Em thấy bố em, anh em và những người thân xung quanh em đều bị mất bởi những căn bệnh quái ác nên em muốn sau này có thể chữa bệnh cho mọi người. Mẹ em cũng đau ốm liên miên”.
Thủ khoa Lê Đức Duẩn đã từng có ý định bỏ học khi hoàn cảnh quá khó khăn để ở nhà giúp mẹ |
Năm 2005, khi bố vừa mất, Duẩn đã từng có suy nghĩ sẽ bỏ học để ở nhà đan hàng xuất khẩu giúp mẹ nuôi em. “Ngày đó tôi đã phải khuyên cháu không nên có những suy nghĩ tiêu cực đó. Tôi chỉ bảo nếu con sau này cũng muốn khổ như cha mẹ thì hãy bỏ học. Còn muốn cuộc sống không vất vả thì chỉ con đường là học tập”.
Được mẹ động viên, Duẩn càng quyết tâm học tập và từ đầu năm học cấp 2, chàng trai này luôn là học sinh giỏi của trường với nhiều thành tích đặc biệt.
Ngoài giờ học, Duẩn vẫn thường giúp mẹ đan rổ để lấy thêm tiền lo chi phí sinh hoạt trong gia đình. "Cháu nó nứt (từ chuyên môn-pv) nhanh và đẹp lắm. Như tôi giờ cũng không làm nhanh bằng cháu. Có ngày cháu nó làm cũng được hơn 20 nghìn" - Chị Thu tự hào về cậu con trai của mình.
Đối với Duẩn con đường học đại học trước mắt còn rất dài nhưng bản thân chàng thủ khoa cũng đã có những dự định cho riêng mình. Duẩn cho biết sau khi lên đại học sẽ đi dạy thêm gia sư để kiếm tiền tự trang trải cho cuộc sống của mình trên Hà Nội.
Phạm Thịnh
Bình luận