Hiện tượng ăn xin ở Hà Nội đã giảm sau nhiều nỗ lực của chính quyền, nhưng số người nước ngoài lang thang lại tăng gấp đôi trong 3 năm qua.
Trao đổi với PV ngày 5/1, lãnh đạo Phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho hay, việc giải quyết hiện tượng lang thang ăn xin được thành phố thực hiện thường xuyên, liên tục từ nhiều năm qua. Số người lang thang ăn xin từ trên 10.000 người những năm 1980 đến nay chỉ còn 300-500.
Tuy nhiên, đa số người ăn xin hiện nay thuộc diện "chuyên nghiệp" và "bán chuyên nghiệp" nên có những hành vi đối phó với cơ quan chức năng. Ví dụ họ lợi dụng hình thức đi bán hàng rong, khi vắng cơ quan quản lý là ngửa tay xin.
"Hà Nội có đội trật tự xã hội đi kiểm tra trên đường phố theo ngày, theo tuần. Những hành vi đối phó của người ăn xin, các lực lượng chức năng đã biết và sẽ có phương án xử lý", lãnh đạo Phòng Bảo trợ xã hội nói.
Cũng theo lãnh đạo này, số người nước ngoài lang thang ăn xin có xu hướng gia tăng những năm gần đây (từ 11 người năm 2011 tăng lên 23 người 2013). Với nhóm này, sau khi tập trung về trung tâm bảo trợ xã hội, Sở sẽ liên hệ, bàn giao cho Cục Xuất nhập cảnh xử lý.
Thống kê của Sở Lao động cho thấy, năm 2014 có trên 730 lượt người lang thang xin ăn được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội. Trong đó hơn 230 người được tập trung 2 đến 3 lần.
Theo quy định của thành phố Hà Nội, người lang thang ăn xin, người tâm thần lang thang sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương.
Lần đầu vào trung tâm, người lang thang sẽ được nuôi dưỡng trong một tháng, đồng thời xác định thân nhân để mời tiếp nhận, thông báo cho địa phương nơi cư trú để phối hợp quản lý.
Trường hợp lặp lại lần hai sẽ được nuôi dưỡng 3 tháng. Từ lần thứ ba trở lên, chưa hoặc không xác định được nơi cư trú, Sở Lao động sẽ quyết định thời gian nuôi dưỡng phù hợp.
Trước đó tại buổi lễ phát động "Năm trật tự và văn minh đô thị" 2015, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra tại các khu vực, điểm du lịch, tuyến đường khách du lịch thường tham quan để ngăn chặn và kịp thời xử lý tình trạng người ăn xin, buôn bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, làm ảnh hưởng đến an toàn của du khách, an ninh trật tự và hình ảnh của thủ đô.
Theo VNE
Tuy nhiên, đa số người ăn xin hiện nay thuộc diện "chuyên nghiệp" và "bán chuyên nghiệp" nên có những hành vi đối phó với cơ quan chức năng. Ví dụ họ lợi dụng hình thức đi bán hàng rong, khi vắng cơ quan quản lý là ngửa tay xin.
Sở Lao động Hà Nội cho biết có một số kẻ cưỡng ép trẻ em đi ăn xin đã bị xử lý. Ảnh: Giang Huy. |
"Hà Nội có đội trật tự xã hội đi kiểm tra trên đường phố theo ngày, theo tuần. Những hành vi đối phó của người ăn xin, các lực lượng chức năng đã biết và sẽ có phương án xử lý", lãnh đạo Phòng Bảo trợ xã hội nói.
Cũng theo lãnh đạo này, số người nước ngoài lang thang ăn xin có xu hướng gia tăng những năm gần đây (từ 11 người năm 2011 tăng lên 23 người 2013). Với nhóm này, sau khi tập trung về trung tâm bảo trợ xã hội, Sở sẽ liên hệ, bàn giao cho Cục Xuất nhập cảnh xử lý.
Thống kê của Sở Lao động cho thấy, năm 2014 có trên 730 lượt người lang thang xin ăn được tiếp nhận vào trung tâm bảo trợ xã hội. Trong đó hơn 230 người được tập trung 2 đến 3 lần.
Video: Giả bầu ăn xin để chích ma tuý
Theo quy định của thành phố Hà Nội, người lang thang ăn xin, người tâm thần lang thang sẽ được đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương.
Lần đầu vào trung tâm, người lang thang sẽ được nuôi dưỡng trong một tháng, đồng thời xác định thân nhân để mời tiếp nhận, thông báo cho địa phương nơi cư trú để phối hợp quản lý.
Video: Cậu bé giả tàn tật để ăn xin
Trường hợp lặp lại lần hai sẽ được nuôi dưỡng 3 tháng. Từ lần thứ ba trở lên, chưa hoặc không xác định được nơi cư trú, Sở Lao động sẽ quyết định thời gian nuôi dưỡng phù hợp.
Trước đó tại buổi lễ phát động "Năm trật tự và văn minh đô thị" 2015, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra tại các khu vực, điểm du lịch, tuyến đường khách du lịch thường tham quan để ngăn chặn và kịp thời xử lý tình trạng người ăn xin, buôn bán hàng rong, chèo kéo khách du lịch, làm ảnh hưởng đến an toàn của du khách, an ninh trật tự và hình ảnh của thủ đô.
Theo VNE
Bình luận