Trong số đó, nổi bật là các cổ phiếu SHB của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, EIB của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), STB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ACB – cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu…
Lúc 14h chiều 10/4, cổ phiếu SHB đang giao dịch ở mốc 6.300 đồng/CP, trong khi giá mở cửa là 5.800 đồng/CP, tăng 500 đồng (khoảng 8,62%). Khối lượng cổ phiếu mua, bán trong sáng 10/4 cũng tương đối lớn, đạt hơn 27 triệu đơn vị.
Tính từ đầu năm, cổ phiếu SHB có mạch tăng khá ấn tượng, khoảng gần 30% từ mức trung bình 4.700 đồng.
Cùng với đó, khối lượng giao dịch các phiên cũng khá lớn, thuộc nhóm cổ phiếu giao dịch nhiều nhất sàn chứng khoán Hà Nội.
Hiện, SHB cũng đang là ngân hàng có giá cổ phiếu tương đối rẻ và thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt, từ khối ngoại với các phiên giao dịch sôi động.
Các dữ liệu trên sàn cho thấy, các phiên đều ghi nhận giao dịch trên 1 triệu đơn vị, thậm chí tháng 3 còn xuất hiện phiên giao dịch thỏa thuận tới hơn 6 triệu đơn vị (ngày 7/3).
Ngoài cổ phiếu SHB của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội, cổ phiếu EIB của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng đang có mạch tăng ấn tượng từ đầu năm, dù đang trong diện cảnh báo do lỗ luỹ kế đên 31/12/2016 âm.
Cập nhật hiện tại, cổ phiếu EIB giao dịch mức giá 11.900 đồng/CP, giảm 300 đồng, tương đương -2,5%. (gia mở cửa là 12.200 đồng/CP).
Trong lịch sử giao dịch 52 tuần gần nhất, giá cổ phiếu EIB từng có lúc rớt thảm hại, xuống mức 8.500 đồng/CP.
Dù giá cổ phiếu EIB giảm nhẹ trong phiên giao dịch hôm 10/4, song lại rất gần đỉnh thị giá cao nhất trong 52 tuần qua, là 13.000 đồng/CP.
Tính từ phiên giao dịch 30/12/2016, tới mở cửa phiên sáng 10/4, giá trị cổ phiếu EIB đã tăng đáng kể, là 3.200 đồng/CP. Một con số đang kể trong bối cảnh ngân hàng này đang gặp nhiều khó khăn và liên tục có thay đổi về nhân sự.
Video: Vừa ra khỏi ngân hàng, người đàn ông bị gió cuốn bay xấp tiền trên tay
Một ngân hàng khác đang có sự biến động về nhân sự cũng như chịu ảnh hưởng sáp nhập song có tăng trưởng cao là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Tính từ đầu năm, cổ phiếu STB của Sacombank đã tăng gần 4000 đồng/CP.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch 30/12/2016, cổ phiếu STB giao dịch mức 9.450 đồng/CP, đến cuối phiên 7/4/2017, giá trị cổ phiếu STB đã là 13.150 đồng/CP.
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu cũng có tăng trưởng tương đối, khoảng 35% giá trị, từ mức 17.600 đồng/CP hôm 30/12/2016 lên 24.800 đồng/CP hôm 7/4/2017. Hiện, cổ phiếu ACB đang giao dịch mức 24.400 đồng, giảm 400 đồng so mở đầu phiên giao dịch ban sáng.
Tuy nhiên, khối lượng giao dịch tương đối lớn, tới 3,6 triệu đơn vị, tính tới thời điểm 15h00.
Được biết, trong 3 tháng đầu 2017, ACB đạt 595 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
ACB cũng cho hay, thời điểm hiện tại, nợ xấu sau trích lập dự phòng là 1.500 tỷ đồng. Năm 2016, ACB thu nợ được 3.000 tỷ đồng và trích lập 1.115 tỷ đồng.
Kế hoạch 2017, ACB đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 16%, tín dụng tăng trưởng 16%, vốn huy động từ tiền gửi khách hàng tăng 16%, tỷ lệ nợ xấu dưới 2% và lợi nhuận trước thuế khoảng 2.205 tỷ đồng.
Trường hợp Sacombank, việc các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu STB có thể lý giải do Ngân hàng Nhà nước đã nhận uỷ quyền tỷ lệ sở hữu lớn của nhóm cổ đông với đại diện là ông Trầm Bê. Theo đó, cơ quan quản lý này có điều kiện để giám sát, kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của Sacombank cũng như những rủi ro tiềm ẩn.
Thứ nữa, Sacombank cũng đang trình các phương án tái cơ cấu đã được chuẩn bị tương đối kỹ lưỡng.
Hiện, tăng trưởng tiền gửi và tổng tài sản năm qua vẫn tăng trưởng tốt, đặc biệt riêng hệ thống Sacombank trước đây có tốc động tăng trưởng tiền gửi mạnh mẽ mà ít có ngân hàng nào đạt được, tới 35,7% so với thời điểm sáp nhập.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội trong 2016 cũng có kết quả kinh doanh tương đối tốt với lợi nhuận trước thuế 1.164 tỷ đồng, tăng 33% so với năm trước đó. Cùng với đó, SHB năm vừa qua đã khai trương ngân hàng con tại Lào nhận sáp nhập xong công ty tài chính Vinaconex Viettel.
Ngoài ra, việc các nhà đầu tư có liên quan đến cổ đông nội bộ cũng liên tục tăng sở hữu SHB cũng có thể là lí do khiến cổ phiếu nhà băng này luôn duy trì đà tăng mà chẳng cần có các đợt sóng lớn như ACB, Sacombank, BIDV, VietinBank hay Vietcombank.
Bình luận