Con cháu muốn cụ sống trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi để chăm sóc. Thế nhưng bất chấp tất cả, cụ lại bỏ ra sống ở nghĩa trang lạnh lẽo.
8 năm nay, cụ ông Nguyễn Tài Thiệp (thôn Diệu Nội, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) không còn người vợ đồng hành bên cạnh. Con cháu muốn cụ sống trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi để chăm sóc. Thế nhưng bất chấp tất cả, cụ lại bỏ ra sống ở nghĩa trang lạnh lẽo. Tất cả bắt nguồn từ một tình yêu thủy chung...
“Gã khùng hay dạo chơi dưới cõi âm”
Cách đền đáp ân tình của người đàn ông đã bước qua tuổi tứ tuần có vẻ hơi kỳ dị nhưng lại được con cháu trong nhà (qua thời gian – PV) đồng tình, ủng hộ, người dân trong thôn cảm phục. Ngay giữa khu nghĩa địa, ông tạo ra một “vườn địa đàng” để người vợ quá cố thưởng thức. Với nhiều người, nghĩa địa là nơi tang thương, chết chóc nhưng với ông Nguyễn Tài Thiệp thì đây là ngôi nhà thứ hai để mỗi ngày ông ghé sát kể chuyện tâm tình với người vợ đã quá cố của mình. Ngồi trong khu nghĩa địa, dưới cơn mưa phùn se lạnh, ông Thiệp từ từ dẫn dắt chúng tôi vào câu chuyện tình đẹp như mơ với người vợ đã quá cố là cụ bà Nguyễn Thị Bùi.
Cũng bởi tình yêu chung thủy của ông Thiệp, người lớn tuổi trong xã Khánh Hà thường gọi ông là “người có tình”, còn đám thanh niên hay gọi ông với biệt danh “gã khùng hay đi chơi dưới cõi âm”. Người lớn tuổi gọi ông với cái tên thân thiện, kính trọng hơn vì họ biết tường tận sự việc ông làm để thể hiện tình yêu, báo ân với người vợ đã quá cố một đời hết lòng vì chồng con. Những người trẻ họ gọi ông với cái biệt danh “gã khùng đến từ cõi âm” vì hằng ngày thấy ông lượn lờ, tâm sự với ngôi mộ của vợ. Họ cho đây là công việc vô nghĩa.
Ông cho biết, cụ bà Nguyễn Thị Bùi mất ngày 17/9/2008. Dù cụ bà mất đã 8 năm nhưng hàng ngày, ông vẫn cảm giác hình bóng bà quanh quẩn đâu đấy xung quanh ngôi nhà. “Có một thời gian tôi từng nhiều lần mơ bà hiện về chỉ cười, nói mấy lời không rõ rồi đi mất”, ông nói.
Từ hơn 5 năm nay, gia đình ông rước cụ bà sang “nhà mới” có phần khang trang hơn. Mỗi ngày, ông đều ra “vườn địa đàng” giữa nghĩa trang hoang sơ này để tỉa hoa, trồng cây, dọn cỏ, làm sạch ngôi nhà mới để bà có sạch, nhà thông. “Ngày còn sống, bà ấy luôn giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, sân vườn thông thoáng. Con cháu chưa một lần phải phàn nàn nhà bẩn hay sân toàn đất nên giờ tôi cũng muốn bà ấy có ngôi nhà dưới âm sạch sẽ, vườn cây thông thoáng để ngắm cảnh mỗi ngày”, ông nói thêm.
Mỗi ngày không ít hơn hai lần, cụ ông lại ra ngôi nhà mới của vợ để dọn dẹp. Mỗi khi mệt mỏi, ông ghé sát vào ngôi mộ nơi bà nằm thủ thỉ tâm sự. “Tôi kể cho bà về một thời yêu nhau say đắm, quãng thời gian bà hết lòng vì chồng con và những kỷ niệm khi còn yêu nhau. Mỗi khi đến đây tôi cảm thấy mọi thứ trở nên yên tĩnh, nhẹ nhõm hơn.
Ở nhà có nhiều người làm việc nên không khí ồn ào cùng với tiếng xe con, xe tải đua nhau bấm còi inh ỏi khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hơn nữa, tính tôi vận động đã quen giờ bảo ở trong góc nhà cảm thấy tù túng nên muốn ra ngoài này bầu bạn với bà ấy cho khỏi buồn. Tôi ở đây nhiều nên quen rồi, mỗi ngày không ra đây săn sóc cây lá, tỉa hoa, chăn gà, tâm sự với bà xã thì nó cứ thấy thiếu thiếu chút gì đó. Bà ấy đã đi xa nhưng hình ảnh thì vẫn luôn đâu đó bên tôi”, ông nói.
Tình chị duyên em
Vừa cầm chiếc doa tưới hoa, giọng ông dí dỏm kể về một thời thanh niên sôi nổi. Tuổi đôi mươi, ông là gã trai hào phóng, phong độ, đẹp trai nhất làng, lại có kiến thức nên được nhiều cô gái trong làng thầm thương trộm nhớ. Dù có nhiều lựa chọn, cha mẹ ông chỉ chấm đúng một cô thôn nữ trong làng.
Thời gian sau đó, ông được gia đình chỉ hôn đính ước với người con gái cùng làng tên là Nguyễn Thị Khánh, đẹp nết, đẹp người. Hơn một năm xin phép gia đình hai họ để đi lại, tìm hiểu, cuối cùng hai người cũng đi đến đám cưới. Tuy vậy, chuyện trớ trêu thay là đến gần ngày lễ nạp tài thì người phụ nữ này thay đổi quyết định vì nghi ông mắc bệnh lạ.
Bị người tình “ngoảnh mặt làm ngơ”, khước từ tình cảm, ông tỏ ra chán chường, không ăn uống và bỏ bê công việc. Đang quằn quạy trong những tháng ngày tự dày vò bản thân thì hơn một năm sau, ông bất ngờ nhận được lá thư của một thôn nữ trong làng. Lá thư viết vội thể hiện những lời thầm thương trộm nhớ đến ông từ cô hàng xóm. Điều đáng ngạc nhiên là cô gái này (bà Nguyễn Thị Bùi, vợ ông sau này) lại là em họ người vợ hụt của ông.
Trong lá thư nói rằng ông cô gái đã thích ông từ lâu nhưng nay mới có dịp để thể hiện tình cảm của mình. Cuối dòng thư, “cô gái còn trích nguyên đoạn “em chính là em họ của người chị đã khước từ tình cảm của anh ở phút chót”. Điều đó khiến ông bàng hoàng nhưng có phần phấn khởi, bởi có người đem lòng thương nhớ mình. Trong thư, cô thôn nữ nói rõ thích tính hiền lành, chất phác từ ông nhưng nay mới dám thổ lộ.
“Có lẽ duyên trời đã sắp đặt. Tôi bị người chị khước từ thì có ngay người em đem lòng thương nhớ. Đó quả là hạnh phúc nhen nhóm trong phút đen tối cuộc đời. Tất cả đến với tôi quá bất ngờ. Hiện tại, tôi hạnh phúc và hài lòng vì đã chọn đúng người để mình gửi trao yêu thương, xây dựng mái ấm”, ông tâm sự. Trong lúc thất tình lại nhận được lời yêu, lòng ông khi ấy không khỏi xốn xang, hỗn độn những mối tơ vò.
Khoảng một năm sau đó, ông mới quyết định viết thư phản hồi để tạo cơ hội cho cả hai cùng tìm hiểu nhau. Sau thời gian tìm hiểu, ông thổ lộ hoàn cảnh gia cảnh khó khăn, bần túng, lấy về sẽ khổ để cô thôn nữ suy nghĩ kỹ trươc khi quyết định: Tưởng rằng những lời nói chân thật nhưng không được mỹ miều như bao chàng trai khác sẽ khiến cô gái bỏ cuộc song ngược lại. Sau cuộc nói chuyện, tình cảm của cô thôn nữ không hề phai nhạt. Thậm chí, cô còn nhanh chóng đề nghị ông Thiệp dẫn cha mẹ sang nhà nói chuyện.
Sau lần chạm ngõ đầu tiên ấy, bà thậm chí còn mạnh dạn ngỏ lời: “Anh muốn đưa em đi mua chiếu và sắm một vài món đồ không?”. Nghe xong câu nói, ông “đứng hình” một lúc vì không hiểu ý cô gái nên bèn hỏi thẳng: “Em dự định đi lấy chồng hả? Em định lấy ai?”. Không chần chừ, cô gái đáp “Vâng. Em sắp lấy chồng, em muốn cưới anh làm chồng nên mình cùng đi mua chiếu nhé”.
Nghe xong, ông không nghĩ ngợi mà lập tức gật đầu, đưa cô lên Hà Nội sắm đồ, mua chiếu. “Lấy vợ mà được vợ lo hết thì chẳng ai bằng tôi. Từ chiếc chăn đến cái gối, đôi chiếu cho đến chiếc xe đạp để đi học tiếp. Lần đầu tiên, tôi nghe một người con gái bỏ tất cả vì mình nên vô cùng hạnh phúc, trong lòng mừng thầm. Cô gái ấy giờ đây đã an nghỉ dưới ngôi mộ xây mới khang trang này”, ông nói. Năm năm qua, ngày ngày ông ra khu mộ để làm cỏ, dọn dẹp những thứ xung quanh ngôi mộ, trồng cây, tỉa hoa, nuôi gà gáy “đánh thức” vợ mỗi khi trời sáng.
Nguồn: Trí Kiên(Báo Gia đình & Xã hội)
8 năm nay, cụ ông Nguyễn Tài Thiệp (thôn Diệu Nội, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) không còn người vợ đồng hành bên cạnh. Con cháu muốn cụ sống trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi để chăm sóc. Thế nhưng bất chấp tất cả, cụ lại bỏ ra sống ở nghĩa trang lạnh lẽo. Tất cả bắt nguồn từ một tình yêu thủy chung...
“Gã khùng hay dạo chơi dưới cõi âm”
Cách đền đáp ân tình của người đàn ông đã bước qua tuổi tứ tuần có vẻ hơi kỳ dị nhưng lại được con cháu trong nhà (qua thời gian – PV) đồng tình, ủng hộ, người dân trong thôn cảm phục. Ngay giữa khu nghĩa địa, ông tạo ra một “vườn địa đàng” để người vợ quá cố thưởng thức. Với nhiều người, nghĩa địa là nơi tang thương, chết chóc nhưng với ông Nguyễn Tài Thiệp thì đây là ngôi nhà thứ hai để mỗi ngày ông ghé sát kể chuyện tâm tình với người vợ đã quá cố của mình. Ngồi trong khu nghĩa địa, dưới cơn mưa phùn se lạnh, ông Thiệp từ từ dẫn dắt chúng tôi vào câu chuyện tình đẹp như mơ với người vợ đã quá cố là cụ bà Nguyễn Thị Bùi.
Cũng bởi tình yêu chung thủy của ông Thiệp, người lớn tuổi trong xã Khánh Hà thường gọi ông là “người có tình”, còn đám thanh niên hay gọi ông với biệt danh “gã khùng hay đi chơi dưới cõi âm”. Người lớn tuổi gọi ông với cái tên thân thiện, kính trọng hơn vì họ biết tường tận sự việc ông làm để thể hiện tình yêu, báo ân với người vợ đã quá cố một đời hết lòng vì chồng con. Những người trẻ họ gọi ông với cái biệt danh “gã khùng đến từ cõi âm” vì hằng ngày thấy ông lượn lờ, tâm sự với ngôi mộ của vợ. Họ cho đây là công việc vô nghĩa.
Cụ ông Nguyễn Tài Thiệp |
Ông cho biết, cụ bà Nguyễn Thị Bùi mất ngày 17/9/2008. Dù cụ bà mất đã 8 năm nhưng hàng ngày, ông vẫn cảm giác hình bóng bà quanh quẩn đâu đấy xung quanh ngôi nhà. “Có một thời gian tôi từng nhiều lần mơ bà hiện về chỉ cười, nói mấy lời không rõ rồi đi mất”, ông nói.
Từ hơn 5 năm nay, gia đình ông rước cụ bà sang “nhà mới” có phần khang trang hơn. Mỗi ngày, ông đều ra “vườn địa đàng” giữa nghĩa trang hoang sơ này để tỉa hoa, trồng cây, dọn cỏ, làm sạch ngôi nhà mới để bà có sạch, nhà thông. “Ngày còn sống, bà ấy luôn giữ cho ngôi nhà sạch sẽ, sân vườn thông thoáng. Con cháu chưa một lần phải phàn nàn nhà bẩn hay sân toàn đất nên giờ tôi cũng muốn bà ấy có ngôi nhà dưới âm sạch sẽ, vườn cây thông thoáng để ngắm cảnh mỗi ngày”, ông nói thêm.
Video 300 ngôi mộ bị đập vỡ ở Hà Nội
Mỗi ngày không ít hơn hai lần, cụ ông lại ra ngôi nhà mới của vợ để dọn dẹp. Mỗi khi mệt mỏi, ông ghé sát vào ngôi mộ nơi bà nằm thủ thỉ tâm sự. “Tôi kể cho bà về một thời yêu nhau say đắm, quãng thời gian bà hết lòng vì chồng con và những kỷ niệm khi còn yêu nhau. Mỗi khi đến đây tôi cảm thấy mọi thứ trở nên yên tĩnh, nhẹ nhõm hơn.
Ở nhà có nhiều người làm việc nên không khí ồn ào cùng với tiếng xe con, xe tải đua nhau bấm còi inh ỏi khiến tôi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Hơn nữa, tính tôi vận động đã quen giờ bảo ở trong góc nhà cảm thấy tù túng nên muốn ra ngoài này bầu bạn với bà ấy cho khỏi buồn. Tôi ở đây nhiều nên quen rồi, mỗi ngày không ra đây săn sóc cây lá, tỉa hoa, chăn gà, tâm sự với bà xã thì nó cứ thấy thiếu thiếu chút gì đó. Bà ấy đã đi xa nhưng hình ảnh thì vẫn luôn đâu đó bên tôi”, ông nói.
Tình chị duyên em
Vừa cầm chiếc doa tưới hoa, giọng ông dí dỏm kể về một thời thanh niên sôi nổi. Tuổi đôi mươi, ông là gã trai hào phóng, phong độ, đẹp trai nhất làng, lại có kiến thức nên được nhiều cô gái trong làng thầm thương trộm nhớ. Dù có nhiều lựa chọn, cha mẹ ông chỉ chấm đúng một cô thôn nữ trong làng.
Thời gian sau đó, ông được gia đình chỉ hôn đính ước với người con gái cùng làng tên là Nguyễn Thị Khánh, đẹp nết, đẹp người. Hơn một năm xin phép gia đình hai họ để đi lại, tìm hiểu, cuối cùng hai người cũng đi đến đám cưới. Tuy vậy, chuyện trớ trêu thay là đến gần ngày lễ nạp tài thì người phụ nữ này thay đổi quyết định vì nghi ông mắc bệnh lạ.
Bị người tình “ngoảnh mặt làm ngơ”, khước từ tình cảm, ông tỏ ra chán chường, không ăn uống và bỏ bê công việc. Đang quằn quạy trong những tháng ngày tự dày vò bản thân thì hơn một năm sau, ông bất ngờ nhận được lá thư của một thôn nữ trong làng. Lá thư viết vội thể hiện những lời thầm thương trộm nhớ đến ông từ cô hàng xóm. Điều đáng ngạc nhiên là cô gái này (bà Nguyễn Thị Bùi, vợ ông sau này) lại là em họ người vợ hụt của ông.
Mỗi ngày hai bận sáng và chiều ông ra khu mộ để trò chuyện với người vợ quá cố và tưới cây, tỉa hoa cho khu vườn thêm tràn đầy sức sống |
Trong lá thư nói rằng ông cô gái đã thích ông từ lâu nhưng nay mới có dịp để thể hiện tình cảm của mình. Cuối dòng thư, “cô gái còn trích nguyên đoạn “em chính là em họ của người chị đã khước từ tình cảm của anh ở phút chót”. Điều đó khiến ông bàng hoàng nhưng có phần phấn khởi, bởi có người đem lòng thương nhớ mình. Trong thư, cô thôn nữ nói rõ thích tính hiền lành, chất phác từ ông nhưng nay mới dám thổ lộ.
“Có lẽ duyên trời đã sắp đặt. Tôi bị người chị khước từ thì có ngay người em đem lòng thương nhớ. Đó quả là hạnh phúc nhen nhóm trong phút đen tối cuộc đời. Tất cả đến với tôi quá bất ngờ. Hiện tại, tôi hạnh phúc và hài lòng vì đã chọn đúng người để mình gửi trao yêu thương, xây dựng mái ấm”, ông tâm sự. Trong lúc thất tình lại nhận được lời yêu, lòng ông khi ấy không khỏi xốn xang, hỗn độn những mối tơ vò.
Khoảng một năm sau đó, ông mới quyết định viết thư phản hồi để tạo cơ hội cho cả hai cùng tìm hiểu nhau. Sau thời gian tìm hiểu, ông thổ lộ hoàn cảnh gia cảnh khó khăn, bần túng, lấy về sẽ khổ để cô thôn nữ suy nghĩ kỹ trươc khi quyết định: Tưởng rằng những lời nói chân thật nhưng không được mỹ miều như bao chàng trai khác sẽ khiến cô gái bỏ cuộc song ngược lại. Sau cuộc nói chuyện, tình cảm của cô thôn nữ không hề phai nhạt. Thậm chí, cô còn nhanh chóng đề nghị ông Thiệp dẫn cha mẹ sang nhà nói chuyện.
Sau lần chạm ngõ đầu tiên ấy, bà thậm chí còn mạnh dạn ngỏ lời: “Anh muốn đưa em đi mua chiếu và sắm một vài món đồ không?”. Nghe xong câu nói, ông “đứng hình” một lúc vì không hiểu ý cô gái nên bèn hỏi thẳng: “Em dự định đi lấy chồng hả? Em định lấy ai?”. Không chần chừ, cô gái đáp “Vâng. Em sắp lấy chồng, em muốn cưới anh làm chồng nên mình cùng đi mua chiếu nhé”.
Nghe xong, ông không nghĩ ngợi mà lập tức gật đầu, đưa cô lên Hà Nội sắm đồ, mua chiếu. “Lấy vợ mà được vợ lo hết thì chẳng ai bằng tôi. Từ chiếc chăn đến cái gối, đôi chiếu cho đến chiếc xe đạp để đi học tiếp. Lần đầu tiên, tôi nghe một người con gái bỏ tất cả vì mình nên vô cùng hạnh phúc, trong lòng mừng thầm. Cô gái ấy giờ đây đã an nghỉ dưới ngôi mộ xây mới khang trang này”, ông nói. Năm năm qua, ngày ngày ông ra khu mộ để làm cỏ, dọn dẹp những thứ xung quanh ngôi mộ, trồng cây, tỉa hoa, nuôi gà gáy “đánh thức” vợ mỗi khi trời sáng.
Nguồn: Trí Kiên(Báo Gia đình & Xã hội)
Bình luận