Sơn nữ nơi đây vẫn duy trì tập tục dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để "bắt" được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.
Bên núi cao thăm thẳm, hun hút vực sâu với nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa - Đắk Lắk được dân phượt ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên.
Nhưng ít ai biết trên con đèo dài 12km từng gắn với nhiều trận chiến khốc liệt, có thời điểm chỉ còn là những mảng núi đồi trơ trọi do những cơn mưa chất độc hóa học, là nơi cư trú của cộng đồng người Êđê.
Đã hàng trăm năm trôi qua nhưng đến nay người Êđê ở đèo Phượng Hoàng vẫn duy trì tập tục sơn nữ dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để "bắt" được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.
Bí ẩn cầu thang vú
Rời thành phố Nha Trang, hướng về huyện Ninh Hòa, theo con đường Quốc lộ 26, chúng tôi vượt chặng đường dài chẻ qua những cánh rừng ngút ngàn tìm đến con đèo nằm ở cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk là huyện M'đrắk.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến cụm từ "Phượng Hoàng", cánh tài xế thường lại qua đã ví đây là "đèo tử thần" vì tiềm ẩn quá nhiều bất trắc, hiểm nguy chết người luôn rình rập.
Từ dưới chân đèo, trên hành trình "leo núi" bằng xe hai bánh qua hết khúc cua cùi chỏ này đến khúc cua tay áo khác, chúng tôi thấy rất nhiều am miếu cô hồn được dựng nên bởi thân nhân của những người bị tử nạn khi lưu thông trên con đèo mang tên loài chim xinh đẹp nhất trong họ anh vũ.
Còn nhớ lúc dừng lại thắp hương cho một ngôi miếu nằm sát vách núi ở sườn Tây (sườn Đông là vực sâu thăm thẳm - PV), chúng tôi được anh Bảo, tài xế xe tải BKS 79C-08821 sau câu nói rợn người "năm nào trên con đèo này cũng có người bỏ mạng để gọi là tế thần núi", đã tiết lộ "chủ nhân" của ngôi miếu: "Cận cuối tháng 6/2012, tài xế xe mang biển số 76C-00078 là Hưng khi đổ dốc đã không làm chủ tay lái làm lật xe phải bỏ mạng. May mà 2 phụ xe đi cùng thoát chết".
Bây giờ là 4 giờ chiều, lưng chừng đèo Phượng Hoàng trời mù mịt. Bặm mình di chuyển trong cái lạnh cắt da và nỗi ám ảnh tử thần chực chờ, may sao chúng tôi cũng đi qua hết những đoạn đèo dốc uốn lượn hiểm nguy nhìn từ trên cao cứ như con mãng xà khổng lồ đang trườn hết tốc lực qua khe núi. Phía trước lúc này là những nóc nhà của người Êđê nằm e ấp dưới sự chở che của những ngọn núi khổng lồ.
Gặp nhau tại nhà cộng đồng với chiếc cầu thang rất đỗi lạ kỳ chạm hình bầu ngực của người phụ nữ, ông Y Den, trưởng ban mặt trận buôn Ethi (thôn 1, xã Ea Trang, huyện M'đrắk) cho biết, tên gọi đèo Phượng Hoàng không phải vì nơi đây từng có rất nhiều chim hồng hoàng, mà bởi con đèo nằm chẻ giữa những dãy núi uốn lượn tựa sải cánh của loài chim... nữ hoàng. "Vì sao trên cầu thang của nhà sàn có hình chạm khắc bộ ngực người phụ nữ vậy chú? Khắc cho đẹp, cho lạ hay vì ý nghĩa gì khác".
Không cưỡng được sự tò mò, ngay khi nhìn thấy đầu trên chiếc cầu thang của ngôi nhà cộng đồng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập thể của làng, có cặp núi đôi căng tràn đầy sự sống, tôi hỏi ông trưởng làng Y Len và được ông hé lộ điều thú vị về một cổ tục được người Êđê ở không chỉ khu vực đèo Phượng Hoàng của huyện M'đrắk mà tại nhiều địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk, duy trì qua hàng trăm năm.
Ông cho biết: "Nó là cầu thang cái, lúc nào nó cũng phải to, rộng, đẹp hơn cầu thang đực. Cầu thang đực thì làm trơn thôi, nhưng cầu thang cái phải tạc bầu ngực, đó là bầu sữa của mẹ, ai lên nhà cũng phải nắm bầu ngực để vào nhà".
Các già làng Êđê ở bên này đèo Phượng Hoàng giải thích vì người Êđê theo chế độ mẫu hệ, vì người phụ nữ làm chủ gia đình nên ngôi nhà phải có biểu tượng của bà là bầu ngực, gọi là "cầu thang cái". Có người giải thích tổ tiên qua bao đời của họ cho tạc bộ ngực lên cầu thang để giáo dục cho con cháu biết mình được nuôi lớn từ bầu sữa của mẹ nên phải luôn ghi nhớ công ơn.
Dù cách giải thích mỗi người mỗi khác nhưng cả thảy người già Êđê ở đèo Phượng Hoàng đều xác nhận theo phong tục cổ truyền, "cầu thang cái" chỉ dành cho bà chủ nhà, và khách quý. Còn cầu thang đực nằm bên hông nhà dành cho đàn ông: "Cũng đúng thôi, mình được vợ bắt về làm chồng, mình ở nhà vợ, nên mình phải đi cầu thang đực thôi" - ông Ama Kin, 53 tuổi, chép miệng.
Rồi ông giải thích mình như nhiều người Êđê ở đây được vợ bắt về, gọi là "bắt chồng": "Hồi đó bà vợ ưng ý, bà phải lòng mình, bà về thưa với cha mẹ rồi sang bắt mình về làm chồng, bà vợ bắt mình bằng 2 con heo với bộ chiêng đó"- ông Kin, nhớ lại.
Người trong cuộc kể chuyện... "bị vợ bắt"
Từ cuộc trò chuyện tình cờ, biết được người Êđê ở vùng núi rừng gắn với đèo Phượng Hoàng kiêu sa và hùng vĩ có tục con gái khi để ý ai đó thì tổ chức "đi bắt" về làm chồng, chúng tôi rất đỗi ngỡ ngàng, cứ nghĩ tục ấy chỉ còn là chuyện của ngày xưa. Nào ngờ khi đi sâu mới biết tục sơn nữ hao tốn nhiều của cải, vật chất để "bắt" được chàng trai ưng ý về làm chồng đến nay vẫn còn gắn bó với các buôn làng Êđê nơi đây như hình với bóng.
"Vợ mình là H'Nhau, hồi bắt mình làm chồng, lúc đó khó khăn nên bà chỉ tốn hai con heo thôi, mỗi con nặng hơn 1 tạ. Còn rượu thì không nhớ đâu, chỉ biết là nhiều lắm. Hai con heo đó bố mẹ của vợ trao cho bố mẹ của mình như là trả công nuôi dưỡng. Làm đám cưới xong thì mình về ở rể nhà vợ, ở đến bây giờ. Phong tục người Êđê mình như vậy đó. Con trai mình là Y Nhon vừa rồi làm đám cưới xong cũng về nhà vợ ở buôn Hấp rồi. Do nhà gái khó khăn nên mình chỉ lấy 2 con bò với 3 con heo thôi".
Khi được tôi hỏi chuyện được vợ "bắt" làm chồng ngày nào, ông Y Den từng làm buôn trưởng buôn Ethi 4 nhiệm kỳ, đã không ngần ngại mà tuôn một mạch như thế. Ông nói trai gái Êđê ngày trước quen biết nhau lúc làng có lễ hội như đám ma, lễ bỏ mả, lễ ăn mừng nhà mới, lễ cúng tế các Yang (thần linh)... hay lúc đi rừng đi rẫy.
Khi đã ưng, đã mến lòng nhau rồi, người con gái bao giờ cũng ở thế chủ động về thưa với cha mẹ để nhờ ông mai bà mối sang đánh tiếng với nhà trai, cũng như dọ hỏi xem nhà bên ấy đòi sính lễ gồm những gì để biết đường mà định liệu.
Theo ông Y Den, đa phần giữa hai bên trai gái cùng thống nhất của hồi môn mà nhà gái phải trả cho nhà trai. Nhưng cũng lắm khi xảy ra trường hợp ngoại lệ, phía bên nhà trai đòi hỏi cao quá, nhà gái không đáp ứng được nên đành... bỏ chạy!
Chẳng biết đã có bao nhiêu đôi trai gái Êđê tan giấc mộng uyên ương bởi bị người lớn thách cưới quá cao đã "theo không nổi". Chỉ biết rằng cái thời mà ông Y Den được vợ là bà H'Nhau bắt làm chồng đến nay đã hơn 30 năm nhưng chuyện sơn nữ bắt chồng vẫn không có gì thay đổi.
Điều này gợi cho chúng tôi nhớ đến tục bắt rể của người Châu Ro tại vùng rừng Mã Đà (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Tuy chế mộ mẫu hệ không "nặng ký" bằng người Êđê nhưng người Châu Ro vẫn có tục "chôn chân" chú rể sau đám cưới, nghĩa là sau ngày vui trọng đại của đôi lứa, chú rể sẽ phải ở nhà vợ đến hết... cuộc đời.
Cần nói rõ rằng tôi nghe những chuyện "bắt rể" này từ lời kể của các ông Năm Nổi, Dương Văn Dương, bà Hồng Thị Hách, Hồng Thị Lịch... là những người già Châu Ro ở rừng Mã Đà. Ngày nay tục bắt rể vẫn được người Châu Ro duy trì nhưng không còn nặng nề như trước. Nhưng như đã nói, với người Êđê, tập tục này đến nay vẫn không hề thay đổi.
Từ sự nhiệt tình của ông Y Den, chúng tôi đã được gặp những sơn nữ như thế, những cô gái Êđê xinh đẹp nếu ở miền xuôi sẽ được các chàng trai dòm ngó, tìm mọi cách để chiếm được trái tim. Đằng này, ở nơi đây, các cô phải làm chuyện ngược lại, mang trâu bò, gà heo và cả tiền mặt đi "bắt" người trong mộng!
Thiếu nữ trả bò heo với tiền mặt để... có chồng
Rời buôn Ethi mù sương huyền hoặc, chúng tôi tới buôn Duy, nơi có nhiều sơn nữ xinh như mộng đủ khiến bất kỳ trái tim lữ khách nhạy cảm nào xao xuyến với mong ước rằng phải chi mình được "cô ấy" bắt làm chồng. Buôn Duy như buôn Ethi và nhiều buôn làng Êđê khác ở xã Ea Trang, hoang sơ, êm đềm với nhiều ngôi nhà sàn cổ nằm e ấp giữa rừng già được bao bọc, che chắn bởi lớp núi cao nhìn như những con sóng bất tận.
Trên sàn một ngôi nhà dài như thế, chúng tôi gặp được hai cô gái Êđê "bắt chồng" cách đây không lâu. Một trong hai cô gái ấy là H'mila, 19 tuổi. Là gái vùng cao, đi rừng đi rẫy với những gùi lúa, gùi củi trĩu nặng từ bé nhưng H'mila trắng ngần, từ khuôn mặt đến dáng người thanh thoát, duyên dáng. Sau phút ngại ngần ban đầu, khi biết được thiện ý của chúng tôi, H'mila nhoẻn miệng cười, nụ cười sơn nữ khiến khách đường xa quên đi bao mệt mỏi của chặng đường dài nhiều bất trắc.
"Em lấy chồng rồi, lấy xong thì chồng về ở với em thôi. Lấy xong bố mẹ em cắt cho miếng đất ở sát nhà để dựng nhà riêng. Vợ chồng em mới lấy được mấy tháng nên chưa có con. Chồng em là Y Đen, hơn em một tuổi" - H'mila, trò chuyện: "Em với Y Đen thương nhau được hơn 1 năm thì cưới. Để bắt nó làm chồng em phải đi làm để dành tiền mới bắt được đấy".
- Em bắt Y Đen tốn bao nhiêu trâu bò, ché rượu?
- Cũng nhiều lắm đó, nhà gái bên em phải trả cho nhà trai 2 con bò, 4 con heo, 10 con gà với 15 triệu đồng. Còn rượu đãi khách thì nhà gái phải chịu.
Thật lòng mà nói, khi thấy bông hoa núi rừng H'mila theo đúng nghĩa đen của cụm từ này hồn nhiên kể chuyện phải đi hái cà phê, làm rẫy để dành tiền đặng bắt được chồng, chúng tôi không chỉ bất ngờ mà còn thấy vui vui.
Ngồi cạnh bên, cô hàng xóm của H'mila là H'loen lúc này mạnh dạn góp chuyện, bật mí hơn 1 năm trước, để bắt được chàng trai Y Ken (nay 23 tuổi) làm chồng, do hoàn cảnh khó khăn nên cô chỉ tốn 2 con bò mộng. Hỏi chuyện "làm chồng" của hai anh chàng Y Đen và Y Ken, cả hai cô sơn nữ tủm tỉm ra chiều ưng ý: "Nó siêng làm, ít nhậu nhẹt nên em cũng mừng".
Về sự chênh lệch trong khoản hồi môn phải trả cho đàng trai, 2 cô sơn nữ H'mila và H'loen giải thích "nhiều hay ít" phụ thuộc vào nhiều điều. Nếu chàng trai mà cô gái có ý định "bắt chồng" khỏe mạnh, làm việc giỏi, tính tốt, được nhiều sơn nữ dòm ngó thì nhiều khả năng khoản "cống vật" cho đàng trai ắt là phải nhiều: "Nhưng nếu 2 đứa thương nhau thiệt lòng, nếu bố mẹ chàng trai biết cảm thông thì sẽ không thách cưới quá cao" - H'loen, giải thích.
Rồi cô cũng cho biết, sở dĩ tổ tiên của mình duy trì tục lệ đàng gái phải trả của cho đàng trai mới cho bắt rể bắt chồng vì xem đó tượng trưng cho khoản bồi thường mà cha mẹ chàng trai bao năm vất vả nuôi con lớn lên chẳng được nhờ vả gì thì nó đã về nhà người khác.
Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, bộ tộc bắt chồng trên đỉnh đèo Phượng Hoàng ở huyện M'đrắk tỉnh Đắk Lắk là một nơi như vậy
TheoN.Thành Dũng (CAND)
Bên núi cao thăm thẳm, hun hút vực sâu với nhiều khúc cua tử thần cheo leo hiểm trở, đèo Phượng Hoàng nằm ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Khánh Hòa - Đắk Lắk được dân phượt ví là “đệ nhất hùng quan” ở Nam Tây Nguyên.
Nhưng ít ai biết trên con đèo dài 12km từng gắn với nhiều trận chiến khốc liệt, có thời điểm chỉ còn là những mảng núi đồi trơ trọi do những cơn mưa chất độc hóa học, là nơi cư trú của cộng đồng người Êđê.
Đã hàng trăm năm trôi qua nhưng đến nay người Êđê ở đèo Phượng Hoàng vẫn duy trì tập tục sơn nữ dùng trâu bò, chiêng ché cùng tiền mặt để "bắt" được người chồng ưng ý về ăn đời ở kiếp.
Bí ẩn cầu thang vú
Rời thành phố Nha Trang, hướng về huyện Ninh Hòa, theo con đường Quốc lộ 26, chúng tôi vượt chặng đường dài chẻ qua những cánh rừng ngút ngàn tìm đến con đèo nằm ở cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk là huyện M'đrắk.
Đã nhiều năm trôi qua nhưng mỗi khi nhắc đến cụm từ "Phượng Hoàng", cánh tài xế thường lại qua đã ví đây là "đèo tử thần" vì tiềm ẩn quá nhiều bất trắc, hiểm nguy chết người luôn rình rập.
Từ dưới chân đèo, trên hành trình "leo núi" bằng xe hai bánh qua hết khúc cua cùi chỏ này đến khúc cua tay áo khác, chúng tôi thấy rất nhiều am miếu cô hồn được dựng nên bởi thân nhân của những người bị tử nạn khi lưu thông trên con đèo mang tên loài chim xinh đẹp nhất trong họ anh vũ.
Còn nhớ lúc dừng lại thắp hương cho một ngôi miếu nằm sát vách núi ở sườn Tây (sườn Đông là vực sâu thăm thẳm - PV), chúng tôi được anh Bảo, tài xế xe tải BKS 79C-08821 sau câu nói rợn người "năm nào trên con đèo này cũng có người bỏ mạng để gọi là tế thần núi", đã tiết lộ "chủ nhân" của ngôi miếu: "Cận cuối tháng 6/2012, tài xế xe mang biển số 76C-00078 là Hưng khi đổ dốc đã không làm chủ tay lái làm lật xe phải bỏ mạng. May mà 2 phụ xe đi cùng thoát chết".
Bây giờ là 4 giờ chiều, lưng chừng đèo Phượng Hoàng trời mù mịt. Bặm mình di chuyển trong cái lạnh cắt da và nỗi ám ảnh tử thần chực chờ, may sao chúng tôi cũng đi qua hết những đoạn đèo dốc uốn lượn hiểm nguy nhìn từ trên cao cứ như con mãng xà khổng lồ đang trườn hết tốc lực qua khe núi. Phía trước lúc này là những nóc nhà của người Êđê nằm e ấp dưới sự chở che của những ngọn núi khổng lồ.
Buôn Ethi nhìn từ đỉnh đèo Phượng Hoàng. |
Không cưỡng được sự tò mò, ngay khi nhìn thấy đầu trên chiếc cầu thang của ngôi nhà cộng đồng là nơi diễn ra các sinh hoạt tập thể của làng, có cặp núi đôi căng tràn đầy sự sống, tôi hỏi ông trưởng làng Y Len và được ông hé lộ điều thú vị về một cổ tục được người Êđê ở không chỉ khu vực đèo Phượng Hoàng của huyện M'đrắk mà tại nhiều địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk, duy trì qua hàng trăm năm.
Ông cho biết: "Nó là cầu thang cái, lúc nào nó cũng phải to, rộng, đẹp hơn cầu thang đực. Cầu thang đực thì làm trơn thôi, nhưng cầu thang cái phải tạc bầu ngực, đó là bầu sữa của mẹ, ai lên nhà cũng phải nắm bầu ngực để vào nhà".
Các già làng Êđê ở bên này đèo Phượng Hoàng giải thích vì người Êđê theo chế độ mẫu hệ, vì người phụ nữ làm chủ gia đình nên ngôi nhà phải có biểu tượng của bà là bầu ngực, gọi là "cầu thang cái". Có người giải thích tổ tiên qua bao đời của họ cho tạc bộ ngực lên cầu thang để giáo dục cho con cháu biết mình được nuôi lớn từ bầu sữa của mẹ nên phải luôn ghi nhớ công ơn.
Dù cách giải thích mỗi người mỗi khác nhưng cả thảy người già Êđê ở đèo Phượng Hoàng đều xác nhận theo phong tục cổ truyền, "cầu thang cái" chỉ dành cho bà chủ nhà, và khách quý. Còn cầu thang đực nằm bên hông nhà dành cho đàn ông: "Cũng đúng thôi, mình được vợ bắt về làm chồng, mình ở nhà vợ, nên mình phải đi cầu thang đực thôi" - ông Ama Kin, 53 tuổi, chép miệng.
Rồi ông giải thích mình như nhiều người Êđê ở đây được vợ bắt về, gọi là "bắt chồng": "Hồi đó bà vợ ưng ý, bà phải lòng mình, bà về thưa với cha mẹ rồi sang bắt mình về làm chồng, bà vợ bắt mình bằng 2 con heo với bộ chiêng đó"- ông Kin, nhớ lại.
Người trong cuộc kể chuyện... "bị vợ bắt"
Từ cuộc trò chuyện tình cờ, biết được người Êđê ở vùng núi rừng gắn với đèo Phượng Hoàng kiêu sa và hùng vĩ có tục con gái khi để ý ai đó thì tổ chức "đi bắt" về làm chồng, chúng tôi rất đỗi ngỡ ngàng, cứ nghĩ tục ấy chỉ còn là chuyện của ngày xưa. Nào ngờ khi đi sâu mới biết tục sơn nữ hao tốn nhiều của cải, vật chất để "bắt" được chàng trai ưng ý về làm chồng đến nay vẫn còn gắn bó với các buôn làng Êđê nơi đây như hình với bóng.
"Vợ mình là H'Nhau, hồi bắt mình làm chồng, lúc đó khó khăn nên bà chỉ tốn hai con heo thôi, mỗi con nặng hơn 1 tạ. Còn rượu thì không nhớ đâu, chỉ biết là nhiều lắm. Hai con heo đó bố mẹ của vợ trao cho bố mẹ của mình như là trả công nuôi dưỡng. Làm đám cưới xong thì mình về ở rể nhà vợ, ở đến bây giờ. Phong tục người Êđê mình như vậy đó. Con trai mình là Y Nhon vừa rồi làm đám cưới xong cũng về nhà vợ ở buôn Hấp rồi. Do nhà gái khó khăn nên mình chỉ lấy 2 con bò với 3 con heo thôi".
Khi được tôi hỏi chuyện được vợ "bắt" làm chồng ngày nào, ông Y Den từng làm buôn trưởng buôn Ethi 4 nhiệm kỳ, đã không ngần ngại mà tuôn một mạch như thế. Ông nói trai gái Êđê ngày trước quen biết nhau lúc làng có lễ hội như đám ma, lễ bỏ mả, lễ ăn mừng nhà mới, lễ cúng tế các Yang (thần linh)... hay lúc đi rừng đi rẫy.
Cô sơn nữ Hmila phải tốn 2 bò, 4 con heo, 10 con gà và 15 triệu đồng để có được chồng. |
Theo ông Y Den, đa phần giữa hai bên trai gái cùng thống nhất của hồi môn mà nhà gái phải trả cho nhà trai. Nhưng cũng lắm khi xảy ra trường hợp ngoại lệ, phía bên nhà trai đòi hỏi cao quá, nhà gái không đáp ứng được nên đành... bỏ chạy!
Chẳng biết đã có bao nhiêu đôi trai gái Êđê tan giấc mộng uyên ương bởi bị người lớn thách cưới quá cao đã "theo không nổi". Chỉ biết rằng cái thời mà ông Y Den được vợ là bà H'Nhau bắt làm chồng đến nay đã hơn 30 năm nhưng chuyện sơn nữ bắt chồng vẫn không có gì thay đổi.
Điều này gợi cho chúng tôi nhớ đến tục bắt rể của người Châu Ro tại vùng rừng Mã Đà (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Tuy chế mộ mẫu hệ không "nặng ký" bằng người Êđê nhưng người Châu Ro vẫn có tục "chôn chân" chú rể sau đám cưới, nghĩa là sau ngày vui trọng đại của đôi lứa, chú rể sẽ phải ở nhà vợ đến hết... cuộc đời.
Cần nói rõ rằng tôi nghe những chuyện "bắt rể" này từ lời kể của các ông Năm Nổi, Dương Văn Dương, bà Hồng Thị Hách, Hồng Thị Lịch... là những người già Châu Ro ở rừng Mã Đà. Ngày nay tục bắt rể vẫn được người Châu Ro duy trì nhưng không còn nặng nề như trước. Nhưng như đã nói, với người Êđê, tập tục này đến nay vẫn không hề thay đổi.
Từ sự nhiệt tình của ông Y Den, chúng tôi đã được gặp những sơn nữ như thế, những cô gái Êđê xinh đẹp nếu ở miền xuôi sẽ được các chàng trai dòm ngó, tìm mọi cách để chiếm được trái tim. Đằng này, ở nơi đây, các cô phải làm chuyện ngược lại, mang trâu bò, gà heo và cả tiền mặt đi "bắt" người trong mộng!
Thiếu nữ trả bò heo với tiền mặt để... có chồng
Rời buôn Ethi mù sương huyền hoặc, chúng tôi tới buôn Duy, nơi có nhiều sơn nữ xinh như mộng đủ khiến bất kỳ trái tim lữ khách nhạy cảm nào xao xuyến với mong ước rằng phải chi mình được "cô ấy" bắt làm chồng. Buôn Duy như buôn Ethi và nhiều buôn làng Êđê khác ở xã Ea Trang, hoang sơ, êm đềm với nhiều ngôi nhà sàn cổ nằm e ấp giữa rừng già được bao bọc, che chắn bởi lớp núi cao nhìn như những con sóng bất tận.
Trên sàn một ngôi nhà dài như thế, chúng tôi gặp được hai cô gái Êđê "bắt chồng" cách đây không lâu. Một trong hai cô gái ấy là H'mila, 19 tuổi. Là gái vùng cao, đi rừng đi rẫy với những gùi lúa, gùi củi trĩu nặng từ bé nhưng H'mila trắng ngần, từ khuôn mặt đến dáng người thanh thoát, duyên dáng. Sau phút ngại ngần ban đầu, khi biết được thiện ý của chúng tôi, H'mila nhoẻn miệng cười, nụ cười sơn nữ khiến khách đường xa quên đi bao mệt mỏi của chặng đường dài nhiều bất trắc.
"Em lấy chồng rồi, lấy xong thì chồng về ở với em thôi. Lấy xong bố mẹ em cắt cho miếng đất ở sát nhà để dựng nhà riêng. Vợ chồng em mới lấy được mấy tháng nên chưa có con. Chồng em là Y Đen, hơn em một tuổi" - H'mila, trò chuyện: "Em với Y Đen thương nhau được hơn 1 năm thì cưới. Để bắt nó làm chồng em phải đi làm để dành tiền mới bắt được đấy".
- Em bắt Y Đen tốn bao nhiêu trâu bò, ché rượu?
- Cũng nhiều lắm đó, nhà gái bên em phải trả cho nhà trai 2 con bò, 4 con heo, 10 con gà với 15 triệu đồng. Còn rượu đãi khách thì nhà gái phải chịu.
Thật lòng mà nói, khi thấy bông hoa núi rừng H'mila theo đúng nghĩa đen của cụm từ này hồn nhiên kể chuyện phải đi hái cà phê, làm rẫy để dành tiền đặng bắt được chồng, chúng tôi không chỉ bất ngờ mà còn thấy vui vui.
Ngồi cạnh bên, cô hàng xóm của H'mila là H'loen lúc này mạnh dạn góp chuyện, bật mí hơn 1 năm trước, để bắt được chàng trai Y Ken (nay 23 tuổi) làm chồng, do hoàn cảnh khó khăn nên cô chỉ tốn 2 con bò mộng. Hỏi chuyện "làm chồng" của hai anh chàng Y Đen và Y Ken, cả hai cô sơn nữ tủm tỉm ra chiều ưng ý: "Nó siêng làm, ít nhậu nhẹt nên em cũng mừng".
Về sự chênh lệch trong khoản hồi môn phải trả cho đàng trai, 2 cô sơn nữ H'mila và H'loen giải thích "nhiều hay ít" phụ thuộc vào nhiều điều. Nếu chàng trai mà cô gái có ý định "bắt chồng" khỏe mạnh, làm việc giỏi, tính tốt, được nhiều sơn nữ dòm ngó thì nhiều khả năng khoản "cống vật" cho đàng trai ắt là phải nhiều: "Nhưng nếu 2 đứa thương nhau thiệt lòng, nếu bố mẹ chàng trai biết cảm thông thì sẽ không thách cưới quá cao" - H'loen, giải thích.
Rồi cô cũng cho biết, sở dĩ tổ tiên của mình duy trì tục lệ đàng gái phải trả của cho đàng trai mới cho bắt rể bắt chồng vì xem đó tượng trưng cho khoản bồi thường mà cha mẹ chàng trai bao năm vất vả nuôi con lớn lên chẳng được nhờ vả gì thì nó đã về nhà người khác.
Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, bộ tộc bắt chồng trên đỉnh đèo Phượng Hoàng ở huyện M'đrắk tỉnh Đắk Lắk là một nơi như vậy
TheoN.Thành Dũng (CAND)
Bình luận