'Cuộc tình' Ngân hàng Phương Nam (SouthernBank) với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) nhiều sóng gió cuối cùng đã chung kết vào tháng 10 năm ngoái. Sau sáp nhập, Sacombank tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của SouthernBank và cam kết duy trì quyền, nghĩa vụ của khách hàng, đối tác, cổ đông của cả hai ngân hàng.
Hãy xem, sau hơn 8 tháng về chung một nhà, Sacombank hiện đang được gì và mất gì?
Thực tế, trước khi sáp nhập, câu hỏi Sacombank có lợi gì từ thương vụ này đã được đặt ra. Có vấn đề nào khác khi 'hợp hôn' SouthernBank - Sacombank hay chỉ đơn thuần là xu thế của thị trường?
Cái lợi dễ nhận thấy nhất trong cuộc M&A này là Sacombank sẽ được thêm 141 điểm giao dịch, và cơ hội nâng tổng tài sản lên trên 290 nghìn tỷ đồng. Cùng với đó, vốn điều lệ ngân hàng sẽ lần đầu đạt con số 18.853 tỷ đồng. Đương nhiên, Sacombank chắc chân ở vị trí số 5 trên bảng xếp hạng (chỉ thua bộ tứ ngân hàng là BIDV, Vietinbank, Vietcombank và Agribank).
Cùng với đó, sáp nhập sẽ tạo ra những giá trị cộng hưởng to lớn như nâng cao năng lực quản trị điều hành và quản trị rủi ro, gia tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tiết giảm chi phí đồng thời dễ dàng hơn trong việc tăng khả năng khai thác thị trường bán lẻ.
Đặc biệt, theo Sacombank, sáp nhập này sẽ nâng khả năng sinh lời, từ đó đem lại nhiều hơn giá trị thặng dư cho cổ đông. Cuối cùng, sáp nhập phù hợp với chủ trương của cơ quan quản lý trong việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang trở thành ngày càng cấp thiết.
Đó là những thứ rất dễ nhìn ra.
Tuy nhiên, hơn 8 tháng sau sáp nhập, các chỉ số đang cho thấy sức khoẻ Sacombank có nhiều vấn đề.
Cuối tháng 3 năm nay, Sacombank đã có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSX) đề nghị gia hạn công bố báo cáo kiểm toán năm 2015. Theo Sacombank, lí do của việc này là Sacombank vẫn chưa nhận được hướng dẫn và phê duyệt phương án tái cơ cấu sau sáp nhập của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, đề nghị này của Sacombank đã bị Uỷ ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) từ chối thẳng thừng. Câu trả lời của UBCKNN là ngày 20/1 năm nay, cơ quan này đã có hướng dẫn cụ thể thực hiện một số vấn đề liên quan đến công bố thông tin báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty đối với công ty đại chúng. Theo đó, báo cáo tài chính năm 2015 được kiểm toán về thời hạn vẫn được áp dụng theo thông tư số 52/2012 của bộ Tài chính.
Bên cạnh đó, lý do xin gia hạn nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 của Sacombank không thuộc lý do bất khả kháng theo quy định.
Một số ý kiến cho rằng, động tác này của Sacombank nhằm mục đích “câu giờ”. Bởi, thời điểm hiện tại, ngân hàng này vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiếm toán 2015.
Không chỉ vậy, Sacombank hiện cũng đang tỏ ra quá chậm trễ trong tổ chức đại hội đồng cổ đông 2016, dù trước đó, ngân hàng này có văn bản xin hoãn tổ chức đại hội sang tháng 6, chứ không phải tháng 4 theo quy định của luật.
Xem video: Cổ phiếu ngân hàng: Buông rẻ cắt lỗ vẫn ế khách
Mặc dù đến thời điểm hiện tại, Sacombank đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm, song chỉ số kinh doanh lại vui ít buồn nhiều.
Cụ thể, 6 tháng, Sacombank chỉ đạt 363 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh 76% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận giảm do Sacombank nhận sáp nhập SouthernBank từ tháng 10 năm ngoái và ngân hàng phải tăng mạnh phần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của Phương Nam chuyển sang. Cùng với đó, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 6 đạt 2,83%, tăng so với mức 1,85% tại thời điểm đầu năm.
Một điểm tích cực dễ nhận ra là trong 6 tháng đầu năm 2016, huy động vốn của Sacombank khá tốt. Thông thường, huy động càng nhiều vốn thì ngân hàng càng dồi dào thanh khoản, đẩy mạnh cho vay và từ đó tăng trưởng lợi nhuận. Ở Sacombank có vẻ không như vậy.
Theo dõi báo cáo hai quý đầu năm, rất dễ nhận ra lợi nhuận của ngân hàng nay sau sáp nhập đang bị cắt lẹm lớn vì chi phí trả lãi tăng đột biến.
Cụ thế, kết thúc 6 tháng đầu năm 2016, Sacombank đạt 363 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 76%. Sau khi nộp thuế, lợi nhuận của nhà băng này còn lại 308 tỷ đồng, giảm 74% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải kết quả kinh doanh bết bát của ngân hàng, trong văn bản gửi cổ đông, một lãnh đạo ngân hàng cho rằng thu nhập từ lãi thuần giảm do chi phí trả lãi tiền gửi và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm mạnh.
Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, Sacombank đang rơi vào “bi kịch thừa tiền”.
Trong 6 tháng đầu năm, ông Trầm Bê tham dự 25/26 (96%) cuộc họp. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm, ông Bê chỉ tham dự 45/51 (88%) cuộc họp. Lý do ông Bê nghỉ 5 cuộc họp trong nửa cuối năm 2015 là vắng mặt.
Người con trai ông Bê, Trầm Khải Hoà, có mặt tất cả các cuộc họp.
Tính đến cuối 2015, gia đình ông Trầm Bê năm giữ 9,49% vốn tại Sacombank.
Bình luận