Trẻ con giờ học ngoại ngữ từ tấm bé, biết ngoại ngữ, càng nhiều càng tốt coi như thêm vé mở cánh cửa tương lai. Rồi cũng là thời đại thông tin, trẻ con giờ biết nhiều, đọc tên cầu thủ nước ngoài vanh vách. Cũng coi như là ngoại ngữ.
Song đợt EURO này, khi nơi tổ chức của nó là hai nước Ba Lan và Ukraine lại chạm ngay phải vấn đề gây tranh cãi trong giáo dục và chưa tìm ra giải pháp dứt điểm. Đó là "ma trận" phiên âm quốc tế.
Chẳng hạn, người Việt Nam vốn quen gọi thủ đô của Ba Lan là Vác-sa-va, đây cũng là cách phiên âm nhiều tờ báo thuộc hệ thống báo Đảng vẫn đang dùng. Ấy thế nhưng theo tiếng Anh, được viết là Warsaw, tất nhiên là đọc cũng khác. Hoặc theo tiếng Ba Lan thì viết là Warszawa...
Đúng là ma trận giữa viết và đọc. Cũng không thể bắt bẻ báo chí được bởi ngay trong sách giáo khoa- được coi là tính chuẩn mực rất cao cũng đã thống nhất được đâu.
Một anh bạn, làm nghề bình luận viên bóng đá trên truyền hình có tâm sự rất thật rằng: "Trong một số trường hợp, rất ngại phải đọc tên".
Ở EURO này, ai cũng biết HLV trưởng đội tuyển Đức là Joachim Loew- viết theo tiếng Anh. Nhưng đọc thế nào đây? Theo cách phiên âm của báo Nhân Dân thì HLV tuyển Đức là ông... Giô-a-chim Lô. Nhưng đọc lên cũng không thuận lắm mà đọc trệch đi một chút, có khi lại rơi vào trường hợp phản cảm: HLV Joa- chim- Lâu (!?).
Chợt nhớ ra chuyện ông HLV ngoại gần nhất của tuyển Việt Nam, Falko Goetz. Lúc đọc là Gốt, lúc là Goét còn một vị lãnh đạo cao cấp của VFF (vốn không rành ngoại ngữ cho lắm) chốt luôn cái tên thuần Việt cho dễ gọi, mà cũng thân thiện: Phan Công Quyết.
Nhiều người hâm mộ Việt xem đá bóng, nhất là các giải bóng đá lớn như EURO hay World Cup tỏ ra rất bực mình với đội ngũ BLV truyền hình vì có mỗi cái tên cầu thủ mà mỗi nơi đọc một kiểu. Thực tế thì họ bị trách oan. Lỗi, có khi lại nằm ở hệ thống giáo dục. Hơn trăm năm có chữ quốc ngữ mà chưa chuẩn hóa được cách viết, cách gọi.
Trong khi tên cầu thủ tiếng Đức, tiếng Hà Lan tương đối khó gọi đối với người yêu bóng đá bình thường thì thành viên đội tuyển Anh có lẽ là dễ nhận biết hơn cả. Một phần thân thuộc, phần vì tiếng Anh đối với người Việt là ‘đỉnh của đỉnh" trong số những ngoại ngữ cần học.
Bởi thế, hôm trước thấy có đứa trẻ cứ leo lẻo ông Roi- Hóc- Xương nào đó ở đội tuyển Anh thì cũng hơi lạ.
Tên ông ấy là Roy Hodgson. Người Anh cũng lạ, chọn HLV có cái tên (phiên âm ra tiếng Việt) rất hiểm, không tốt về hậu vận lắm. Trước khi Hodgson nắm quyền, là Capello. Vì cái chữ "lo" ám quẻ ấy mà bay ghế HLV ngay trước thềm EURO. Sau đó FA tính chọn ông Harry Redknapp- nghe hao hao ...rách nát.
Cuối cùng chốt lại là Roy Hodgson. Đội tuyển Anh, được giải Premier League chống lưng được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ bóng đá nói chung.
Tưởng là miếng thịt thơm đấy, nhưng không.
Từ chuyện Rooney bị cấm hai trận, cho đến việc hàng loạt các cầu thủ trụ cột chấn thương... nội tình lùng bùng có thể ảnh hưởng tới những khoản tài trợ lớn.
Có vẻ như là với tuyển Anh ở EURO này, Roy Hodgson đích thị là Roy Hóc Xương. Ăn thì khó, khạc cũng chẳng ra.
Song đợt EURO này, khi nơi tổ chức của nó là hai nước Ba Lan và Ukraine lại chạm ngay phải vấn đề gây tranh cãi trong giáo dục và chưa tìm ra giải pháp dứt điểm. Đó là "ma trận" phiên âm quốc tế.
Chẳng hạn, người Việt Nam vốn quen gọi thủ đô của Ba Lan là Vác-sa-va, đây cũng là cách phiên âm nhiều tờ báo thuộc hệ thống báo Đảng vẫn đang dùng. Ấy thế nhưng theo tiếng Anh, được viết là Warsaw, tất nhiên là đọc cũng khác. Hoặc theo tiếng Ba Lan thì viết là Warszawa...
Cuộc chiến tay ba Hodgson-Rio Ferdinand-Terry |
Đúng là ma trận giữa viết và đọc. Cũng không thể bắt bẻ báo chí được bởi ngay trong sách giáo khoa- được coi là tính chuẩn mực rất cao cũng đã thống nhất được đâu.
Một anh bạn, làm nghề bình luận viên bóng đá trên truyền hình có tâm sự rất thật rằng: "Trong một số trường hợp, rất ngại phải đọc tên".
Ở EURO này, ai cũng biết HLV trưởng đội tuyển Đức là Joachim Loew- viết theo tiếng Anh. Nhưng đọc thế nào đây? Theo cách phiên âm của báo Nhân Dân thì HLV tuyển Đức là ông... Giô-a-chim Lô. Nhưng đọc lên cũng không thuận lắm mà đọc trệch đi một chút, có khi lại rơi vào trường hợp phản cảm: HLV Joa- chim- Lâu (!?).
Chợt nhớ ra chuyện ông HLV ngoại gần nhất của tuyển Việt Nam, Falko Goetz. Lúc đọc là Gốt, lúc là Goét còn một vị lãnh đạo cao cấp của VFF (vốn không rành ngoại ngữ cho lắm) chốt luôn cái tên thuần Việt cho dễ gọi, mà cũng thân thiện: Phan Công Quyết.
Nhiều người hâm mộ Việt xem đá bóng, nhất là các giải bóng đá lớn như EURO hay World Cup tỏ ra rất bực mình với đội ngũ BLV truyền hình vì có mỗi cái tên cầu thủ mà mỗi nơi đọc một kiểu. Thực tế thì họ bị trách oan. Lỗi, có khi lại nằm ở hệ thống giáo dục. Hơn trăm năm có chữ quốc ngữ mà chưa chuẩn hóa được cách viết, cách gọi.
Đau đầu lắm Roy Hóc Xương |
Trong khi tên cầu thủ tiếng Đức, tiếng Hà Lan tương đối khó gọi đối với người yêu bóng đá bình thường thì thành viên đội tuyển Anh có lẽ là dễ nhận biết hơn cả. Một phần thân thuộc, phần vì tiếng Anh đối với người Việt là ‘đỉnh của đỉnh" trong số những ngoại ngữ cần học.
Bởi thế, hôm trước thấy có đứa trẻ cứ leo lẻo ông Roi- Hóc- Xương nào đó ở đội tuyển Anh thì cũng hơi lạ.
Tên ông ấy là Roy Hodgson. Người Anh cũng lạ, chọn HLV có cái tên (phiên âm ra tiếng Việt) rất hiểm, không tốt về hậu vận lắm. Trước khi Hodgson nắm quyền, là Capello. Vì cái chữ "lo" ám quẻ ấy mà bay ghế HLV ngay trước thềm EURO. Sau đó FA tính chọn ông Harry Redknapp- nghe hao hao ...rách nát.
Cuối cùng chốt lại là Roy Hodgson. Đội tuyển Anh, được giải Premier League chống lưng được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ bóng đá nói chung.
Tưởng là miếng thịt thơm đấy, nhưng không.
Từ chuyện Rooney bị cấm hai trận, cho đến việc hàng loạt các cầu thủ trụ cột chấn thương... nội tình lùng bùng có thể ảnh hưởng tới những khoản tài trợ lớn.
Có vẻ như là với tuyển Anh ở EURO này, Roy Hodgson đích thị là Roy Hóc Xương. Ăn thì khó, khạc cũng chẳng ra.
Song An (Thể Thao 24h)
Bình luận