(VTC News)- Sau hàng loạt những vụ bạo hành trẻ em trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã kiến nghị những giải pháp hữu ích để chấm dứt tình trạng này.
Thậm chí, nhiều địa phương có kiểm tra, xử phạt nhưng sau đó lại thiếu sự giám sát các cơ sở vi phạm một cách chặt chẽ.
Trong khi đó, các bảo mẫu có những hành động tra tấn trẻ dã man lại thường là những cô gái trẻ tuổi (bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ mới 18 tuổi, bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý mới 19 tuổi)…
Phần lớn những cô bảo mẫu này không có trình độ sư phạm, thường xuất thân từ những gia đình khó khăn nên họ cũng chỉ có mục đích kiếm sống qua ngày. Vì vậy, việc đòi hỏi tình thương và trách nhiệm của những bảo mẫu trẻ này là điều rất khó trong thực tế.
Chia sẻ về điều này, bác sĩ Nguyễn Trọng An (Phó Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em – Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng: “Nguyên nhân là chúng ta không có đủ “tai mắt” - hệ thống cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cộng đồng để thông tin về những vụ việc này. Đặc biệt hệ thống này sẽ có nhiệm vụ phát hiện sớm, ngăn ngừa sớm”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em cũng cho rằng hiện nay ở các khu công nghiệp ở Việt Nam đang thiếu rất nhiều nhà trẻ.
Ông An cũng cho biết có rất nhiều mô hình các nhà trẻ bên cạnh các doanh nghiệp. Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đã phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khảo sát ở các doanh nghiệp và thấy rằng ở nhiều nơi vấn đề này được làm rất bài bản.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, xây dựng phòng vắt sữa cho trẻ ngay bên cạnh khu công nghiệp và có cả các khu trữ sữa để mang về cho con.
Nhiều doanh nghiệp có đa số là lao động nữ nhưng lại không có nhà trẻ bên cạnh. Các bà mẹ sau 6 tháng nghỉ sinh thì phải đi làm. Vì vậy nhu cầu gửi con tại các nhà trẻ ở trong khu công nghiệp, gần khu công nghiệp là rất lớn.
“Tuy nhiên, có điều đặc biệt là hầu hết các doanh nghiệp làm được điều đó lại là các đơn vị liên doanh. Vậy tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam không làm được việc này?”, ông An băn khoăn đặt câu hỏi.
Giải pháp nào?
Lãnh đạo Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng cho rằng để giải quyết tình trạng này, nhà nước phải vào cuộc chứ từng gia đình không thể làm được.
“Nhà nước phải có chính sách để hỗ trợ không chỉ các trường mầm non một cách công bằng. Các trường mầm non tư thục muốn được hỗ trợ cần phải đảm bảo đủ các điều kiện, chất lượng”, ông An kiến nghị.
Được biết, Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em đang thi hành quyết định 267, triển khai chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em trong cộng đồng trên toàn quốc.
Hiện nay, số lượng các cộng tác viên dân số, bảo vệ trẻ em trên toàn quốc khoảng 40.000 thành viên. Sắp tới, Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em sẽ cố gắng phấn đấu đưa số lượng cộng tác viên này lên tới hơn 162.000 thành viên (bằng thời điểm trước 2008).
Về vấn đề này, ông An đưa ra lý giải chính người cộng tác viên sống ở các địa bàn dân cư mới biết được gia đình nào bố nghiện rượu hay đánh con, bố mẹ bỏ nhau con có khả năng lang thang, trường nào hay đánh đập trẻ em. Từ đó, các cộng tác viên sẽ kiến nghị tới các cơ quan chức năng để ngắn ngừa sớm các hành vi đánh đập trẻ một cách dã man.
Đối với vấn đề thiếu trường mầm non ở các khu công nghiệp, ông An cho rằng trước hết cần nâng cao nhận thức cho chính lãnh đạo các doanh nghiệp.
“Nếu người lao động được chăm sóc tốt, họ yên tâm công việc, con cái họ không bị đói, không có các nguy cơ nguy hiểm thì người lao động sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất, doanh nghiệp sẽ được lợi”, ông An phân tích.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi cấp phép cho các doanh nghiệp mở các khu công nghiệp thì trong thiết kế phải có các nhà trẻ mẫu giáo. Đó là một chính sách rộng lớn và bao trùm.
Trong khi đó, ngày 19/12, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết đang chuẩn bị trình Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành Chỉ thị mới về “Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non”.
Trong đó, nội dung quan trọng là việc tập trung xây trường mầm non trong khu chế xuất, khu công nghiệp thay cho Chỉ thị 03 năm 2008 vẫn chưa đề cập đến vấn đề này.
Được biết, tờ trình về vấn đề này sẽ được đưa ra vào cuối tháng 12/2013.
Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên dành quỹ đất, thúc đẩy đầu tư để các quận huyện xây dựng các trường mầm non trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định cũng sẽ phối hợp với các Sở Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho các bà mẹ và người thân trong gia đình chăm sóc trẻ, không gửi trẻ ở những nơi không có giấy phép.
Từ đầu năm đến nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ đạo 24 Phòng GD-ĐT rà soát tất cả các trường hợp mầm non ngoài công lập và các nhóm trẻ có phép.
Trong những ngày cuối năm, sở tiếp tục hậu kiểm tra, nếu các nhóm trường này không đảm bảo đúng những quy định đề ra sẽ bị đóng cửa.
Cũng nhằm chấn chỉnh tình trạng hoạt động không phép của nhiều cơ sở, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT các địa phương phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp.
Thiếu trường, thiếu ‘tai mắt’
Sau vụ việc bảo mẫu hành hạ trẻ ở trường mầm non tư thục Phương Anh được báo chí thông tin, nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao gần đây các cơ quan chức năng đã xử lý rất nghiêm nhưng tình trạng này không hề chấm dứt.
Thậm chí, trước đó ngày 17/11, bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ (phường Linh Trung, Thủ Đức) đã hành hạ dã man cháu bé 18 tháng tuổi gây tử vong cũng khiến dư luận rất phẫn uất và xót xa.
Thiếu trường mầm non khiến nhiều phụ huynh nghèo phải gửi con vào những nhóm trẻ không phép |
Clip cô giáo mầm non bóp cổ, bịt mũi, tát trẻ bôm bốp
Điều dễ dàng nhận thấy, các vụ việc vừa qua đều hầu hết xảy ra ở các nhóm trẻ gia đình tự phát, không được cấp phép và ít được sự quan tâm từ chính quyền địa phương. Thậm chí, nhiều địa phương có kiểm tra, xử phạt nhưng sau đó lại thiếu sự giám sát các cơ sở vi phạm một cách chặt chẽ.
Trong khi đó, các bảo mẫu có những hành động tra tấn trẻ dã man lại thường là những cô gái trẻ tuổi (bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ mới 18 tuổi, bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý mới 19 tuổi)…
Phần lớn những cô bảo mẫu này không có trình độ sư phạm, thường xuất thân từ những gia đình khó khăn nên họ cũng chỉ có mục đích kiếm sống qua ngày. Vì vậy, việc đòi hỏi tình thương và trách nhiệm của những bảo mẫu trẻ này là điều rất khó trong thực tế.
Ở các cơ sở mầm non không phép, phần lớn giáo viên đều còn trẻ và chưa được qua đào tạo sư phạm |
Clip cô giáo mầm non bóp cổ, bịt mũi, tát trẻ bôm bốp
Như vậy, với những địa bàn rộng lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, việc quản lý các nhà trẻ tự phát cũng đang gặp nhiều khó khăn.Chia sẻ về điều này, bác sĩ Nguyễn Trọng An (Phó Cục trưởng Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em – Bộ LĐ-TB-XH) cho rằng: “Nguyên nhân là chúng ta không có đủ “tai mắt” - hệ thống cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em ở cộng đồng để thông tin về những vụ việc này. Đặc biệt hệ thống này sẽ có nhiệm vụ phát hiện sớm, ngăn ngừa sớm”.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em cũng cho rằng hiện nay ở các khu công nghiệp ở Việt Nam đang thiếu rất nhiều nhà trẻ.
Ông An cũng cho biết có rất nhiều mô hình các nhà trẻ bên cạnh các doanh nghiệp. Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đã phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khảo sát ở các doanh nghiệp và thấy rằng ở nhiều nơi vấn đề này được làm rất bài bản.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo, xây dựng phòng vắt sữa cho trẻ ngay bên cạnh khu công nghiệp và có cả các khu trữ sữa để mang về cho con.
Nhiều doanh nghiệp có đa số là lao động nữ nhưng lại không có nhà trẻ bên cạnh. Các bà mẹ sau 6 tháng nghỉ sinh thì phải đi làm. Vì vậy nhu cầu gửi con tại các nhà trẻ ở trong khu công nghiệp, gần khu công nghiệp là rất lớn.
“Tuy nhiên, có điều đặc biệt là hầu hết các doanh nghiệp làm được điều đó lại là các đơn vị liên doanh. Vậy tại sao các doanh nghiệp của Việt Nam không làm được việc này?”, ông An băn khoăn đặt câu hỏi.
Giải pháp nào?
Lãnh đạo Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cũng cho rằng để giải quyết tình trạng này, nhà nước phải vào cuộc chứ từng gia đình không thể làm được.
Bác sĩ Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em kiến nghị nhiều giải pháp hữu ích |
Được biết, Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em đang thi hành quyết định 267, triển khai chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em trong cộng đồng trên toàn quốc.
Hiện nay, số lượng các cộng tác viên dân số, bảo vệ trẻ em trên toàn quốc khoảng 40.000 thành viên. Sắp tới, Cục Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em sẽ cố gắng phấn đấu đưa số lượng cộng tác viên này lên tới hơn 162.000 thành viên (bằng thời điểm trước 2008).
Về vấn đề này, ông An đưa ra lý giải chính người cộng tác viên sống ở các địa bàn dân cư mới biết được gia đình nào bố nghiện rượu hay đánh con, bố mẹ bỏ nhau con có khả năng lang thang, trường nào hay đánh đập trẻ em. Từ đó, các cộng tác viên sẽ kiến nghị tới các cơ quan chức năng để ngắn ngừa sớm các hành vi đánh đập trẻ một cách dã man.
Đối với vấn đề thiếu trường mầm non ở các khu công nghiệp, ông An cho rằng trước hết cần nâng cao nhận thức cho chính lãnh đạo các doanh nghiệp.
“Nếu người lao động được chăm sóc tốt, họ yên tâm công việc, con cái họ không bị đói, không có các nguy cơ nguy hiểm thì người lao động sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất, doanh nghiệp sẽ được lợi”, ông An phân tích.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cũng kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khi cấp phép cho các doanh nghiệp mở các khu công nghiệp thì trong thiết kế phải có các nhà trẻ mẫu giáo. Đó là một chính sách rộng lớn và bao trùm.
Trong khi đó, ngày 19/12, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết đang chuẩn bị trình Chủ tịch UBND TP.HCM ký ban hành Chỉ thị mới về “Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ ở các trường, lớp, cơ sở giáo dục mầm non”.
Trong đó, nội dung quan trọng là việc tập trung xây trường mầm non trong khu chế xuất, khu công nghiệp thay cho Chỉ thị 03 năm 2008 vẫn chưa đề cập đến vấn đề này.
Được biết, tờ trình về vấn đề này sẽ được đưa ra vào cuối tháng 12/2013.
Theo đó, thành phố sẽ ưu tiên dành quỹ đất, thúc đẩy đầu tư để các quận huyện xây dựng các trường mầm non trong khu chế xuất, khu công nghiệp.
Sắp tới TP.HCM sẽ ưu tiên quỹ đất xây trường mầm non trong các khu công nghiệp khu chế xuất (Ảnh minh họa) |
Từ đầu năm đến nay, Sở GD-ĐT TP.HCM đã chỉ đạo 24 Phòng GD-ĐT rà soát tất cả các trường hợp mầm non ngoài công lập và các nhóm trẻ có phép.
Trong những ngày cuối năm, sở tiếp tục hậu kiểm tra, nếu các nhóm trường này không đảm bảo đúng những quy định đề ra sẽ bị đóng cửa.
Cũng nhằm chấn chỉnh tình trạng hoạt động không phép của nhiều cơ sở, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT các địa phương phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo đến các tổ dân phố về các nhóm lớp tư thục độc lập đã được cấp phép, chưa được cấp phép hoặc bị đình chỉ hoạt động trên địa bàn để phụ huynh biết, lựa chọn trường, lớp.
Phạm Thịnh
Bình luận