Căn cứ theo quy định Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về tuổi, sức khỏe của người lái xe, theo đó điều luật quy định:
- Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50cm3
- Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự như: xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg, xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi,...
Căn cứ theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: "Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h".
Từ hai căn cứ kể trên, xe máy điện là dòng xe máy được dẫn động bằng động cơ điện và có công suất không lớn hơn 4kW, đối với người lái xe máy điện thì cũng chỉ cần yêu cầu độ tuổi trên 16 tuổi.
Ngoài ra, hạng bằng lái thấp nhất là bằng lái xe A1 được cấp cho người lái xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3, xe máy điện không được xếp vào dòng xe mô tô và chỉ có dung tích dưới 50cm3 nên điều khiển xe máy điện không cần có bằng lái.
Đối với xe đạp điện và xe máy điện có thể được coi tương tự như xe máy xăng dưới 50cc, người điều khiển những dòng xe này trên 16 tuổi cũng không cần có bằng lái.
Đối với những dòng xe máy điện có công suất hoặc dung tích trên 50cm3, yêu cầu người lái cần có đầy đủ giấy phép lái xe, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Ngoài ra, chủ của phương tiện còn bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng với lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện theo điểm đ khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Bình luận