Không mới
Một số chuyên gia cho rằng với dự thảo quy định như trên thì bảo đảm chất lượng đầu vào vẫn phải bảo đảm “ngưỡng tối thiểu” trên cơ sở tổng điểm ba môn như cách tính điểm sàn như cũ.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng giáo dục ĐH cho rằng: Dự thảo quy định như trên để xác định ngưỡng chất lượng đầu vào thực chất là một việc mang tính chất ngụy tạo. Vì Bộ GD-ĐT có đưa ra ba hay bốn mức điểm thì điểm cơ bản tối thiểu vẫn là “ngưỡng” thấp nhất phải đạt được.
Dự thảo quy định vẫn tính trên tổng điểm ba môn thi, không khác gì so với cách tính của những năm trước đây.
“Vì vậy, tôi thấy không có gì mới mẻ trong dự thảo quy định cả, chẳng qua chỉ dùng cách gọi khác thôi” - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.
TS Lê Viết Khuyến phân tích thêm: "Phổ điểm của tổng ba môn gần như không có ý nghĩa mà phải phổ điểm của từng môn mới có ý nghĩa. Từ phổ điểm của từng môn thi để các trường quyết định lấy mức nào và dựa trên phổ điểm từng môn thi. Phương án mới được Bộ GD-ĐT nêu vẫn tính trên tổng điểm ba môn nên không có tính khoa học. Nói là mới nhưng không có gì mới".
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã (Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi, Hà Nội) thì cho rằng việc Bộ GD-ĐT dự kiến ba đến bốn mức điểm xét tuyển cơ bản thực chất ba hay bốn cức chỉ là là các sàn cao thấp khác nhau. Các lý giải của Bộ GD-ĐT thậm chí khiến phụ huynh và học sinh lúng túng.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Hữu Lập (Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông) phân tích: Việc đưa ra nhiều mức điểm cơ bản cho công tác xét tuyển không giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, một khối thi xét cho nhiều ngành, một ngành tuyển ở nhiều khối và vấn đề cộng điểm ưu tiên nữa sẽ làm phức tạp thêm khâu quản lý tuyển sinh.
“Quan trọng là mức điểm cơ bản thấp nhất được xây dựng trên quan điểm nào, khác với việc xây dựng sàn các năm trước ra sao? Nếu cùng các tiêu chí xây dựng điểm sàn như các năm trước mà năm nay hạ thấp điểm sàn (mức cơ bản thấp nhất) hơn nữa thì chỉ để tháo gỡ khó khăn của một số trường “tốp dưới” trong tuyển sinh, kéo theo chất lượng đầu vào thấp xuống”, PGS Lê Hữu Lập chia sẻ.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mức điểm cơ bản, không giải quyết được vấn đề phân tầng các trường ĐH, CĐ.
>> ĐỌC TIẾP... Một số chuyên gia cho rằng với dự thảo quy định như trên thì bảo đảm chất lượng đầu vào vẫn phải bảo đảm “ngưỡng tối thiểu” trên cơ sở tổng điểm ba môn như cách tính điểm sàn như cũ.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng giáo dục ĐH cho rằng: Dự thảo quy định như trên để xác định ngưỡng chất lượng đầu vào thực chất là một việc mang tính chất ngụy tạo. Vì Bộ GD-ĐT có đưa ra ba hay bốn mức điểm thì điểm cơ bản tối thiểu vẫn là “ngưỡng” thấp nhất phải đạt được.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng dự thảo phương án điểm sàn mới của Bộ GD-ĐT không mới và thậm chí gây khó hiểu cho phụ huynh và học sinh |
Dự thảo quy định vẫn tính trên tổng điểm ba môn thi, không khác gì so với cách tính của những năm trước đây.
“Vì vậy, tôi thấy không có gì mới mẻ trong dự thảo quy định cả, chẳng qua chỉ dùng cách gọi khác thôi” - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ.
TS Lê Viết Khuyến phân tích thêm: "Phổ điểm của tổng ba môn gần như không có ý nghĩa mà phải phổ điểm của từng môn mới có ý nghĩa. Từ phổ điểm của từng môn thi để các trường quyết định lấy mức nào và dựa trên phổ điểm từng môn thi. Phương án mới được Bộ GD-ĐT nêu vẫn tính trên tổng điểm ba môn nên không có tính khoa học. Nói là mới nhưng không có gì mới".
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Văn Nhã (Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi, Hà Nội) thì cho rằng việc Bộ GD-ĐT dự kiến ba đến bốn mức điểm xét tuyển cơ bản thực chất ba hay bốn cức chỉ là là các sàn cao thấp khác nhau. Các lý giải của Bộ GD-ĐT thậm chí khiến phụ huynh và học sinh lúng túng.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS.TS Lê Hữu Lập (Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông) phân tích: Việc đưa ra nhiều mức điểm cơ bản cho công tác xét tuyển không giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, một khối thi xét cho nhiều ngành, một ngành tuyển ở nhiều khối và vấn đề cộng điểm ưu tiên nữa sẽ làm phức tạp thêm khâu quản lý tuyển sinh.
“Quan trọng là mức điểm cơ bản thấp nhất được xây dựng trên quan điểm nào, khác với việc xây dựng sàn các năm trước ra sao? Nếu cùng các tiêu chí xây dựng điểm sàn như các năm trước mà năm nay hạ thấp điểm sàn (mức cơ bản thấp nhất) hơn nữa thì chỉ để tháo gỡ khó khăn của một số trường “tốp dưới” trong tuyển sinh, kéo theo chất lượng đầu vào thấp xuống”, PGS Lê Hữu Lập chia sẻ.
Việc Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mức điểm cơ bản, không giải quyết được vấn đề phân tầng các trường ĐH, CĐ.
Bình luận