Dân tộc Hoa toàn tỉnh chiếm khoảng gần 6%, tập trung chủ yếu ở thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu và một số huyện trong tỉnh. Văn hoá của cộng đồng người Hoa rất phong phú và đa dạng, thể hiện trong mọi mặt của đời sống. Chính sự hòa quyện và giao thoa văn hóa giữa 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đang sinh sống ở Sóc Trăng đã làm nên nét văn hóa đặc sắc của địa phương.
Sở dĩ chợ có tên “Ngã Năm” là vì chợ nằm ngay giao điểm của con sông năm ngã: Cà Mau, Vĩnh Quới, Long Mỹ, Thanh Trị, Phụng Hiệp. Đến với chợ nổi Ngã Năm, bạn có thể tìm thấy vô số các loại hàng hóa từ nông sản đến các mặt hàng gia dụng hàng ngày.
Lễ hội Óoc Om Bóc được tổ chức vào ngày 14 - 15/10 âm lịch hàng năm ở Sóc Trăng. Đây là lễ hội lớn và được chờ đợi nhiều nhất trong năm bởi với người Khmer, Mặt Trăng được xem như vị thần điều tiết mùa màng, giúp họ làm ăn khá giả.
Nổi tiếng có thể kể đến là Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Đất Sét (Bửu Sơn Tự), Khléang, Chén Kiểu (chùa Salon), La Hán, Bốn Mặt (chùa Barai), Phật Học, Khánh Sơn, Hương Sơn, Đại Giác…
Các ngôi chùa có thể kể đến như chùa Ông Bổn hay còn gọi là Hòa An Hội Quán - ngôi chùa được ghi nhận có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở Sóc Trăng; chùa Bà Thiên Hậu Mỹ Xuyên nổi tiếng khắp xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh với tuổi thọ hơn 100 năm.
Đến biển Mỏ Ó, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động bắt cá, trượt bùn, bắt ba khía…những hoạt động này sẽ khiến cho chuyến đi của bạn thêm thú vị bởi không nơi nào ở Sóc Trăng có thể mang lại cho bạn cảm giác vui nhộn, thỏa sức trải nghiệm như nơi đây.
Những món ăn nằm trong danh sách không thể bỏ qua khi đến Sóc Trăng như: bún gỏi gà, bún vịt nấu tiêu, hủ tiếu cà ri, mì sụa, bò nướng ngói, bánh cống, bánh ống, bánh rây, mè láo...
Pía là âm đọc của người Triều Châu, có nghĩa là bánh. Những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh nhưng khi đến miền Tây Nam bộ, người dân ở đây đã biến tấu, thay đổi theo khẩu vị cho phù hợp.
Bình luận