(VTC News) – Những biến tướng phản cảm trong lễ hội như giả hòm công đức, đổi tiền lẻ giá cao, ăn xin… liệu có đất lộng hành trong tết Giáp Ngọ 2014?
Việc bày bán các loại đồ chơi có tính bạo lực như súng, kiếm; tình trạng đặt giả hòm công đức; dịch vụ đổi tiền lẻ giá cao… ở hầu hết các di tích, lễ hội lớn đặc biệt vào dịp đầu xuân tại Hà Nội từ nhiều năm nay đã gây bức xúc trong dư luận.
"Không phải việc của chúng tôi"
Chiều 14/1, tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Lê Thị Tân Trang – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hà Nội cho rằng để dẹp các hành vi phản cảm mà báo chí đã nêu như trên “không phải là nhiệm vụ của ngành văn hóa mà là nhiệm vụ của toàn xã hội”.
Cụ thể, bà Trang nói: “Chúng tôi cho rằng giải pháp đặc biệt quan trọng chính là tuyên truyền, phối hợp với các cấp chính quyền. Tôi thấy công tác tuyên truyền cũng như công tác phối hợp, đào tạo, tập huấn cho những người làm dịch vụ trong các lễ hội và yêu cầu họ ký cam kết là việc của chính quyền.
Chúng tôi chỉ cung cấp kỹ năng, dịch vụ cùng phối hợp với địa phương, nhưng cam kết thế nào, xử phạt ra sao là việc của các cấp chính quyền. Ngành văn hóa không thể đứng ra xử phạt được”.
Nói về các giải pháp mới nhằm dẹp tình trạng này, bà Trang khẳng định Sở đã có các giải pháp về môi trường, tuyên truyền, nâng cấp, cải tạo các điểm du lịch, các khu di tích…
“Tuy nhiên, đối tượng đến với các lễ hội chủ yếu vẫn là nhân dân thủ đô với nhu cầu tự phát, từ tâm nên về giải pháp mới thực sự nổi bật và khác biệt thực sự chúng tôi không có. Chúng tôi vẫn chỉ nâng cao chất lượng các giải pháp đã nêu, đã từng phối hợp với các địa phương thực hiện trong thời gian qua.
Thế mạnh và chức năng của chúng tôi là tuyên truyền, vận động để người ta hiểu, còn những giải pháp bắt tận tay, xử phạt nằm ngoài chức năng của chúng tôi”, bà Trang nhấn mạnh.
"Cá nhân tôi không dùng tiền lẻ"
Nói về vấn nạn rải tiền lẻ, giắt tiền vào tay tượng, bà Trang khẳng định: “Đây là vấn nạn của toàn quốc chứ không chỉ Hà Nội. Lấy ví dụ ở chùa Hương dịp đầu năm, mỗi ngày có hàng vạn người tới thăm. Nếu họ có cùng mục đích là tới để rải tiền thì chắc chắn phải chen lấn, xô đẩy”.
Bà Trang cho rằng chính vì sự hiểu biết chưa đến nơi đến chốn về tâm linh của nhiều người đó mà mới có chuyện người ta cho rằng phải dúi đồng tiền vào tận tay tượng thì ngài mới chứng cho. Chưa kể nhiều người không tìm thấy hòm công đức đành phải nhét vào tay tượng.
“Hành động đó nhiều khi gây nghiệp cho những người có lòng tham bởi đáng lẽ người ta cúng tiến số tiền đó cho di tích này, người khác lại thấy tiền để hớ hênh nên lấy mất. Vô tình ta lại tạo nghiệp xấu cho người khác.
Với động thái mới từ phía ngân hàng Nhà nước là năm nay sẽ hạn chế phát hành tiền lẻ, tôi nghĩ cò mồi sẽ làm gì có nhiều tiền lẻ mà đổi nữa? Đổi tiền lẻ cũ chắc dân cũng không đổi. Đó là một biện pháp mạnh, mang tính đồng bộ của các cơ quan nhà nước trong việc hạn chế vấn nạn này. Tôi tin chắc rằng nó sẽ có hiệu quả từ mùa lễ hội năm nay tới các năm sau”, bà Trang nói thêm.
Đáng chú ý, bà Trang nói: “Thay vì để tiền lẻ, sao chúng ta không để tiền chẵn vào một điểm đi. Đó cũng là một hướng hay. Nếu đặt 15 điểm mỗi nơi 10 nghìn đồng thì thà đặt 50 nghìn đồng vào một nơi thì Phật, thánh cũng vẫn chứng cho ta rằng ta đã cúng tiến 50 nghìn đồng cơ mà. Riêng cá nhân tôi có đi lễ tôi cũng không cần tiền lẻ.
Tôi biết vẫn có những người dân không có nhiều tiền nên phải đổi tiền lẻ để dâng chút lòng thành. Thế thì người ta phải tự tích trữ hoặc chịu giá cắt cổ để đổi. Nhưng cũng không thể vì thế mà phạt họ bởi chưa có quy định cụ thể nào cho thấy ai là người được đứng ra phạt?”.
"Xin phòng thuế, công an có mắt như mù"
Về rác thải, ăn xin, cò mồi, ép giá, việc quy hoạch bán hàng… theo bà Trang, Sở cũng mới chỉ có một biện pháp duy nhất là đẩy mạnh tuyên truyền và phối hợp chỉ đạo với các địa phương có di tích đó đồng thời đề nghị họ tăng cường cơ sở hạ tầng như thùng gom rác…
“Chúng tôi cũng đã phối hợp với phòng lao động thương binh xã hội và ban tổ chức các lễ hội để tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn họ tuân thủ luật và có kế hoạch lâu dài giúp tạo công ăn, việc làm phù hợp cho họ.
Riêng việc ép giá, chúng tôi đã yêu cầu chính quyền bắt các hộ kinh doanh trong các lễ hội phải có cam kết về giá cả từ mức trông xe tới giá các sản phẩm họ bán. Chúng tôi cũng tăng cường việc tuyên truyền, cảnh báo”, bà Trang cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Phong – Chánh Thanh tra Sở cho rằng, người đi lễ hội giờ chủ yếu là giới trẻ và phần lớn họ không hiểu về lễ hội đó.
“Nhiều khi họ đến Bà Chúa Kho để cầu xin sinh con trai hay đến Đức Thánh Cả lại xin buôn một lãi mười hay xin phòng thuế, công an có mắt như mù... Tức là họ không thật sự hiểu đến đó để làm gì mà cứ thấy khấn thì khấn. Do đó, chúng tôi mới biên soạn các tờ rơi để người dân biết ở đây thờ ai…
Về mê tín dị đoan, xem tử vi, tướng số, xóc thẻ… chúng tôi mới chỉ nghiêm cấm xóc thẻ. Về các sách tử vi, tướng số, do là sách in lậu nên chúng tôi đã phối hợp với Sở thông tin truyền thông xử lý, nhưng cũng khó để xử lý triệt để do cái này liên quan nhiều ban, ngành mà văn hóa chỉ là một phần trong đó”, ông Phong cho hay.
Minh Quân
Việc bày bán các loại đồ chơi có tính bạo lực như súng, kiếm; tình trạng đặt giả hòm công đức; dịch vụ đổi tiền lẻ giá cao… ở hầu hết các di tích, lễ hội lớn đặc biệt vào dịp đầu xuân tại Hà Nội từ nhiều năm nay đã gây bức xúc trong dư luận.
"Không phải việc của chúng tôi"
Bà Lê Thị Tân Trang – Phó Giám đốc Sở văn hóa – thể thao – du lịch Hà Nội |
Cụ thể, bà Trang nói: “Chúng tôi cho rằng giải pháp đặc biệt quan trọng chính là tuyên truyền, phối hợp với các cấp chính quyền. Tôi thấy công tác tuyên truyền cũng như công tác phối hợp, đào tạo, tập huấn cho những người làm dịch vụ trong các lễ hội và yêu cầu họ ký cam kết là việc của chính quyền.
Chúng tôi chỉ cung cấp kỹ năng, dịch vụ cùng phối hợp với địa phương, nhưng cam kết thế nào, xử phạt ra sao là việc của các cấp chính quyền. Ngành văn hóa không thể đứng ra xử phạt được”.
Nói về các giải pháp mới nhằm dẹp tình trạng này, bà Trang khẳng định Sở đã có các giải pháp về môi trường, tuyên truyền, nâng cấp, cải tạo các điểm du lịch, các khu di tích…
“Tuy nhiên, đối tượng đến với các lễ hội chủ yếu vẫn là nhân dân thủ đô với nhu cầu tự phát, từ tâm nên về giải pháp mới thực sự nổi bật và khác biệt thực sự chúng tôi không có. Chúng tôi vẫn chỉ nâng cao chất lượng các giải pháp đã nêu, đã từng phối hợp với các địa phương thực hiện trong thời gian qua.
Thế mạnh và chức năng của chúng tôi là tuyên truyền, vận động để người ta hiểu, còn những giải pháp bắt tận tay, xử phạt nằm ngoài chức năng của chúng tôi”, bà Trang nhấn mạnh.
"Cá nhân tôi không dùng tiền lẻ"
Nói về vấn nạn rải tiền lẻ, giắt tiền vào tay tượng, bà Trang khẳng định: “Đây là vấn nạn của toàn quốc chứ không chỉ Hà Nội. Lấy ví dụ ở chùa Hương dịp đầu năm, mỗi ngày có hàng vạn người tới thăm. Nếu họ có cùng mục đích là tới để rải tiền thì chắc chắn phải chen lấn, xô đẩy”.
Dúi đồng tiền vào tận tay, miệng tượng thì ngài mới chứng cho? |
“Hành động đó nhiều khi gây nghiệp cho những người có lòng tham bởi đáng lẽ người ta cúng tiến số tiền đó cho di tích này, người khác lại thấy tiền để hớ hênh nên lấy mất. Vô tình ta lại tạo nghiệp xấu cho người khác.
Với động thái mới từ phía ngân hàng Nhà nước là năm nay sẽ hạn chế phát hành tiền lẻ, tôi nghĩ cò mồi sẽ làm gì có nhiều tiền lẻ mà đổi nữa? Đổi tiền lẻ cũ chắc dân cũng không đổi. Đó là một biện pháp mạnh, mang tính đồng bộ của các cơ quan nhà nước trong việc hạn chế vấn nạn này. Tôi tin chắc rằng nó sẽ có hiệu quả từ mùa lễ hội năm nay tới các năm sau”, bà Trang nói thêm.
Đáng chú ý, bà Trang nói: “Thay vì để tiền lẻ, sao chúng ta không để tiền chẵn vào một điểm đi. Đó cũng là một hướng hay. Nếu đặt 15 điểm mỗi nơi 10 nghìn đồng thì thà đặt 50 nghìn đồng vào một nơi thì Phật, thánh cũng vẫn chứng cho ta rằng ta đã cúng tiến 50 nghìn đồng cơ mà. Riêng cá nhân tôi có đi lễ tôi cũng không cần tiền lẻ.
Tôi biết vẫn có những người dân không có nhiều tiền nên phải đổi tiền lẻ để dâng chút lòng thành. Thế thì người ta phải tự tích trữ hoặc chịu giá cắt cổ để đổi. Nhưng cũng không thể vì thế mà phạt họ bởi chưa có quy định cụ thể nào cho thấy ai là người được đứng ra phạt?”.
"Xin phòng thuế, công an có mắt như mù"
Người ăn xin sẽ được các sở, ngành hỗ trợ, tạo việc làm |
“Chúng tôi cũng đã phối hợp với phòng lao động thương binh xã hội và ban tổ chức các lễ hội để tăng cường khâu kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn họ tuân thủ luật và có kế hoạch lâu dài giúp tạo công ăn, việc làm phù hợp cho họ.
Riêng việc ép giá, chúng tôi đã yêu cầu chính quyền bắt các hộ kinh doanh trong các lễ hội phải có cam kết về giá cả từ mức trông xe tới giá các sản phẩm họ bán. Chúng tôi cũng tăng cường việc tuyên truyền, cảnh báo”, bà Trang cho biết.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Phong – Chánh Thanh tra Sở cho rằng, người đi lễ hội giờ chủ yếu là giới trẻ và phần lớn họ không hiểu về lễ hội đó.
“Nhiều khi họ đến Bà Chúa Kho để cầu xin sinh con trai hay đến Đức Thánh Cả lại xin buôn một lãi mười hay xin phòng thuế, công an có mắt như mù... Tức là họ không thật sự hiểu đến đó để làm gì mà cứ thấy khấn thì khấn. Do đó, chúng tôi mới biên soạn các tờ rơi để người dân biết ở đây thờ ai…
Về mê tín dị đoan, xem tử vi, tướng số, xóc thẻ… chúng tôi mới chỉ nghiêm cấm xóc thẻ. Về các sách tử vi, tướng số, do là sách in lậu nên chúng tôi đã phối hợp với Sở thông tin truyền thông xử lý, nhưng cũng khó để xử lý triệt để do cái này liên quan nhiều ban, ngành mà văn hóa chỉ là một phần trong đó”, ông Phong cho hay.
Minh Quân
Bình luận