Ngày 15/10, một tuần sau khi xung đột Israel – Hamas tái bùng phát, Bộ Ngoại giao Iran đưa ra tối hậu thư cho biết sẽ có hành động đáp trả nếu như Israel tấn công vào dải Gaza. Động thái này thể hiện một phần thái độ muốn bảo vệ Hamas của Tehran cũng như ngăn cản Tel Aviv đưa bộ binh vào Gaza.
Tuy nhiên Tehran không thực sự muốn đối đầu với Tel Aviv lúc này và việc phái đoàn ngoại giao Iran tại Liên hợp quốc định nghĩa tối hậu thư trên cho thấy rõ điều đó.
Các nhà ngoại giao Iran khẳng định nước này sẽ không can thiệp vào xung đột Israel – Hamas trừ khi lợi ích quốc gia và công dân Iran bị tấn công.
Đồng minh thân thiết
Theo Reuters, Iran là đồng minh lớn nhất của Hamas ở dải Gaza trong hàng chục năm qua. Việc phong trào này đối với mặt với nguy cơ bị Israel “xóa sổ” đang đẩy Tehran vào tình thế khó xử. Iran có xu hướng hạ nhiệt xung đột hơn là khiến nó leo thang.
Iran hiểu rõ bất kỳ một cuộc tấn công nào nhằm vào Israel – đồng minh lớn nhất của Mỹ ở Trung Đông đều có thể dẫn tới hành động đáp trả gây tổn hại nặng nề cho Tehran. Trong khi đó Iran vẫn thể thoát khỏi cuộc khoảng kinh tế nên một cuộc chiến lúc này là điều không cần thiết.
Các nguồn tin riêng của Reuters cho biết, các lãnh đạo Iran đã đạt được sự đồng thuận về hành động đáp trả trong kiểm soát trước các cuộc tấn công liên tiếp của Israel vào dải Gaza. Để làm được điều này, Iran thông qua phong trào Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon để chia lửa cho Hamas ở phía bắc Israel, xa hơn là sử dụng các nhóm dân quân Hồi giáo tấn công các cơ sở quân sự của phương Tây ở Trung Đông.
Chiến lược trên giúp Iran duy trì được sự ủng hộ cần thiết cho Hamas nhưng không đủ để tạo thành cái cớ cho phương Tây kéo Irarn vào xung đột.
Theo truyền thông nhà nước Iran, Vahid Jalalzadeh, người đứng đầu Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc Quốc hội Iran ngày 18/10 cho biết: “Chúng tôi đang trao đổi với các đối tác như Hamas, Jihad và Hezbollah. Tất cả đều nhất trí Iran không nên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột”.
Ưu tiên lớn nhất
Israel là một cường quốc quân sự và được cho là đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Ngoài ra Tel Aviv nhận được sự ủng hộ lớn về mặt quân sự từ Mỹ và một số nước châu Âu. Điều này thể hiện qua việc Washington triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay và hơn 2.000 lính thủy đánh bộ đến gần Israel ngay sau khi xung đột diễn ra.
Một quan chức ngoại giao cấp cao Iran giấu tên nói với Reuters rằng: “Đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu của Iran, đặc biệt là nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei ưu tiên hàng đầu là duy trì thành quả của cách mạng Hồi giáo Iran”.
Lãnh đạo Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah, người nổi tiếng với việc đưa ra những lời đe dọa chống lại Israel trong các bài phát biểu, đã không phát biểu trước công chúng kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.
Ba nguồn tin an ninh cấp cao của Israel và một nguồn tin an ninh phương Tây nói với Reuters rằng, ngay cả Tel Aviv cũng không muốn đối đầu trực tiếp với Tehran và rằng mặc dù Iran đã huấn luyện và trang bị vũ khí cho Hamas nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy họ biết trước về vụ tấn công ngày 7/10.
Lãnh đạo tối cao Iran Khamenei cũng từng lên tiếng phủ nhận Iran có liên quan đến vụ tấn công, mặc dù ông vẫn cam kết ủng hộ Hamas.
Các nguồn tin an ninh của Israel và phương Tây cho biết Israel chỉ sẽ tấn công Iran nếu nước này bị lực lượng Iran tấn công trực tiếp. Tuy nhiên lằn ranh này có thể thay đổi nếu Tel Aviv hứng chịu thiệt hại lớn từ các cuộc tấn công từ Hezbollah hoặc các lực lượng ủy nhiệm tại Syria và Iraq.
Một trong những nguồn tin của Reuters cho biết thêm, một tính toán sai lầm của Iran hoặc các đồng minh của nước này trong việc thực hiện chiến tranh ủy nhiệm có thể thay đổi cách tiếp cận của Israel.
Không muốn xung đột leo thang
Trong các tuyên bố về việc triển khai hai nhóm tàu sân bay tới phía đông Địa Trung Hải, Lầu Năm Góc nhiều lần nhấn mạnh Mỹ sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột Israel – Hamas. Mục tiêu hàng đầu của Washington là chặn xung đột lan rộng và ngăn chặn những nước khác tấn công lợi ích của Mỹ ở khu vực.
Trên đường trở về sau chuyến thăm Israel hôm 18/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phủ nhận thông tin nếu Hezbollah phát động chiến tranh, quân đội Mỹ sát cánh cùng Israel chống lại phòng trào Hồi giáo này.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby khẳng định rằng Washington muốn kiềm chế xung đột ngay sau khi tuyên bố của ông Biden.
“Mỹ không có ý định đưa binh sĩ đến tham chiến ở Israel”, ông Kirby nhấm mạnh.
Còn theo Jon Alterman, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đang đứng đầu chương trình Trung Đông tại tổ chức tư vấn CSIS ở Washington cho biết, các nhà lãnh đạo Iran đang chịu áp lực phải thể hiện sự ủng hộ thực chất hơn chứ không chỉ bằng lời nói dành cho Hamas. Tình hình có thể xoay chuyển theo cách các bên đưa ra quyết định.
Ông Alterman cho rằng, tất cả các bên đều đang ở rìa của cuộc xung đột, khi can thiệp vào hậu quả có thể khó lường.
Nguồn tin riêng của Reutes cho biết, kế hoạch hòa bình do Trung Quốc làm trung gian ở Trung Đông là một trong nhưng lý do khiến các nhà lãnh đạo Iran chưa thể đưa ra quyết định. Tehran không muốn kế hoạch này phá sản trong khi mối quan hệ với Ả Rập Xê-Út đang tốt lên theo từng ngày.
Cuộc khủng hoảng cũng làm tăng thêm sự bất ổn trên thị trường tài chính ở Mỹ và càng thúc đẩy nhu cầu về các tài sản tích trữ an toàn như vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng franc Thụy Sĩ. Phản ứng của thị trường cho đến nay vẫn im lặng quan sát, mặc dù một số nhà đầu tư cảnh báo điều đó sẽ thay đổi đáng kể nếu xung đột ở Gaza leo thang thành một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Bình luận