Thi đỗ ĐH Sài Gòn nhưng Hoàng Thị Thương (học sinh lớp 12 C1, THPT Quảng Xương, Thanh Hóa) đành phải từ bỏ vì bố mất sớm, mẹ lại bỏ đi, một mình cô bạn không thể xoay xở.
Về thôn 2, xã Quảng Đức (Quảng Xương, Thanh Hóa) hỏi em Thương, người dân ở đây đều biết. Họ khâm phục cô bé mồ côi cha, nhưng vẫn học tốt.
Nước da ngăm đen, đôi mắt đượm buồn, mỗi lần ai đó hỏi chuyện tuổi thơ, Thương lại không cầm được nước mắt. Chưa cất tiếng khóc chào đời, Thương đã mất cha sau một tai nạn giao thông. Khi em được 6 tháng tuổi thì mẹ lại bỏ đi. Thương cháu côi cút, ông bà nội đưa Thương về nuôi. Vào cấp 1, thấy bạn bè được bố mẹ đưa đón, cô bé chỉ biết khóc tủi thân.
Lớn lên trong sự đùm bọc của ông bà nội, thấu hiểu được cảnh ngộ của mình nên Thương rất chăm ngoan. Ở quê vốn có nghề đan lát nên từ nhỏ em đã sớm thành thạo nghề. Năm Thương chuẩn bị thi vào lớp 10, ông nội đổ bệnh rồi qua đời. 2 tháng sau, bà nội cũng ra đi. Mất đi chỗ dựa tinh thần, Thương suy sụp.
“Ông bà đi rồi em không biết dựa vào ai. Tuy có các bác, các cô bên cạnh, nhưng hoàn cảnh của họ cũng rất khó khăn. Ban đầu em định nghỉ học đi làm thuê kiếm sống, nhưng em chợt nghĩ, giờ với mình chỉ có con đường học mới có thể đổi đời nên dù khó khăn đến mấy em vẫn phải đến trường”, Thương tâm sự.
Hàng ngày sau giờ học trên lớp, ai trong làng thuê đi cấy, làm cỏ ruộng Thương đều làm. Em còn làm 2 sào ruộng của ông bà để lại và tranh thủ đan lát để có tiền sinh hoạt hàng ngày.
Mỗi buổi chiều, em đan được 5-6 chiếc thúng, mỗi chiếc tiền công 1.000- 2.000 đồng. Có những lúc bàn tay tứa máu vì đan, nhưng em vẫn không nghỉ việc.
Lên lớp 11, thấy cháu ở nhà một mình côi cút nên người bác ruột của Thương đón cháu về ở cùng. Gia đình bác cũng rất khó khăn, đang nuôi 4 người con ăn học. Để có tiền nuôi 7 miệng ăn và cho con cháu ăn học, vợ chồng bác ngoài làm cả mẫu ruộng còn làm thêm đủ nghề.
“Thương rất ngoan, có nghị lực và chăm học lắm. Ở với gia đình bác thì có rau ăn rau, cháo ăn cháo vậy thôi”, bà Trần Thị Mão, bác dâu của Thương cho hay.
Dù vậy suốt 12 năm liền, Thương luôn là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Thầy Đỗ Thế Minh, giáo viên chủ nhiệm cho biết, Thương là học sinh ngoan, học khá và có tinh thần cầu tiến. Tuy sớm chịu cảnh mồ côi nhưng em luôn biết vươn lên để chiến thắng bản thân. Bên cạnh đó, Thương còn là cán bộ lớp năng nổ, có trách nhiệm cao và nhiều sáng kiến để đưa phong trào chung của lớp đi lên.
Khi làm hồ sơ tuyển sinh, Thương đã chọn ngành Giáo dục mầm non của ĐH Sài Gòn với mong muốn trở thành giáo viên mầm non để chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ vào đời. Ngày Thương lên đường vào Nam thi, bác ruột của em phải bán 4 tạ thóc cho cháu làm lộ phí.
Cuối cùng, nỗ lực của em đã được đền đáp, Thương được 17,5 (cộng 1 điểm vùng), vừa đủ điểm trúng tuyển. Cô gái vỡ òa sung sướng, nhưng lại chợt buồn.
“Nhà tôi giờ con gái đầu ra trường chưa xin được việc, một đứa đang học cao đẳng y, mấy năm qua toàn vay vốn sinh viên thôi. Giờ nếu cháu Thương học đại học thì đúng là gia đình tôi không thể lo nổi”, bác dâu của Thương cho biết.
Nghe bác nói, vừa đan rổ, Thương vừa buồn rầu: “Em chắc phải nghỉ học rồi đi làm thuê để tự lo cho cuộc sống”.
Về thôn 2, xã Quảng Đức (Quảng Xương, Thanh Hóa) hỏi em Thương, người dân ở đây đều biết. Họ khâm phục cô bé mồ côi cha, nhưng vẫn học tốt.
Nước da ngăm đen, đôi mắt đượm buồn, mỗi lần ai đó hỏi chuyện tuổi thơ, Thương lại không cầm được nước mắt. Chưa cất tiếng khóc chào đời, Thương đã mất cha sau một tai nạn giao thông. Khi em được 6 tháng tuổi thì mẹ lại bỏ đi. Thương cháu côi cút, ông bà nội đưa Thương về nuôi. Vào cấp 1, thấy bạn bè được bố mẹ đưa đón, cô bé chỉ biết khóc tủi thân.
Lớn lên trong sự đùm bọc của ông bà nội, thấu hiểu được cảnh ngộ của mình nên Thương rất chăm ngoan. Ở quê vốn có nghề đan lát nên từ nhỏ em đã sớm thành thạo nghề. Năm Thương chuẩn bị thi vào lớp 10, ông nội đổ bệnh rồi qua đời. 2 tháng sau, bà nội cũng ra đi. Mất đi chỗ dựa tinh thần, Thương suy sụp.
“Ông bà đi rồi em không biết dựa vào ai. Tuy có các bác, các cô bên cạnh, nhưng hoàn cảnh của họ cũng rất khó khăn. Ban đầu em định nghỉ học đi làm thuê kiếm sống, nhưng em chợt nghĩ, giờ với mình chỉ có con đường học mới có thể đổi đời nên dù khó khăn đến mấy em vẫn phải đến trường”, Thương tâm sự.
Công việc hằng ngày của Thương. |
|
Lên lớp 11, thấy cháu ở nhà một mình côi cút nên người bác ruột của Thương đón cháu về ở cùng. Gia đình bác cũng rất khó khăn, đang nuôi 4 người con ăn học. Để có tiền nuôi 7 miệng ăn và cho con cháu ăn học, vợ chồng bác ngoài làm cả mẫu ruộng còn làm thêm đủ nghề.
“Thương rất ngoan, có nghị lực và chăm học lắm. Ở với gia đình bác thì có rau ăn rau, cháo ăn cháo vậy thôi”, bà Trần Thị Mão, bác dâu của Thương cho hay.
Dù vậy suốt 12 năm liền, Thương luôn là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Thầy Đỗ Thế Minh, giáo viên chủ nhiệm cho biết, Thương là học sinh ngoan, học khá và có tinh thần cầu tiến. Tuy sớm chịu cảnh mồ côi nhưng em luôn biết vươn lên để chiến thắng bản thân. Bên cạnh đó, Thương còn là cán bộ lớp năng nổ, có trách nhiệm cao và nhiều sáng kiến để đưa phong trào chung của lớp đi lên.
Khi làm hồ sơ tuyển sinh, Thương đã chọn ngành Giáo dục mầm non của ĐH Sài Gòn với mong muốn trở thành giáo viên mầm non để chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ vào đời. Ngày Thương lên đường vào Nam thi, bác ruột của em phải bán 4 tạ thóc cho cháu làm lộ phí.
Cuối cùng, nỗ lực của em đã được đền đáp, Thương được 17,5 (cộng 1 điểm vùng), vừa đủ điểm trúng tuyển. Cô gái vỡ òa sung sướng, nhưng lại chợt buồn.
“Nhà tôi giờ con gái đầu ra trường chưa xin được việc, một đứa đang học cao đẳng y, mấy năm qua toàn vay vốn sinh viên thôi. Giờ nếu cháu Thương học đại học thì đúng là gia đình tôi không thể lo nổi”, bác dâu của Thương cho biết.
Nghe bác nói, vừa đan rổ, Thương vừa buồn rầu: “Em chắc phải nghỉ học rồi đi làm thuê để tự lo cho cuộc sống”.
Theo Duy Ngợi/VNE
Bình luận