Theo Japan Times, một trong những đột phá lớn nhất nửa đầu năm qua trong các chính sách của Tổng thống Nga phải kể đến việc tái thiết lập quan hệ tưởng chừng đã không thể níu kéo với Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Nga bị bắn rơi.
Tháng 6 vừa qua, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan gửi một bức thư tới ông Putin bày tỏ bày tỏ hối hận về vụ tiêm kích F-16 của nước này bắn rơi máy bay Su-24 Nga, đồng thời không quên nhấn mạnh Ankara luôn coi Matxcơva là bạn và là đối tác chiến lược.
Quyết định "xuống nước" này của ông Erdogan được cho là xuất phát từ những sức ép quá lớn từ phía Nga sau khi Matxcơva áp lệnh các lệnh trừng phạt về thương mại và du lịch, đòn giáng nặng nề vào kinh tế với Ankara.
Kết quả, quan hệ tưởng như bên bờ vực thẳm từ từ được hàn gắn và mới đây nhất, hai vị tổng thống cũng đã lần đầu tiên gặp lại và trao nhau cái bắt tay 'tỷ đô' sau hơn một năm 'xa mặt'.
Điều này không chỉ có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ, mà bản thân Nga cũng chẳng hề chịu thiệt sau khi hai nước cải thiện quan hệ. Từ lâu, Matxcơva đã coi Ankara như một mục tiêu chiến lược làm bước đệm để tiệp cận Địa Trung Hải. Như vậy việc 'nối lại tình xưa' với người cũ đương nhiên sẽ chẳng làm Nga mất mát gì.
Thêm vào đó, việc Thổ Nhĩ Kỳ có vẻ đang ngả sang Nga và lạnh nhạt với phương Tây khiến tờ Japan Times nhận đình rằng 'mất mát của phương Tây lại đang tạo ra lợi thể cho Nga'.
Còn ở Trung Đông, Nga cũng gia tăng ảnh hưởng đáng kể lên khu vực này, nơi đồng minh quan trọng của họ là Syria đang dần lấy lại ưu thế sau cuộc nội chiến kéo dài dai dẳng suốt 5 năm qua. Khi mà cục diện biến chuyển theo hướng có lợi cho Damacus, uy tín của Nga tất nhiên sẽ vì thế mà được nâng lên theo.
Một điều nữa làm nên một mùa hè khó quên cho ông Putin có thể kể đến vụ “ly hôn” tốn nhiều giấy mực báo chí của Anh với EU. Giới chuyên gia cho rằng, đây là kết quả mà ông chủ điệm Kremlin mong đợi.
Sự ra đi của Anh sẽ làm EU suy yếu bởi Anh vẫn được xem là sở hữu lực lượng quân sự mạnh nhất ở châu Âu. Trái lại, trong bối cảnh đó, Nga sẽ liên kết với các đồng minh ngừng mở rộng phạm vi hợp tác của mình.
Bên cạnh đó, Anh vẫn luôn là một trong những quốc gia lớn tiếng nhất ở châu Âu thường xuyên chỉ trích Nga, thao Japan Times.
Vì vậy rõ ràng, với việc nước này quyết định rời bỏ khối liên minh, áp lực đặt lên điện Kremlin chắc chắn sẽ không còn nặng nề như trước.
London chắc chắn sẽ phải quay cuồng giải quyết tàn dư sau quyết định này mà đầu tiên là việc tìm kiếm nguồn kích thích mới. Điều này sẽ làm giảm đi quyết tâm siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Matxcơva.
Trong khi đó, ở bên kia Đại Tây Dương, sự nổi lên bất ngờ của ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa chắc chắn cũng sẽ khiến người đứng đầu nước Nga “mừng thầm”.
Người ta sẽ chẳng tưởng tượng nổi viễn cảnh một tỷ phú với nhiều phát ngôn gây sốc lèo lái con thuyền Mỹ, quốc gia mà ông Putin từng nhận định là siêu cường duy nhất trên thế giới.
Nhưng nếu điều đó xảy ra, người đứng đầu nước Nga chắc chắn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều so với việc người từng nhiều lần lớn tiếng chỉ trích ông, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton ngồi vào chiếc ghế quyền lực ở Nhà Trắng.
Video: Tài ngoại ngữ 'siêu phàm' của Tổng thống Putin
Mặc dù vậy, bức tranh mùa hè năm nay của Tổng thống Nga vẫn có những nét vẽ không mấy khả quan như mong đợi. Nền kinh tế Nga vẫn đang phải tiếp tục đấu tranh trước tác động từ sự suy giảm giá năng lượng cùng với đó là các lệnh trừng phạt của phương Tây kể từ sau Nga sáp nhập Crưm.
Cùng với đó, việc nhiều vận động viên của xứ sở bạch dương không được tham dự Olympic năm này cũng là một trong những gam màu buồn trong bức tranh toàn cảnh.
Mặc dù vậy, nhưng thất bại này không khiến ông Putin cảm thấy quá phiền lòng, Japan Times nhận định.
Thay vào đó, Tổng thống Nga vẫn đang chứng tỏ được vị trí của Matxcơva trên bản đồ địa chính trị thế giới cũng như chứng minh cho phương Tây và Mỹ thấy rằng họ sẽ không phải là những người dễ đối phó.
Bình luận