Chuyện nhà anh Ngô Doãn Năm, chị Đặng Thị Hải sống tại thôn Cổ Bản, phường Đông Mai, quận Hà Đông, TP Hà Nội không phải bây giờ người ta mới biết. Vợ chồng mới ngoài 40 tuổi mà đã có 13 người con, đứa lớn nhất sinh năm 1989, nhỏ nhất 2 tuổi, cho tới nay hầu hết 13 đứa con đều không có giấy khai sinh, thậm chí không có giấy chứng sinh.
Ngọn lửa tai ác
10h sáng ngày 20/2/2013, dưới những cơn mưa phùn kèm gió rét như cắt da, cắt thịt của Hà Nội, chúng tôi hỏi thăm đường về nhà cặp vợ chồng sinh nhiều con nhất Thủ đô. Tới đầu xóm Cổ Bản, một chị bán nước hồ hởi chỉ đường tận tình nhưng cũng không quên “cập nhật” cho chúng tôi những điều mới nhất.
“Vợ chồng nhà nó ở phường này ai cũng biết vì đẻ nhiều, chú cứ đi tới đầu đình Cổ Bản rồi rẽ trái là tới nhà nuôi lợn nhưng cũng là chỗ ở của gia đình. Nếu không thấy thì hỏi thăm ra đồng, vợ chồng nó chắc đang làm đồng ngoài đó. Không phải 12 con đâu mà lại tăng 13 đứa rồi”, giọng chị bán hàng oang oang.
“Vợ chồng nhà nó ở phường này ai cũng biết vì đẻ nhiều, chú cứ đi tới đầu đình Cổ Bản rồi rẽ trái là tới nhà nuôi lợn nhưng cũng là chỗ ở của gia đình. Nếu không thấy thì hỏi thăm ra đồng, vợ chồng nó chắc đang làm đồng ngoài đó. Không phải 12 con đâu mà lại tăng 13 đứa rồi”, giọng chị bán hàng oang oang.
Lòng vòng một lúc rồi cũng tìm đến được nhà anh Năm. Anh tiếp chúng tôi trong ngôi nhà cấp bốn lợp ngói cũ và chỉ có 2 gian, xung quanh chí chóe tiếng trẻ con nô đùa, nghịch ngợm không khác gì là một lớp mầm non.
Nhà đang chuẩn bị nấu cơm nên lũ trẻ nô đùa cho đỡ đói. Sau chén trà đặc mùi khét, anh Năm tâm sự, hiện gia đình anh mới có thêm cháu thứ 13, cuộc sống rất nhiều khó khăn, hầu hết các con đều nghỉ học vì không có tiền hoặc những lí do không đâu.
Nhà đang chuẩn bị nấu cơm nên lũ trẻ nô đùa cho đỡ đói. Sau chén trà đặc mùi khét, anh Năm tâm sự, hiện gia đình anh mới có thêm cháu thứ 13, cuộc sống rất nhiều khó khăn, hầu hết các con đều nghỉ học vì không có tiền hoặc những lí do không đâu.
Những đứa con lớn nhỏ của anh chị Năm - Hải. |
Hàng ngày anh chị phải đi làm thuê, hái rau cho con mang ra chợ bán kiếm từng đồng bạc lẻ về mua gạo nấu cơm. Tâm sự về việc học của các con, anh Năm nói với giọng ấm ức rằng, cách đây vài năm trong lúc nấu cơm đứa thứ 2 là Ngô Doãn Tới đã vô ý để lửa thiêu rụi cả căn nhà khiến nhiều giấy tờ, sổ hộ khẩu bị cháy và các đứa sau không thể đi học vì không có giấy khai sinh.
“Âu nó cũng là số phận, tôi có đi làm lại sổ hộ khẩu để làm giấy khai sinh cho các con nhưng dở cái tên của tôi không khớp với giấy khai sinh nên suốt từ mấy năm cứ kéo dài tới bây giờ vẫn chưa có sổ hộ khẩu. Hôm trước thì họ thông báo 2 tháng nữa mới lấy được, mấy năm còn chịu được huống chi 2 tháng nữa”, anh Năm tỏ vẻ chán nản nói tới chuyện cho các con đi học.
Theo lời anh Năm, cũng có một vài lần anh trực tiếp đưa các con xuống trường để được học nhưng cũng vì không có giấy khai sinh nên không thể tiếp tục đi học, không thể để tên con không có ngày tháng, năm sinh trong sổ điểm. Thế là lại bùi ngùi đi về và tiếp tục đi làm sổ hộ khẩu, nhưng cuộc đời không được như mơ…
“Âu nó cũng là số phận, tôi có đi làm lại sổ hộ khẩu để làm giấy khai sinh cho các con nhưng dở cái tên của tôi không khớp với giấy khai sinh nên suốt từ mấy năm cứ kéo dài tới bây giờ vẫn chưa có sổ hộ khẩu. Hôm trước thì họ thông báo 2 tháng nữa mới lấy được, mấy năm còn chịu được huống chi 2 tháng nữa”, anh Năm tỏ vẻ chán nản nói tới chuyện cho các con đi học.
Theo lời anh Năm, cũng có một vài lần anh trực tiếp đưa các con xuống trường để được học nhưng cũng vì không có giấy khai sinh nên không thể tiếp tục đi học, không thể để tên con không có ngày tháng, năm sinh trong sổ điểm. Thế là lại bùi ngùi đi về và tiếp tục đi làm sổ hộ khẩu, nhưng cuộc đời không được như mơ…
“Tôi với anh cùng lên phường làm giấy khai sinh cho các cháu”
|
Theo lời thầy Nguyễn Đình Cư, Hiệu phó Trường Tiểu học Đông Mai thì không thể làm giấy khai sinh khống cho các cháu được nên phải cần bố hoặc mẹ trực tiếp đi cùng để khai cho con.
“Trước sau các cháu vẫn phải có giấy khai sinh vì sau này các cháu còn phải làm CMND, đành là không học thì mù chữ nhưng không được cấp giấy CMND lúc đó pháp luật không thừa nhận là công dân thì sẽ xảy ra nhiều chuyện liên quan tới an toàn xã hội. Tôi vẫn muốn anh Năm đi cùng tôi lên phường, tôi trực tiếp xin cho các cháu để được có giấy khai sinh nhưng nhiều lần anh ấy tỏ ra không hợp tác”, thầy Cư chia sẻ.
Thầy Cư cũng cho biết, với lương tâm của một người thầy thì không ai lại không mong muốn nhìn thấy học trò mình đi được đến trường, nhưng vì những đứa con nhà anh Năm không có giấy khai sinh, không thể để sổ điểm trắng ngày, tháng, năm sinh vì đó là vi phạm quy chế.
“Nếu các cháu không có khả năng đi học thì vẫn có thể cho vào lớp trẻ khuyết tật, lớp xóa mù, miễn là các cháu được đi học. Cũng tiếc cho các cháu, không phải các cháu không học được mà do gia đình đánh mất giấy tờ. Tôi vẫn bảo anh Năm viết cho tôi một cam kết nếu hết năm học của con mà không có giấy khai sinh thì mọi việc liên quan tới chuyện học tập của các con gia đình phải chịu trách nhiệm” - thầy Cư nói rõ quan điểm của nhà trường là như vậy.
Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Doãn Năm vẫn e ngại một điều cần phải có giấy khai sinh cho con trước.
Thầy Nguyễn Đình Cư (bên trái), Hiệu phó Trường Tiểu học Đông Mai trực tiếp vào tận nhà mời anh Ngô Doãn Năm (bên phải) lên phường để xin được làm khai sinh cho con dù chưa có sổ hộ khẩu. |
“Nếu các cháu không có khả năng đi học thì vẫn có thể cho vào lớp trẻ khuyết tật, lớp xóa mù, miễn là các cháu được đi học. Cũng tiếc cho các cháu, không phải các cháu không học được mà do gia đình đánh mất giấy tờ. Tôi vẫn bảo anh Năm viết cho tôi một cam kết nếu hết năm học của con mà không có giấy khai sinh thì mọi việc liên quan tới chuyện học tập của các con gia đình phải chịu trách nhiệm” - thầy Cư nói rõ quan điểm của nhà trường là như vậy.
Tuy nhiên, khi trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Doãn Năm vẫn e ngại một điều cần phải có giấy khai sinh cho con trước.
Theo theo lãnh đạo trường Tiểu học Đông Mai, bây giờ nếu các con nhà anh Năm đi học lại thì vẫn phải học lại chương trình, nếu không học được chương trình phổ thông sẽ phải học theo diện xóa mù hoặc chương trình trẻ khuyết tật (chương trình thấp), các chương trình này vẫn được chấp nhận, miễn các cháu được đi học.
Cho tới cuối buổi, sau khi nghe phân tích của thầy hiệu phó Nguyễn Đình Cư, anh Ngô Doãn Năm nhất trí cùng lãnh đạo nhà trường buổi chiều lên phường để xin giấy khai sinh cho các con.
Mục đích của lãnh đạo Trường Tiểu học Đông Mai là chỉ cần anh Năm đi cùng để trực tiếp khai báo với chính quyền địa phương về nhân thân con mình, mặc dù không còn sổ hộ khẩu nhưng tất cả đều hy vọng chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để cho các con được tới trường, để không mang tiếng là những đứa thất học.
Thế nhưng, cuối buổi chiều ngày hôm qua, thật bất ngờ khi thầy Cư cho biết, ông bố của 13 đứa con thất học vì "ngủ trưa" đã lỡ cuộc hẹn lên UBND xã!
Chị Đặng Thị Hải đang hái rau ngoài đồng thông tin lại, vào sáng nay (21/2) chị sẽ nói lại với chồng để cùng thầy Cư lên phường "nói khó với người ta".
Mục đích của lãnh đạo Trường Tiểu học Đông Mai là chỉ cần anh Năm đi cùng để trực tiếp khai báo với chính quyền địa phương về nhân thân con mình, mặc dù không còn sổ hộ khẩu nhưng tất cả đều hy vọng chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để cho các con được tới trường, để không mang tiếng là những đứa thất học.
Thế nhưng, cuối buổi chiều ngày hôm qua, thật bất ngờ khi thầy Cư cho biết, ông bố của 13 đứa con thất học vì "ngủ trưa" đã lỡ cuộc hẹn lên UBND xã!
Chị Đặng Thị Hải đang hái rau ngoài đồng thông tin lại, vào sáng nay (21/2) chị sẽ nói lại với chồng để cùng thầy Cư lên phường "nói khó với người ta".
Bình luận