Họ dắt nhau vào sống trong rừng sâu, gần 25 năm tồn tại bằng hái lượm, săn bắt.
Sống nhờ nghề nguyên thủy
Thấy khách lạ, người phụ nữ khẽ dập nhỏ lửa, xách ấm nước lên nhà mời khách. Chị già nua với những nếp nhăn, làn da đen sạm và mái tóc đốm bạc. Khuôn mặt khắc khổ khiến không ai nghĩ chị đang tuổi 40 như lời ông Lương Văn Bình - chủ tịch xã Xuân Hòa (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) giới thiệu.
Vốn tiếng Kinh của chị Dinh ít ỏi, ông Bình phải làm phiên dịch cho chúng tôi. Chị Dinh kể: "Tôi sinh ra trong một gia đình người dân tộc Thái nghèo khổ, vất vả quanh năm, nhà có 3 anh chị em, tôi là út, theo chồng từ năm 13-14 tuổi. Cái cảm giác của buổi đầu về nhà chồng như thế nào tôi cũng không còn nhớ được nữa. Tôi chỉ có những ký ức đầy nước mắt kéo dài theo năm tháng cùng những trận đòn roi của chồng nơi rừng thẳm".
Theo lời chị Dinh, vào khoảng đầu những năm 1980, sau khi chị sinh con gái đầu được vài tháng thì chỉ vì chút xích mích với gia đình bên nội, anh Hà Văn Tới dắt chị cùng con bỏ làng, xuyên rừng tìm nơi "định cư". Hành trang mang theo lúc đó là một cái nồi (hiện vẫn còn để ở góc lều), một ít hạt giống ngô, lúa cùng vài manh áo rách.
Từ khi theo chồng vào rừng, chị Dinh bắt đầu tập quen với cuộc sống hoang dã. “Lúc đó, để sống được, tôi phải lặn lội đi kiếm cái ăn, là nắm lá hay quả rừng, có hôm gặp may thì có thêm con cá bắt được dưới khe suối. Ở trong rừng không có lúa, chỉ trỉa ngô trên đồi, cả nhà ăn rau rừng, cá suối... Nhiều khi mưa rừng lớn, không kiếm được gì ăn thì chỉ biết chịu đói, lấy nước suối thay thức ăn”.
Bện lá cây làm áo, tự cắt rốn cho con
Số quần áo mang theo rách dần theo thời gian, đến khi không có áo quần đủ cho các con, vợ chồng bảo nhau bện lá cây rừng thành áo để mặc.
Cũng chẳng có gì mà ngại ngần, bởi trong rừng sâu, ngoài hai vợ chồng với bầy con nhỏ, chẳng còn bóng người nào khác. 4 đứa trẻ nữa lần lượt ra đời, nhớ lại lần sinh đứa con thứ 3, chị Dinh vẫn không giấu nổi sự sợ hãi: “Lúc chồng đi rừng thì tôi chuyển dạ. Giữa rừng hoang không biết kêu ai, đau muốn ngất. Khi nghe tiếng con khóc chào đời cũng là lúc tôi gần như không còn chút sức lực nào. Tôi bò đi lấy dao tự cắt rốn cho con. Cũng may ông trời thương tình”.
7 người sống trong rừng sâu, tồn tại ở nơi thú hoang cũng ngày càng tuyệt chủng, nỗi sợ lớn nhất là các con ốm. “Con khóc, thương con cũng chỉ biết ôm con vào lòng, phó mặc cho ông trời. Không biết con bệnh gì nhưng rồi cũng tự khỏi", chị Dinh tâm sự.
Chị Dinh cho biết: “Tôi cũng không nhớ rõ là các con sinh năm nào, chúng cứ lớn dần lên như cây keo”. Nói đến đây, chị Hà Thị Dinh nhìn ra ngoài túp lều nhỏ. Những đứa trẻ tuổi sàn sàn nhau đang mải mê lặn ngụp dưới con suối.
Thấy người lạ nhìn, một đứa có vẻ nhỏ tuổi nhất vội vã chạy khỏi lùm cây bên cạnh bờ suối, tiến lại túp lều với ánh mắt đầy vẻ lo lắng… Ông chủ tịch UBND xã Xuân Hòa giải thích: “Bọn trẻ ở rừng sâu, không quen với việc gặp người lạ nên chúng còn bỡ ngỡ và sợ hãi”.
Khi chúng tôi chơi với bọn trẻ, ban đầu chúng né tránh, sau đó tỏ ra thích thú, đứa vây đằng trước, đứa bám đằng sau. Chúng rất ngạc nhiên khi được xem lại hình ảnh của mình trên máy ảnh.
“Các con tôi giờ phân biệt anh em theo thứ tự theo chiều cao, bởi tôi không còn nhớ năm sinh của chúng. Được cái, ông trời ban cho chúng sức khỏe. Tôi chỉ lo mai này có hộ khẩu, chúng được làm giấy khai sinh và chứng mình thư thì không biết tính năm, tính tuổi cho chúng nó như thế nào” - chị Dinh lo lắng.
Sống nhờ nghề nguyên thủy
Thấy khách lạ, người phụ nữ khẽ dập nhỏ lửa, xách ấm nước lên nhà mời khách. Chị già nua với những nếp nhăn, làn da đen sạm và mái tóc đốm bạc. Khuôn mặt khắc khổ khiến không ai nghĩ chị đang tuổi 40 như lời ông Lương Văn Bình - chủ tịch xã Xuân Hòa (huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa) giới thiệu.
Vốn tiếng Kinh của chị Dinh ít ỏi, ông Bình phải làm phiên dịch cho chúng tôi. Chị Dinh kể: "Tôi sinh ra trong một gia đình người dân tộc Thái nghèo khổ, vất vả quanh năm, nhà có 3 anh chị em, tôi là út, theo chồng từ năm 13-14 tuổi. Cái cảm giác của buổi đầu về nhà chồng như thế nào tôi cũng không còn nhớ được nữa. Tôi chỉ có những ký ức đầy nước mắt kéo dài theo năm tháng cùng những trận đòn roi của chồng nơi rừng thẳm".
"Người rừng" Hà Thị Dinh mới được chuyển về sau nhiều năm phiêu bạt rừng sâu. |
Theo lời chị Dinh, vào khoảng đầu những năm 1980, sau khi chị sinh con gái đầu được vài tháng thì chỉ vì chút xích mích với gia đình bên nội, anh Hà Văn Tới dắt chị cùng con bỏ làng, xuyên rừng tìm nơi "định cư". Hành trang mang theo lúc đó là một cái nồi (hiện vẫn còn để ở góc lều), một ít hạt giống ngô, lúa cùng vài manh áo rách.
Từ khi theo chồng vào rừng, chị Dinh bắt đầu tập quen với cuộc sống hoang dã. “Lúc đó, để sống được, tôi phải lặn lội đi kiếm cái ăn, là nắm lá hay quả rừng, có hôm gặp may thì có thêm con cá bắt được dưới khe suối. Ở trong rừng không có lúa, chỉ trỉa ngô trên đồi, cả nhà ăn rau rừng, cá suối... Nhiều khi mưa rừng lớn, không kiếm được gì ăn thì chỉ biết chịu đói, lấy nước suối thay thức ăn”.
Bện lá cây làm áo, tự cắt rốn cho con
Số quần áo mang theo rách dần theo thời gian, đến khi không có áo quần đủ cho các con, vợ chồng bảo nhau bện lá cây rừng thành áo để mặc.
Cũng chẳng có gì mà ngại ngần, bởi trong rừng sâu, ngoài hai vợ chồng với bầy con nhỏ, chẳng còn bóng người nào khác. 4 đứa trẻ nữa lần lượt ra đời, nhớ lại lần sinh đứa con thứ 3, chị Dinh vẫn không giấu nổi sự sợ hãi: “Lúc chồng đi rừng thì tôi chuyển dạ. Giữa rừng hoang không biết kêu ai, đau muốn ngất. Khi nghe tiếng con khóc chào đời cũng là lúc tôi gần như không còn chút sức lực nào. Tôi bò đi lấy dao tự cắt rốn cho con. Cũng may ông trời thương tình”.
Những đứa trẻ nô đùa và “kiếm ăn” theo thói quen nơi rừng sâu. |
7 người sống trong rừng sâu, tồn tại ở nơi thú hoang cũng ngày càng tuyệt chủng, nỗi sợ lớn nhất là các con ốm. “Con khóc, thương con cũng chỉ biết ôm con vào lòng, phó mặc cho ông trời. Không biết con bệnh gì nhưng rồi cũng tự khỏi", chị Dinh tâm sự.
Chị Dinh cho biết: “Tôi cũng không nhớ rõ là các con sinh năm nào, chúng cứ lớn dần lên như cây keo”. Nói đến đây, chị Hà Thị Dinh nhìn ra ngoài túp lều nhỏ. Những đứa trẻ tuổi sàn sàn nhau đang mải mê lặn ngụp dưới con suối.
Thấy người lạ nhìn, một đứa có vẻ nhỏ tuổi nhất vội vã chạy khỏi lùm cây bên cạnh bờ suối, tiến lại túp lều với ánh mắt đầy vẻ lo lắng… Ông chủ tịch UBND xã Xuân Hòa giải thích: “Bọn trẻ ở rừng sâu, không quen với việc gặp người lạ nên chúng còn bỡ ngỡ và sợ hãi”.
Khi chúng tôi chơi với bọn trẻ, ban đầu chúng né tránh, sau đó tỏ ra thích thú, đứa vây đằng trước, đứa bám đằng sau. Chúng rất ngạc nhiên khi được xem lại hình ảnh của mình trên máy ảnh.
“Các con tôi giờ phân biệt anh em theo thứ tự theo chiều cao, bởi tôi không còn nhớ năm sinh của chúng. Được cái, ông trời ban cho chúng sức khỏe. Tôi chỉ lo mai này có hộ khẩu, chúng được làm giấy khai sinh và chứng mình thư thì không biết tính năm, tính tuổi cho chúng nó như thế nào” - chị Dinh lo lắng.
TheoKiến thức
Bình luận