Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận đồng loạt giảm nhẹ 500 đồng/kg tại tất cả các địa phương, dao động ở mức 56.500 - 59.500 đồng/kg.
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 59.500 đồng/kg, giảm 500 đồng so với 1 ngày trước.
Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg, cũng ghi nhận giảm 500 đồng so với phiên giao dịch trước.
Trong khí đó, giá tiêu tại 2 tình Đắk Lắk và Đắk Nông cũng đồng loạt giảm 500 đồng/kg, về mức 57.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai ghi nhận ở mức 57.500 đồng/kg, giảm 500 đồng so với hôm qua.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ghi nhận mức 56.500 đồng/kg, giảm 500 đồng và là mức giao dịch thấp nhất cả nước.
Như vậy, sau khi giảm nhẹ 500 đồng/kg, giá tiêu trên cả nước đã đánh mất mốc 60.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 59.500 | - |
Bình Phước | 58.500 | - |
Đắk Lắk | 58.500 | - |
Đắk Nông | 58.500 | - |
Đồng Nai | 57.500 | - |
Gia Lai | 56.500 | - |
+ Dự báo giá tiêu
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đánh giá, thị trường tuần thứ 2 của năm 2023 cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có tiêu đen nội địa Việt nam ghi nhận sự sụt giảm.
Thị trường trong nước khá trầm lắng trước khi bước vào đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài. Sau Tết, các vùng trồng tiêu chủ lực tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ sẽ bước vào thời điểm thu hoạch rộ. Trước đó, một số địa phương tại Đắk Lắk, Đắk Nông đã cho thu hoạch sớm.
Trong khi giá tiêu trong nước của Việt Nam ổn định và giảm nhẹ thì giá tiêu xuất khẩu lại có chiều hướng tăng. Nguyên nhân phần lớn do đồng USD đang suy yếu trước kỳ vọng Fed sẽ sớm giảm lãi suất.
Cùng với đó, gần 10 ngày qua, từ khi Trung Quốc mở cửa lại đường biên giới đã thổi "luồng gió mới" vào thị trường hồ tiêu Việt Nam. Tuy nhiên, ngay thời điểm cận Tết nên hoạt động mua bán cũng kém sôi động. Theo các chuyên gia, dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.
Đến thời điểm này, hầu hết ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và cả nông tiêu đều kém lạc quan vào thị trường năm 2023. Cục Xuất nhập khẩu dự báo năm 2023, xuất khẩu tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hồ tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng.
Cập nhật giá hồ tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay giảm mạnh ở Indonesia nhưng đi ngang ở các quốc gia khác. Cụ thể, tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giảm 3,19%, xuống mức 3.577 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này đang giảm 4,94%, lên mức 6.159 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia không đổi, vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này duy trì ở mức giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.600 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.250 - 3.350 USD/tấn. Và giá tiêu trắng giữ mức 4.750 USD/tấn.
Giá tiêu thế giới hôm nay quay đầu giảm ở Indonesia và giữ nguyên ở các quốc gia khác.
IPC hạ giá tiêu xuất khẩu của Indonesia ngay ngày đầu tiên tuần 3 của năm 2023. Trước đó, tổ chức này đánh giá thị trường tích cực trong tuần thứ 2.
Cùng nhận định, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đánh giá, thị trường tuần thứ 2 của năm 2023 cho thấy phản ứng trái chiều, chỉ có tiêu đen nội địa Việt nam ghi nhận sự sụt giảm.
Cụ thể, giá tiêu Ấn Độ tăng trong tuần này, một phần nhờ vào đồng Rupee Ấn Độ tăng 1% so với USD (81,65 INR/USD). Giá tiêu nội địa Sri Lanka tiếp tục ổn định trong 3 tuần qua.
Nhưng giá tiêu nội địa và xuất khẩu của Indonesia tăng, có thể là do đồng Rupiah Indonesia tăng 1% so với USD (15.447 IDR/USD), trong bối cảnh nhu cầu khá cao nhưng cả nhà xuất khẩu và thương lái đều khó mua được tiêu do khan hàng.
Bên cạnh đó, giá tiêu nội địa Malaysia tiếp tục tăng từ cuối tháng 12/2022 do đồng Ringgit Malaysia tăng 1% so với USD (4,37 MYR/USD) nhưng giá tiêu xuất khẩu của Malaysia ổn định và không thay đổi.
Chính vì thế, Ủy ban Hồ tiêu Malaysia (MPB) đã hợp tác với trường đại học trong nước để hướng dẫn nghiên cứu sản xuất phân bón cho cây tiêu bằng nguồn nguyên liệu địa phương nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào phân bón hóa học cũng như giảm chi phí sản xuất.
Bình luận