(VTC News) - Khi tỉnh dậy những người lính bị thương thấy vùng nước biển quanh mình nhuộm đỏ bởi máu của đồng đội.
Những lúc rảnh rỗi người cựu binh tham gia hải chiến Gạc Ma (3/1988) Bùi Quang Tại (số nhà 18/7 đường Cao Bá Quát, phường Phú Cát, thành phố Huế) lại lên mạng để xem lại cuộc chiến thảm khốc mà quân Trung Quốc đã “tắm máu” người lính Việt Nam trên chính vùng đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Thoát chết nhờ chiếc xuồng nhôm
Khi ngày kỷ niệm hải chiến Gạc Ma đang đến gần thì người cựu binh Gạc Ma vẫn bận rộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Sau nhiều lần đến nhà, phóng viên VTC News mới có dịp gặp cựu binh Gạc Ma Bùi Quang Tại khi anh vừa kết thúc chuyến lái xe bận rộn tuyến Huế - Sài Gòn để được nghe những dòng ký ức Gạc Ma của người cựu binh.
Anh Bùi Quang Tại cùng anh Trần Văn Tự (người lính trong bài viết “Người lính thoát chết ở Gạc Ma, tử nạn vì đi bán bánh bao giữa thời bình”) và anh Huỳnh Đức (cùng quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là ba chiến sĩ thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83 Hải quân (đóng quân tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).
Năm 1986, Trung đoàn 83 Hải Quân được điều vào Cam Ranh (Khánh Hòa) để ra xây dựng lô cốt và nhà tạm ở đảo Gạc Ma (Trường Sa) để khẳng định chủ quyền biển đảo.
Theo anh Tại, khoảng 9h tối 13/3/1988, tàu HQ 604 của ta ra đến đảo Gạc Ma thì đã thấy quân Trung Quốc ngang nhiên cắm quốc kỳ của chúng trên đảo. Các chiến sĩ của ta liền lên đảo nhổ cờ Trung Quốc và cắm cờ Tổ quốc Việt Nam lên. Lúc này tàu của Trung Quốc lượn lờ xung quanh.
Khoảng 5h30 sáng 14/3/1988, đơn vị của các bác thả xuồng để vận chuyển vật liệu xây dựng ra bãi Gạc Ma. Lúc này tàu Trung Quốc và tàu của ta vẫn vui vẻ chào hỏi, lính Trung Quốc còn đưa bánh quy cho bộ đội Việt Nam ăn sáng.
Thế nhưng, vào 7h sáng, phía Trung Quốc dùng 5 tàu máy đổ quân vào đảo Gạc Ma theo hình vòng cung, trong khi các chiến sỹ ta vẫn mải miết vận chuyển vật liệu vào đảo do quân ta có chủ trương không được đụng độ, tránh mắc mưu địch.
Những lúc rảnh rỗi người cựu binh tham gia hải chiến Gạc Ma (3/1988) Bùi Quang Tại (số nhà 18/7 đường Cao Bá Quát, phường Phú Cát, thành phố Huế) lại lên mạng để xem lại cuộc chiến thảm khốc mà quân Trung Quốc đã “tắm máu” người lính Việt Nam trên chính vùng đảo thiêng liêng của tổ quốc.
Thoát chết nhờ chiếc xuồng nhôm
Khi ngày kỷ niệm hải chiến Gạc Ma đang đến gần thì người cựu binh Gạc Ma vẫn bận rộn với cuộc sống mưu sinh hàng ngày.
Sau nhiều lần đến nhà, phóng viên VTC News mới có dịp gặp cựu binh Gạc Ma Bùi Quang Tại khi anh vừa kết thúc chuyến lái xe bận rộn tuyến Huế - Sài Gòn để được nghe những dòng ký ức Gạc Ma của người cựu binh.
Anh Bùi Quang Tại cùng anh Trần Văn Tự (người lính trong bài viết “Người lính thoát chết ở Gạc Ma, tử nạn vì đi bán bánh bao giữa thời bình”) và anh Huỳnh Đức (cùng quê ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) là ba chiến sĩ thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83 Hải quân (đóng quân tại quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).
Năm 1986, Trung đoàn 83 Hải Quân được điều vào Cam Ranh (Khánh Hòa) để ra xây dựng lô cốt và nhà tạm ở đảo Gạc Ma (Trường Sa) để khẳng định chủ quyền biển đảo.
Theo anh Tại, khoảng 9h tối 13/3/1988, tàu HQ 604 của ta ra đến đảo Gạc Ma thì đã thấy quân Trung Quốc ngang nhiên cắm quốc kỳ của chúng trên đảo. Các chiến sĩ của ta liền lên đảo nhổ cờ Trung Quốc và cắm cờ Tổ quốc Việt Nam lên. Lúc này tàu của Trung Quốc lượn lờ xung quanh.
Khoảng 5h30 sáng 14/3/1988, đơn vị của các bác thả xuồng để vận chuyển vật liệu xây dựng ra bãi Gạc Ma. Lúc này tàu Trung Quốc và tàu của ta vẫn vui vẻ chào hỏi, lính Trung Quốc còn đưa bánh quy cho bộ đội Việt Nam ăn sáng.
Thế nhưng, vào 7h sáng, phía Trung Quốc dùng 5 tàu máy đổ quân vào đảo Gạc Ma theo hình vòng cung, trong khi các chiến sỹ ta vẫn mải miết vận chuyển vật liệu vào đảo do quân ta có chủ trương không được đụng độ, tránh mắc mưu địch.
Anh Tại nhớ lại cái ngày vùng biển Gạc Ma nhuộm một màu đỏ máu - Ngày mà quân Trung Quốc sát hại 64 đồng đội của anh khi đang làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma (14/3/1988). |
Đến 7h30, Trung Quốc nổ pháo giành lấy cờ của ta. Phát đầu tiên bắn vào đài thông tin để tê liệt sợi dây liên lạc với đất liền. Lập tức, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh (Quảng Bình) dũng cảm tiến lên giành lại cờ từ tay Trung Quốc. Lính Trung Quốc đã nổ súng bắn Nguyễn Văn Lanh làm anh bị thương. Anh Tại phải dìu vào rồi chạy ra giành lấy cờ giấu ở đống sắt.
Do bị tấn công bất ngờ nên mặc dù trên tàu có súng nhưng chỉ bắn được hai phát trúng mạn tàu địch. Bộ đội ta là công binh, không có trang bị bất cứ vũ khí gì nên các chiến sỹ chỉ còn cách lặn xuống biển để tránh đạn. Số người đang vận chuyển vật liệu và trên tàu bị trọng thương rất nhiều.
Video: Trung Quốc đã ngang ngược chiếm Gạc Ma như thế nào?
Còn anh Huỳnh Đức kể, anh và anh Tự lúc này đang ở trong boong tàu để bốc vật liệu nghe thấy tiếng pháo bắn vào tàu bèn chạy ra ẩn núp ở mạn. Lúc anh Tại chạy đến thì thấy một bên mắt của anh Tự bị thương nặng, còn anh Đức bị mảnh đạn găm vào lưng.
“Chúng tấn công rất bất ngờ khiến chúng tôi trở tay không kịp. Chúng vãi đạn vào đồng đội tôi đang kết thành hàng trong đảo, tay không tấc sắt. Đến 8h chúng mới ngừng bắn, lượn vòng để bắt các chiến sĩ bơi quanh đảo rồi 9h thì rút lui,” anh Tại kể.
“Lúc ấy, vùng nước xung quanh đảo Gạc Ma nhuộm một màu đỏ máu của đồng đội tôi. Khi tỉnh dậy, chúng tôi phải nhanh chóng rời khỏi mặt nước nếu không muốn làm mồi cho cá mập”.
“Lên khỏi mặt nước, những chiến sĩ sống sót tập trung thành một nhóm trên bãi Gạc Ma,” Bùi Quang Tại kể tiếp.
Trong đói khát cả nhóm tìm được chiếc xuồng nhôm chở vật liệu bị thủng hàng trăm lỗ do dính đạn của quân Trung Quốc. Sau đó những người lính sống sót phải xé áo nhét vào các lỗ thủng lên xuồng vừa đi vừa múc nước trong xuồng mới thoát chết rời khỏi Gạc Ma.
“Lúc đó anh em nói với nhau rằng ai bị thương nhẹ thì xuống nước để đẩy các anh em bị thương nặng vào tàu cứu thương. Khoảng 17h chúng tôi được xuồng cứu viện đưa về đảo Sinh Tồn trị thương và cung cấp lương thực,” anh Tại thông tin.
Nỗi nhớ Trường Sa
Sau ngày Gạc Ma bị quân Trung Quốc “tắm máu”, Trần Văn Tự và Huỳnh Đức được đưa lên đất liền để điều trị rồi ra quân về lại quê nhà Phú Vang. Riêng Bùi Quang Tại vẫn tiếp tục công việc mở luồng ở các đảo để tàu chiến và ngư lôi đi vào đến cuối tháng 7/1989 mới xuất ngũ.
Trở về cuộc sống thường nhật, mỗi người mỗi hoàn cảnh, kiếm nghề riêng rồi lập gia đình.
Anh Tại sau hơn 3 năm đãi titan thì phải nghỉ việc do công việc cực nhọc. Sau đó hành nghề lái xe tải, chở hàng may mặc từ Huế vào Sài Gòn và ngược lại. Mỗi tháng đi 3 chuyến, công việc rất thất thường vì khi nào người ta cần mới gọi vận chuyển.
Anh Tại giở lại những tài liệu, kỷ vật ở Trường Sa và mong muốn được quay lại thăm chiến trường xưa, thăm những đồng đội anh vẫn đang nằm dưới đáy biển sâu. |
Mức thu nhập trung bình khoảng 5-5,5 triệu đồng/tháng cũng đủ cho anh lo cho 3 đứa con ăn học. Hiện con đầu của anh Tại đã ra trường một năm và đang loay hoay tìm việc làm. Con thứ hai của anh đang học Trung cấp Du lịch Huế và cháu thứ ba đang học lớp 10.
Anh Đức ngoài làm ruộng còn chạy xe ba gác chở cát cho người dân xây dựng nhà cửa. Trong khi anh Tại và anh Tự đã được hưởng chế độ trợ cấp nhà nước thì anh Đức vẫn đang loay hoay làm hồ sơ.
Những lúc rảnh rỗi trong công việc mưu sinh các anh lại mở tivi để xem lại cuộc chiến thảm khốc cách đây 28 năm và khát khao được thăm lại chiến trường xưa lại lớn dần lên trong các anh.
Thế nhưng từ ngày hải chiến Gạc Ma qua đi cho đến nay ba cựu binh chưa từng được ai nhắc đến cũng như không có lời mời nào trong những chuyến thăm Trường Sa. Chính họ cũng không biết lý do vì sao như vậy. Còn để tự mình ra Trường Sa trong điều kiện cuộc sống hiện tại với họ dường như là không thể.
Anh Tại tâm sự: “Trong tâm trí tôi và anh Đức luôn mong muốn được ra Gạc Ma để thắp những nén hương tri âm cho đồng đội. Nhân đây tôi cũng muốn nhắn nhủ đến giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của chúng ta, hãy cố gắng bảo vệ bởi mất chủ quyền là mất nước!”.
Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp
Anh Đức ngoài làm ruộng còn chạy xe ba gác chở cát cho người dân xây dựng nhà cửa. Trong khi anh Tại và anh Tự đã được hưởng chế độ trợ cấp nhà nước thì anh Đức vẫn đang loay hoay làm hồ sơ.
Những lúc rảnh rỗi trong công việc mưu sinh các anh lại mở tivi để xem lại cuộc chiến thảm khốc cách đây 28 năm và khát khao được thăm lại chiến trường xưa lại lớn dần lên trong các anh.
Thế nhưng từ ngày hải chiến Gạc Ma qua đi cho đến nay ba cựu binh chưa từng được ai nhắc đến cũng như không có lời mời nào trong những chuyến thăm Trường Sa. Chính họ cũng không biết lý do vì sao như vậy. Còn để tự mình ra Trường Sa trong điều kiện cuộc sống hiện tại với họ dường như là không thể.
Anh Tại tâm sự: “Trong tâm trí tôi và anh Đức luôn mong muốn được ra Gạc Ma để thắp những nén hương tri âm cho đồng đội. Nhân đây tôi cũng muốn nhắn nhủ đến giới trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của chúng ta, hãy cố gắng bảo vệ bởi mất chủ quyền là mất nước!”.
Nguyễn Vương – Tuấn Hiệp
Bình luận