Theo Daily Star, để tìm ra Mặt trăng thứ hai, các nhà khoa học đã dựng mô phỏng chuyển động của 10 triệu tiểu hành tinh ở gần Trái đất, sau đó so sánh với chuyển động của 18.000 thiên thạch bị cuốn vào quỹ đạo.
Nghiên cứu này cho thấy, Trái đất không chỉ có một vệ tinh tự nhiên là Mặt trăng mà còn có một vệ tinh khác. Ít nhất có một tiểu hành tinh đang quay quanh trái đất trong bất cứ khoảng thời gian nào.
Những thiên thạch này tuy nhiên chỉ có kích thước rất nhỏ, chỉvài chục cm, thường sẽ cuốn vào chuyển động quanh Trái đất trong khoảng 9 tháng, nhưng cũng có khi là hàng chục năm.
Ngoài ra, những tiểu Mặt trăng này cũng không có quỹ đạo bình thường mà chịu ảnh hưởng từ sức hút của trọng lực. Các nhà khoa học hi vọng rằng trong tương lai có thể có được một trong số các vệ tinh này để nghiên cứu cấu trúc của hệ mặt trời.
Video: NASA tiết lộ ảnh chụp vùng tối vĩnh cửu bí ẩn trên mặt trăng
“Một ngày nào đó chúng ta có thể đem một tiểu Mặt trăng về Trái đất, đó là cách tiết kiệm chi phí để có cơ hội khảo sát một mẫu vật chưa biến đổi nhiều kể từ khi hệ mặt trời hình thành vào hơn 4,6 tỉ năm trước”, Robert Jedicke, đồng tác giả nghiên cứu đến từ Đại học Hawaii cho biết.
Jeremie Vaubaillon, đồng tác giả khác đến từ trạm quan sát Paris nói: “Đây là một trong những quá trình tính toán lớn nhất và dài nhất mà tôi từng thực hiện. Nếu bạn làm trên máy tính tại nhà sẽ mất khoảng 6 năm".
Đọc thêm: Vì sao Mặt Trăng thường có màu đỏ khi xuất hiện nguyệt thực?
Bình luận