Táo bón là một trong những bệnh tiêu hoá khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, sử dụng nhiều thuốc tây, hoặc do thói quen nhịn đi vệ sinh. Căn bệnh này về lâu dài để lại nhiều phiền toái trong cuộc sống.
Do đó, mỗi chúng ta cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện căn bệnh phiền toái này. Dưới đây là một số loại thực phẩm 'cứu tinh' cho bệnh táo bón.
Những thực phẩm 'cứu tinh' cho bệnh táo bón
Hoa quả giàu chất xơ
Để cải thiện tình trạng táo bón, bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ không hoà tan. Chất này không thể lên men bởi vi sinh vật trong ruột già, tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giảm thời gian thức ăn lưu lại trong đường tiêu hoá, hấp thụ nước trong ruột già, tác dụng nhuận tràng.
Để bảo đảm nhu động ruột thông suốt, người lớn có thể tiêu thụ 25-30g chất xơ mỗi này từ hoa quả hay các hợp chất thực vật có lợi.
Ngoài ra, một số loại trái cây chứa sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Sau khi tiêu thụ hoa quả, sorbitol sẽ đi vào ruột kết, tạo thành môi trường ưu trương trong ruột, hấp thụ nhiều nước hơn vào ruột, thúc đẩy quá trình lên men, tăng trọng lượng và hàm lượng nước trong chất thải, đồng thời giảm táo bón.
Một số loại quả chứa sorbitol quả táo, mận, mơ, đào, lê, anh đào, nhãn, vải...
Các loại rau củ giàu chất xơ
Rau củ cũng là thực phẩm giàu chất khoáng và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá. Bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại rau củ trong bữa ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón.
Sữa chua và đồ uống probiotic
Các vi khuẩn sống, như vi khuẩn axit lactic trong các loại sữa này điều hòa môi trường đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và làm mềm chất thải, từ đó làm giảm táo bón.
Các loại hạt, đậu
Các loại như hạt chia, hạt mè đen, hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng như giàu vitamin B, protein, axit linoleic, vitamin E, axit linolenic... làm tăng hàm lượng bifidobacteria trong ruột và kích thích nhu động ruột.
Hơn nữa, so với các loại thực phẩm khô khác, hàm lượng dầu trong các loại hạt có tác dụng bôi trơn đường ruột.
Các loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành có đặc tính nhuận tràng vượt trội. Trong 100 gram đậu nành có thể cung cấp cho người lớn khoảng 26% lượng chất xơ hàng ngày.
Ngoài ra, đậu còn chứa nhiều chất xơ hơn trái cây, rau quả cùng với các chất dinh dưỡng khác giúp giảm táo bón như kali, axit folic, kẽm và vitamin B, có lợi cho việc tăng cường dinh dưỡng và cải thiện môi trường đường ruột.
Ngũ cốc
Ngày nay, ngũ cốc trở thành món ăn khá phổ biến có thể thay thế cho cơm hay mì, phở... Ngũ cốc chứa hàm lượng chất xơ khá lớn nên có công dụng cải thiện táo bón hiệu quả.
Một số lưu ý giúp chữa táo bón hiệu quả
Chế độ ăn uống
- Uống đủ 2 lít nước/ngày
- Nên khởi động ngày mới bằng một cốc nước ấm và vận động nhẹ
- Ăn một số loại thức ăn tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ. Khi đun nấu có thể bổ sung các loại dầu ăn như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu hạt cải.
- Kiêng các thức ăn cay nóng như tỏi, ớt, hạn chế ăn đồ tanh, nêm nhiều gia vị và hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê, trà đặc.
- Bổ sung 1 cốc sữa ấm trước khi đi ngủ giúp cho cơ thể dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong ly sữa.
- Hạn chế ăn các thực phẩm khô như lạc, đậu tương.
- Sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng nên tìm hiểu kỹ và sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ vì các loại thuốc hay thực phẩm chức năng cũng là nguyên nhân trực tiếp gây táo bón.
Chế độ sinh hoạt
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya
- Luyện tập thể dục thể thao, thỉnh thoảng vận động đi lại nhẹ nhàng, không nên ngồi quá lâu.
- Chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo bón.
Trên đây là những loại thực phẩm "cứu tinh" cho bệnh táo bón và một số lưu ý trong cách ăn uống cũng như sinh hoạt giúp cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
Bình luận