Mối họa chết người ẩn nấp trong rau muống

Sức khỏeThứ Tư, 01/06/2016 08:12:00 +07:00

Là loại rau giàu dinh dưỡng, được ưa thích trong mùa hè nhưng rau muống lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe nếu không được chế biến và ăn đúng cách.

Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…Việc sử dụng các loại rau có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng có thể khiến người tiêu dùng bị ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

Rau muống chứa dư lượng hóa chất độc hại lớn gây nguy cơ ngộ độc cao (ảnh minh họa) 

Rau muống, trồng ở khu vực gần nguồn nước bị ô nhiễm, được chăm bón bằng hóa chất, những loại thuốc bảo vệ thực vật, sẽ chứa rất nhiều tàn dư hóa chất độc hại, kim loại nặng, gây nguy cơ mất an toàn. Người ăn rau muống bị nhiễm độc sẽ có hiện tượng đau bụng, đi ngoài, nôn ói, chóng mặt, những trường hợp bị nhiễm độc nặng có thể phải rửa ruột

Ở Hà Nội, và TP. Hồ Chí Minh đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc thực phẩm phải rửa ruột và bác sỹ đã phát hiện ra có rau muống trong dạ dày những bệnh nhân đó.

Rau muống thường được trồng ở ruộng, ao, hồ,… nhất là ở khu vực quanh các thành phố lớn, nguồn nước thường bị ô nhiễm nên rau có nguy cơ chứa rất nhiều những loại giun sán, ký sinh trùng.  

Rau muống trồng ở nơi bị ô nhiễm nguồn nước sẽ gia tăng nguy cơ có ký sinh trùng nguy hiểm (ảnh minh họa) 

Nếu ăn rau muống sống, các kí sinh trùng này sẽ vào cơ thể người, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể... Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể. Thực tế đã ghi nhận nhiều trường hợp bị bệnh hiểm nghèo do nhiễm giun sán qua đường ăn uống.

Ngoài ra, trong rau muống sống, hoặc rau chưa được nấu chín, chứa ký sinh trùng sát lá ruột lớn (tên khoa học Fasciolopsis buski). Loại sán này khi vào cơ thể người sẽ sinh sôi, phát triển gây ra những cơn đau bụng, bị tiêu chảy, dị ứng hoặc gây các bệnh mãn tính ở túi mật, vỡ gan, sơ gan, suy gan…

Không nên ăn rau muống sống và cần sơ chế cẩn thận trước khi nấu (ảnh minh họa) 

Để tránh nguy cơ bị nhiễm sán khi sử dụng rau muống, chúng ta phải rửa bằng nước nhiều lần, ngâm rau với nước muối loãng hoặc  sục ozone trước khi chế biến. Đặc biệt, không nên ăn rau muống sống hoặc chưa chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm sán và ký sinh trùng có hại.

- Theo Đông y, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao hoặc đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa cũng không nên ăn rau muống. 

- Rau muống khá cứng, nhiều chất xơ, có tính hơi lạnh. Khi vào cơ sẽ cọ xát niêm mạc dạ dày làm tổn dạ dày do đó những người bị viêm loét dạ dày cũng nên hạn chế ăn loại rau này.

Những người đang có bệnh nên chú ý trước khi chọn ăn rau muống (ảnh minh họa) 

- Những người đang uống thuốc Đông y mà ăn rau muống sẽ gây giã thuốc, mất tác dụng của thuốc. Trong trường hợp thuốc có vị độc cần thiết để trị bệnh (độc trị độc) mà ăn rau muống thì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của những vị thuốc này.

- Người đang có vết thương, mụn nhọt đang trong quá trình hồi phục, nếu ăn rau muống sẽ gây ra những sẹo lồi mất thẩm mỹ.

- Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.

Video: 3 'không' khi ăn rau muống ai cũng phải nhớ 

(Nguồn: Phụ nữ Online)
Bình luận
vtcnews.vn