Cụ thể, nhớt giả làm cho động cơ phải “gồng mình” nuôi cả chiếc xe, ma sát tăng dẫn đến tiếng máy bị kêu và không êm như bình thường.
Ngoài ra, nhớt giả cũng không bôi trơn tốt cho động cơ, dễ dẫn đến động cơ nhanh bị xuống cấp, hư hỏng.
Cách nhận biết ô tô đang "dính" nhớt giả
Theo anh Nguyễn Đức Ban, Giám đốc Gara ô tô Đức Ban (Nguyễn Xiển, Thanh Trì, Hà Nội) nhớt giả làm các ma sát mạnh hơn, khiến động cơ nóng lên. Vì thế, sau thời gian sử dụng nhớt giả, xe sẽ xuống cấp rất nhanh, chạy không còn bốc nữa và nhớt sẽ rất nhanh bị đen khi thải ra ngoài.
Nhớt giả không còn tính năng chống oxy hóa và chịu nhiệt kém nên là nguyên nhân khiến xe ngốn xăng. Nguyên nhân là do nhớt giả được lọc và tẩy màu lại từ nhớt thải nên rất nhanh xuống cấp, tính bôi trơn của nhớt kém nên không thể đảm bảo độ bôi trơn cho động cơ được.
Thông thường một bình nhớt giả nhìn sẽ cũ do tái sử dụng nhiều lần, đặc biệt là phần nắp nhớt được làm lại không sắc sảo như nhớt thật do được làm thủ công. Khi cầm bóp, bình nhớt giả sẽ không căng mà rất lỏng do công nghệ đóng chai không chuẩn.
Cũng có những loại nhớt được làm giả rất tinh vi, vỏ chai được sản xuất mới, tương tự loại thật. Điều này làm người sử dụng khó lòng nhận ra. Cách duy nhất để phân biệt là phải dựa vào quan sát và kinh nghiệm của chủ xe.
Bình nhớt được làm giả thì các hình ảnh in cũng không được sắc nét, hạn sử dụng in rất mờ, không tinh xảo và chuẩn xác như hàng thật.
Về màu sắc, nhớt giả nhìn sẽ đậm màu hơn và có mùi khét, trong khi đó nhớt thật màu sắc sẽ sáng và có mùi hương đặc trưng của nhiên liệu.
Cách tốt nhất là người sử dụng xe nên đến các đại lý chính hãng để thay dầu. Điều này sẽ giúp loại bỏ được sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
Tác dụng của nhớt đối với xe
Dầu nhớt có tác dụng bôi trơn, giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh. Động cơ được cấu thành từ rất nhiều các chi tiết kim loại như piston, trục cam, xu-páp... Khi động cơ vận hành, lực ma sát giữa các bộ phận này với nhau là rất lớn.
Hệ thống bơm sẽ phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ để tạo thành lớp đệm trơn trên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết, làm giảm lực ma sát và tăng hiệu suất vận hành. Đồng thời, việc hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết giúp giảm thiểu sự mài mòn các bề mặt kim loại, có tác dụng bảo vệ và tăng tuổi thọ của động cơ.
Ngoài ra, nhớt giúp làm mát khi động cơ hoạt động nhiều, làm kín khe hở giữa piston và thành xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát. Đồng thời cuốn trôi và làm sạch những muội bám và các lớp gỉ động cơ.
Vì vậy, khi xe sử dụng phải nhớt giả, động cơ sẽ phải “gồng mình” nuôi cả chiếc xe. Điều này làm ma sát tăng dẫn đến tiếng máy bị kêu và không êm như bình thường. Nhớt giả cũng không bôi trơn được tốt cho động cơ.
Khi xả hết nhớt cũ thì lượng bám dính còn lại rất ít, cho nên khi thay nhớt mới vào, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới động cơ xe.
Bình luận