Đâu phải chỉ tại “cái nón xin tiền”
Câu chuyện rình rang năm trước phê phán mạnh mẽ về thói quen “ngả nón xin tiền” khi hát của các liền anh, liền chị quan họ. Đỉnh điểm là “chị hai nhí” mới 3 tuổi được đưa ra lăng xê hết cỡ để nhận được nhiều tiền từ quan khách.
Một lễ hội dân gian, một làn điệu cổ xưa, một nét văn hóa được thế giới công nhận … đã bị nhuốm mùi tiền. Điều này, khiến cho nhiều người yêu quan họ cảm thấy câu hát ngọt ngào “ người ơi người ở đừng về” trở nên vô duyên, câu hát ân ái “người Bắc Ninh tôn trọng nghĩa tình” trở nên giả tạo.
Trong xu thế đất nước đang phát triển, khâu quản lý của các nhà chức trách lại lỏng lẻo thì việc các nghệ sỹ hàng năm mới có một dịp tận dụng hết khả năng để “kiếm thêm” là chuyện dễ hiểu.
Sau một năm lùm xùm, lễ hội lớn nhất xứ Kinh Bắc lại khai hội (chính hội vào 13/1 âm lịch). Sợ rằng, hội Lim năm nay sẽ vắng vẻ, Sở văn hóa Bắc Ninh đã mở hẳn một buổi họp báo công bố những nét đổi mới của hội Lim 2013.
Và ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, khắp các mặt báo đều đăng tải thông tin “hội Lim năm nay sẽ không ngả nón xin tiền”, thông tin này còn được phát sóng trong chương trình Câu chuyện văn hóa của VTV1.Với sự đầu tư về hình ảnh của kễ hội và quê hương như thế, ắt hẳn hội Lim năm nay sẽ không còn màn ngả nón xin tiền như các năm.
Thế nhưng, vấn đề của hội Lim phải chăng chỉ dừng lại ở đó? Quan khách đến hội Lim là để nghe quan họ - loại hình nghệ thuật dân gian thứ tư được UNESCO công nhận – vậy nếu làn điệu quan họ vẫn hay, vẫn khiến những người đủ tâm, đủ tầm nghe và say mê thì vài đồng tiền lẻ “trao” vào nón người hát gọi là tán thưởng có đáng cho họ bận tâm?
Quan họ: Hát như thế nào mới là quan trọng
Cũng trong năm ngoái, một điều khiến du khách, báo chí thấy nực cười là chuyện xếp hàng hát quan họ để xác lập kỷ lục. Trước khi sự kiện này diễn ra, rất nhiều nhà nghiên cứu, các PGS.TS đã phản đối. Cách làm này không có giá trị bảo tồn và truyền bá cho thế hệ mai sau được. Thực tế đã chứng minh, khi hoạt động này diễn ra những từ ngữ tốt đẹp nhất dành cho nó chỉ là “khổng lồ”, “hoành tráng” còn lại là “nực cười”, “tức cười”, “phản cảm” …
Gần 4.000 người xếp hàng hát quan họ nhưng thực chất chỉ có vài người cầm mic hát. Hơn thế nữa, cách hát như vậy không có trong lề lối của dân ca quan họ. Tất cả các việc làm đó của Sở văn hóa tỉnh Bắc Ninh và của các nghệ sĩ, nghệ nhân, liền anh, liền chị làng quan họ chỉ làm mất dần đi giá trị của dân ca quan họ. Khiến cho hội Lim chỉ có giá trị xem, chơi chứ không có giá trị nghe, thưởng thức nữa.
Những điều kể trên mới là quan trọng, thế nhưng, trong thông cáo báo chí và tinh thần chỉ đạo của hội Lim năm nay từ lãnh đạo tỉnh lại ít thấy nhắc đến.
Người yêu quan họ có nên về hội Lim?
Những người thông hiểu sơ sơ, yêu thích nhưng không nghiên cứu chuyên sâu về dân ca quan họ đều biết rằng quan họ có liền anh, liền chị, đối đáp nhau bằng những câu hát ân tình. Liền anh, liền chị không được phép lấy nhau và đã có bao mối tình ngang trái từ luật lệ này. Họ có thể đối đáp với nhau thâu đêm suốt sáng cho cạn nghĩa, tình.
Còn dưới cái nhìn của nhà nghiên cứu, quan họ nay khác xưa quá nhiều.
Theo ông Nguyễn Văn Quyển, nhà nghiên cứu dân ca quan họ hơn 50 năm qua ngụ tại Xóm Cửa, làng tiến sĩ Kim Đôi, Kim Chân, TP Bắc Ninh thì quan họ ngày nay được chia thành 2 dạng: Quan họ cổ và quan họ Kim.
Quan họ cổ là hình thức hát chay, không có loa, âm ly. Mỗi câu hát thường kéo dài thêm bởi các tiếng đệm phụ để ngâm nga, tâm sự, tỏ tình, để kéo dài cuộc chơi. Người quan họ xưa không níu kéo bạn bằng câu hát đơn thuần “người ơi người ở đừng về” mà từ lối hát đơn giản, người ta nghĩ ra nhiều cách hát lôi kéo “đối phương” ở lại và không dứt áo ra về được.
Bởi vậy, xa xưa người ta không gọi hát quan họ mà gọi là “chơi quan họ”. Lối “chơi quan họ” đã đưa quan họ từ một vài làn điệu lên tới 300 làn điệu, từ một vài bài hát lên tới hàng nghìn bài hát. Chính hình thức sáng tạo đó đã khiến dân ca quan họ dù chỉ tồn tại dưới hình thức truyền miệng cũng duy trì và phát triển được qua các thế hệ sau này. Quan họ cổ có lẽ vì thế mà kén người nghe và được xếp vào hàng nhạc thính phòng.
Quan họ kim thì ngược lại. Từ câu hát 24 nhịp chỉ còn lại 6 nhịp, từ hàng trăm nghìn làn điệu, bài hát bị rút gọn lại chỉ còn một vài làn điệu và bài hát chính. Quan họ Kim cũng phụ thuộc vào loa đài, âm ly nhiều hơn. Chính vì những rút gọn đó mà quan họ Kim xa dần với hát đôi, hát đối, hát canh, hát thính phòng. Thay vì hát cho nhau nghe, đối đáp nhau một cách thông minh dí dỏm, liền anh, liền chị ngày nay chỉ hát cho khán giả nghe.
Hội Lim từ nhiều năm nay chỉ duy trì hình thức hát quan họ Kim, điểm lợi nhất của lối hát này là phù hợp với đám đông, với giới trẻ và những người thích sự ồn ào náo nhiệt của không gian hội hè. Nhưng lối hát này đã xa rời hoàn toàn với lối hát cổ, không có tính phát triển và sẽ khó làm hài lòng những ai thực sự yêu dân ca quan họ và có hiểu biết về loại hình nghệ thuật này.
Tìm nghe quan họ cổ ở đâu?
Khi đặt câu hỏi này với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Quyển, ông cũng tỏ ra băn khoăn. Ông cho biết, hiện nay, lối hát quan họ cổ chỉ được đưa vào giảng giải nhưng cũng không chuyên sâu. Các tài liệu nghiên cứu về quan họ hiện nay cũng chưa thực sự đầy đủ. Sở văn hóa Bắc Ninh cũng không thực sự quyết liệt với vấn đề bảo tồn và tìm kiếm các giá trị văn hóa của quan họ đã thất lạc trong dân gian.
Là người tâm huyết với loại hình nghệ thuật của quê nhà nên dù đã ở tuổi gần 80, ông Quyển vẫn cặm cụm để hoàn thiện 2 cuốn sách về bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh. Một cuốn gồm 400 bản nhạc quan họ đối đáp (mà hiện nay các xuất bản chính thức mới chỉ có 300) và cuốn từ điển dân ca quan họ 1000 bài.
Ông nói: “Có lẽ, muốn nghe quan họ cổ chỉ còn tìm “nghe” trên các cuốn sách như vậy. Hi vọng rằng trước khi về với tổ tiên tôi sẽ hoàn thiện 2 cuốn sách và được cho xuất bản để đời sau dù không còn được nghe quan họ gốc vẫn có thể tự tìm hiểu và gây dựng lại nếu sự mai một quá đà. Tôi chỉ tự hỏi là tại sao hội Lim không áp dụng hình thức sử dụng khán giả làm trung tâm, nghĩa là để khán giả cùng tham gia hát, đối đáp, tự soạn những lời ca hay ho để đáp lại các liền anh, liền chị mà lại chỉ chăm chăm hình thức hát cho họ nghe thôi?
Nếu thực hiện được điều này, tôi tin là hội Lim sẽ trở về một hội hát quan họ thực sự chứ không phải là một lễ hội nhạt nhẽo, người người kéo đến chỉ để nhìn người. Cách này còn có tính bảo tồn, duy trì và nhân rộng làn điệu quan họ tới mọi miền tổ quốc. Quan họ đâu có khó hát và quan họ đâu phải chỉ của người dân Kinh Bắc, nó là của toàn nhân loại cơ mà. Bởi vậy, theo tôi, người yêu quan họ không nên về hội Lim.”
Phan Linh Linh
Câu chuyện rình rang năm trước phê phán mạnh mẽ về thói quen “ngả nón xin tiền” khi hát của các liền anh, liền chị quan họ. Đỉnh điểm là “chị hai nhí” mới 3 tuổi được đưa ra lăng xê hết cỡ để nhận được nhiều tiền từ quan khách.
“Chị hai nhí” 3 tuổi trổ tài hát quan họ để được … cho nhiều tiền năm 2012 (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Một lễ hội dân gian, một làn điệu cổ xưa, một nét văn hóa được thế giới công nhận … đã bị nhuốm mùi tiền. Điều này, khiến cho nhiều người yêu quan họ cảm thấy câu hát ngọt ngào “ người ơi người ở đừng về” trở nên vô duyên, câu hát ân ái “người Bắc Ninh tôn trọng nghĩa tình” trở nên giả tạo.
Trong xu thế đất nước đang phát triển, khâu quản lý của các nhà chức trách lại lỏng lẻo thì việc các nghệ sỹ hàng năm mới có một dịp tận dụng hết khả năng để “kiếm thêm” là chuyện dễ hiểu.
Sau một năm lùm xùm, lễ hội lớn nhất xứ Kinh Bắc lại khai hội (chính hội vào 13/1 âm lịch). Sợ rằng, hội Lim năm nay sẽ vắng vẻ, Sở văn hóa Bắc Ninh đã mở hẳn một buổi họp báo công bố những nét đổi mới của hội Lim 2013.
Và ngay từ những ngày đầu tháng Giêng, khắp các mặt báo đều đăng tải thông tin “hội Lim năm nay sẽ không ngả nón xin tiền”, thông tin này còn được phát sóng trong chương trình Câu chuyện văn hóa của VTV1.Với sự đầu tư về hình ảnh của kễ hội và quê hương như thế, ắt hẳn hội Lim năm nay sẽ không còn màn ngả nón xin tiền như các năm.
Thế nhưng, vấn đề của hội Lim phải chăng chỉ dừng lại ở đó? Quan khách đến hội Lim là để nghe quan họ - loại hình nghệ thuật dân gian thứ tư được UNESCO công nhận – vậy nếu làn điệu quan họ vẫn hay, vẫn khiến những người đủ tâm, đủ tầm nghe và say mê thì vài đồng tiền lẻ “trao” vào nón người hát gọi là tán thưởng có đáng cho họ bận tâm?
Quan họ: Hát như thế nào mới là quan trọng
Cũng trong năm ngoái, một điều khiến du khách, báo chí thấy nực cười là chuyện xếp hàng hát quan họ để xác lập kỷ lục. Trước khi sự kiện này diễn ra, rất nhiều nhà nghiên cứu, các PGS.TS đã phản đối. Cách làm này không có giá trị bảo tồn và truyền bá cho thế hệ mai sau được. Thực tế đã chứng minh, khi hoạt động này diễn ra những từ ngữ tốt đẹp nhất dành cho nó chỉ là “khổng lồ”, “hoành tráng” còn lại là “nực cười”, “tức cười”, “phản cảm” …
Kỷ lục hơn 3.700 người xếp hàng hát quan họ (Ảnh: Tiền Phong) |
Gần 4.000 người xếp hàng hát quan họ nhưng thực chất chỉ có vài người cầm mic hát. Hơn thế nữa, cách hát như vậy không có trong lề lối của dân ca quan họ. Tất cả các việc làm đó của Sở văn hóa tỉnh Bắc Ninh và của các nghệ sĩ, nghệ nhân, liền anh, liền chị làng quan họ chỉ làm mất dần đi giá trị của dân ca quan họ. Khiến cho hội Lim chỉ có giá trị xem, chơi chứ không có giá trị nghe, thưởng thức nữa.
Những điều kể trên mới là quan trọng, thế nhưng, trong thông cáo báo chí và tinh thần chỉ đạo của hội Lim năm nay từ lãnh đạo tỉnh lại ít thấy nhắc đến.
Người yêu quan họ có nên về hội Lim?
Những người thông hiểu sơ sơ, yêu thích nhưng không nghiên cứu chuyên sâu về dân ca quan họ đều biết rằng quan họ có liền anh, liền chị, đối đáp nhau bằng những câu hát ân tình. Liền anh, liền chị không được phép lấy nhau và đã có bao mối tình ngang trái từ luật lệ này. Họ có thể đối đáp với nhau thâu đêm suốt sáng cho cạn nghĩa, tình.
Còn dưới cái nhìn của nhà nghiên cứu, quan họ nay khác xưa quá nhiều.
Theo ông Nguyễn Văn Quyển, nhà nghiên cứu dân ca quan họ hơn 50 năm qua ngụ tại Xóm Cửa, làng tiến sĩ Kim Đôi, Kim Chân, TP Bắc Ninh thì quan họ ngày nay được chia thành 2 dạng: Quan họ cổ và quan họ Kim.
Ông Quyển và những tài liệu nghiên cứu về quan họ (Ảnh: Giadinh.net.vn) |
Quan họ cổ là hình thức hát chay, không có loa, âm ly. Mỗi câu hát thường kéo dài thêm bởi các tiếng đệm phụ để ngâm nga, tâm sự, tỏ tình, để kéo dài cuộc chơi. Người quan họ xưa không níu kéo bạn bằng câu hát đơn thuần “người ơi người ở đừng về” mà từ lối hát đơn giản, người ta nghĩ ra nhiều cách hát lôi kéo “đối phương” ở lại và không dứt áo ra về được.
Bởi vậy, xa xưa người ta không gọi hát quan họ mà gọi là “chơi quan họ”. Lối “chơi quan họ” đã đưa quan họ từ một vài làn điệu lên tới 300 làn điệu, từ một vài bài hát lên tới hàng nghìn bài hát. Chính hình thức sáng tạo đó đã khiến dân ca quan họ dù chỉ tồn tại dưới hình thức truyền miệng cũng duy trì và phát triển được qua các thế hệ sau này. Quan họ cổ có lẽ vì thế mà kén người nghe và được xếp vào hàng nhạc thính phòng.
Quan họ kim thì ngược lại. Từ câu hát 24 nhịp chỉ còn lại 6 nhịp, từ hàng trăm nghìn làn điệu, bài hát bị rút gọn lại chỉ còn một vài làn điệu và bài hát chính. Quan họ Kim cũng phụ thuộc vào loa đài, âm ly nhiều hơn. Chính vì những rút gọn đó mà quan họ Kim xa dần với hát đôi, hát đối, hát canh, hát thính phòng. Thay vì hát cho nhau nghe, đối đáp nhau một cách thông minh dí dỏm, liền anh, liền chị ngày nay chỉ hát cho khán giả nghe.
Hội Lim từ nhiều năm nay chỉ duy trì hình thức hát quan họ Kim, điểm lợi nhất của lối hát này là phù hợp với đám đông, với giới trẻ và những người thích sự ồn ào náo nhiệt của không gian hội hè. Nhưng lối hát này đã xa rời hoàn toàn với lối hát cổ, không có tính phát triển và sẽ khó làm hài lòng những ai thực sự yêu dân ca quan họ và có hiểu biết về loại hình nghệ thuật này.
Tìm nghe quan họ cổ ở đâu?
Khi đặt câu hỏi này với nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Quyển, ông cũng tỏ ra băn khoăn. Ông cho biết, hiện nay, lối hát quan họ cổ chỉ được đưa vào giảng giải nhưng cũng không chuyên sâu. Các tài liệu nghiên cứu về quan họ hiện nay cũng chưa thực sự đầy đủ. Sở văn hóa Bắc Ninh cũng không thực sự quyết liệt với vấn đề bảo tồn và tìm kiếm các giá trị văn hóa của quan họ đã thất lạc trong dân gian.
Là người tâm huyết với loại hình nghệ thuật của quê nhà nên dù đã ở tuổi gần 80, ông Quyển vẫn cặm cụm để hoàn thiện 2 cuốn sách về bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh. Một cuốn gồm 400 bản nhạc quan họ đối đáp (mà hiện nay các xuất bản chính thức mới chỉ có 300) và cuốn từ điển dân ca quan họ 1000 bài.
Hai cuốn sách về quan họ mà ông Quyển dày công nghiên cứu đã từng được NXB Thanh Niên in hơn 100 tập để biếu tặng (Ảnh: Phan Linh Linh) |
Ông nói: “Có lẽ, muốn nghe quan họ cổ chỉ còn tìm “nghe” trên các cuốn sách như vậy. Hi vọng rằng trước khi về với tổ tiên tôi sẽ hoàn thiện 2 cuốn sách và được cho xuất bản để đời sau dù không còn được nghe quan họ gốc vẫn có thể tự tìm hiểu và gây dựng lại nếu sự mai một quá đà. Tôi chỉ tự hỏi là tại sao hội Lim không áp dụng hình thức sử dụng khán giả làm trung tâm, nghĩa là để khán giả cùng tham gia hát, đối đáp, tự soạn những lời ca hay ho để đáp lại các liền anh, liền chị mà lại chỉ chăm chăm hình thức hát cho họ nghe thôi?
Nếu thực hiện được điều này, tôi tin là hội Lim sẽ trở về một hội hát quan họ thực sự chứ không phải là một lễ hội nhạt nhẽo, người người kéo đến chỉ để nhìn người. Cách này còn có tính bảo tồn, duy trì và nhân rộng làn điệu quan họ tới mọi miền tổ quốc. Quan họ đâu có khó hát và quan họ đâu phải chỉ của người dân Kinh Bắc, nó là của toàn nhân loại cơ mà. Bởi vậy, theo tôi, người yêu quan họ không nên về hội Lim.”
Phan Linh Linh
Bình luận