Ngày Tết Đoan Ngọ thường đến vào sau vụ mùa. Vì thế mà mâm lễ cúng trong ngày này cũng tương đối phong phú với nhiều loại nông sản. Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có:
– Hương, hoa, vàng mã.
– Nước.
– Rượu nếp.
– Các loại hoa quả: Mận, vải, chuối, dưa hấu, xôi, chè, bánh ú tro
Tuy nhiên tuỳ vào phong tục mỗi vùng miền, lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác nhau. Trong đó, cơm và rượu nếp cùng các loại quả là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng, thì người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt.
Ở miền Bắc, vào ngày này các gia đình thường làm các món từ vịt, đặc biệt là tiết canh vịt. Dường như các chợ ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ những ngày trước và trong Tết Đoan ngọ thường rộn rã việc mua bán vịt sống.
Rượu nếp hay cái rượu cũng là món ăn được nhiều người ưa thích trong Tết Đoan ngọ; uống rượu hoặc ăn rượu nếp để giết sâu bọ. Chè hạt sen nấu cùng bột sắn dây và chè đậu đen có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng 5 nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt sen, chè đậu đen được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày mùng 5/5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.
Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.
Tết Đoan Ngọ là dịp người ta thường ăn ở nhà với gia đình. Buổi sáng sớm ngày Tết Đoan Ngọ người ta ăn bánh tro, chè hạt sen, trái cây, và rượu nếp để giết sâu bọ, bệnh tật trong người. Thường lệ người ta ăn rượu nếp ngay sau khi họ ngủ dậy.
Bình luận