Cập nhật diễn biến giá tiêu hôm nay
+ Giá tiêu trong nước
Giá tiêu trong nước hôm nay không ghi nhận sự thay đổi so với ngày trước đó, dao động ở mức 57.000 - 60.000 đồng/kg.
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ở mức 59.000 đồng/kg, không có biến động so với phiên giao dịch trước đó.
Giá tiêu hôm nay tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở mức 58.000 đồng/kg, không thay đổi so với 1 ngày trước đó.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ghi nhận giao dịch ở mức 58.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.
Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Gia Lai ghi nhận ở mức 57.000 đồng/kg, không thay đổi so với phiên giao dịch trước và là mức thấp nhất cả nước.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 60.000 | - |
Bình Phước | 59.000 | - |
Đắk Lắk | 58.000 | - |
Đắk Nông | 58.000 | - |
Đồng Nai | 58.000 | - |
Gia Lai | 57.000 | - |
+ Dự báo giá tiêu
Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) tiếp tục tăng giá bán tại Indonesia trong những ngày gần đây. Tổ chức này đánh giá, thị trường trong tuần thứ hai của năm 2023 cho thấy phản ứng trái chiều khi chỉ có tiêu đen nội địa Việt Nam giảm.
IPC cũng nhận định, vụ tiêu 2023 của Việt Nam được đánh giá tốt dựa trên tình hình hiện tại (khảo sát đợt tiêu ra bông). Ngoài ra, tuy trồng mới rất ít nhưng người nông dân đang trồng lại thay thế cây đã chết.
Việc Trung Quốc mở cửa biên giới cũng đang giúp thị trường sôi động hơn. Tuy vậy, dự báo năm 2023, nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc chưa thể bứt phá mạnh. Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại. Việc Trung Quốc mở cửa thị trường vào thời điểm này là thông tin tích cực cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam và cả các nước khác trên thế giới.
Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 10/2022, nhập khẩu tiêu của Trung Quốc chỉ đạt 7.550 tấn, giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Indonesia và Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022 với khối lượng đạt 3.784 tấn và 2.503 tấn, giảm lần lượt là 40,3% và 34,9% so với cùng kỳ.
Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng nước này chủ yếu nhập khẩu tiêu từ Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Năm 2022, do ảnh hưởng bởi chính sách “Zero COVID” nên xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Trung Quốc và nhu cầu tiêu thụ của người dân nước này đều giảm.
Cập nhật giá hồ tiêu thế giới
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay vẫn đang duy trì ổn định so với hôm qua. Cụ thể, tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung duy trì ở mức 3.691 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này neo tại mức 6.463 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia duy trì ổn định ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này vẫn có giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 neo ở mức 2.600 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.050 - 3.150 USD/tấn. Và giá tiêu trắng có mức 4.550 USD/tấn.
Đánh giá về vụ tiêu 2023, IPC cho hay, sau khi diện tích được mở rộng năm 2020 và 2021, vụ tiêu năm 2022 của Brazil ước đạt 115.000 tấn. Tuy nhiên, động lực mở rộng diện tích bị giảm do giá thấp và chi phí đầu vào cao có thể dẫn đến sự sụt giảm sản lượng.
Tại Indonesia, chi phí cao và giá bán thấp khiến nông dân không chăm sóc vườn tiêu và thời tiết bất thuận đã dẫn đến năng suất hồ tiêu năm 2022 giảm và có thể tiếp tục giảm trong năm 2023.
Tổ chức này cũng đánh giá, nhu cầu tại Đông Âu và Hoa Kỳ gần như được đảm bảo. Dự trữ dư thừa và sản lượng vụ mới sẽ tiếp tục gây gáp lực lên giá trừ khi Trung Quốc tham gia. Giá giao ngay giảm và do đó giá mua kỳ hạn cũng thấp trong chu kỳ tăng cơ bản. Một khi Trung Quốc mở cửa, giá có thể tăng.
Về những nguy cơ, IPC chỉ ra đó là: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; Chiến tranh Ukraina đẩy giá hàng hóa lên cao; Trung Quốc đối mặt với bong bóng tài sản; Khủng hoảng năng lượng châu Âu; Khủng hoảng tín dụng toàn cầu; Nguồn cung tiền để đầu cơ và nắm giữ cổ phiếu giảm; Đồng tiền tại quốc gia nhập khẩu châu Âu/Trung Đông đều mất giá, dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn do đó nhu cầu giảm; Đồng tiền của các quốc gia sản xuất cũng mất giá, tạo sự hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu.
Bình luận