(VTC News) – Đội giá tới 300%, nhưng không ghi định lượng hoặc không đủ định lượng là những vấn đề bất cập đang nổi lên tại thị trường bánh Trung thu hiện nay.
Đội giá 300%, vẫn thiếu định lượng
Ông Lộc cho hay, sau khi rà soát khoảng 400 cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu ở Hà Nội trong thời gian qua, Chi cục quản lý thị trường nhận thấy số lượng các hãng bán bánh Trung thu trên vỉa hè Thủ đô đang gia tăng nhanh chóng.
Đáng nói, bên cạnh nhiều điểm bán bánh Trung thu được Sở GTVT Hà Nội cấp phép vẫn còn có nhiều điểm kinh doanh khác không được cấp phép trên vỉa hè thủ đô.
“Giá bán bánh Trung thu gốc tại nơi sản xuất (như ở huyện Hoài Đức) chỉ khoảng 58.000đ/chiếc, tuy nhiên cũng loại bánh đó khi được bán trên thị trường đã được đẩy giá lên thấp nhất là 150.000đ/chiếc (tức tăng khoảng 300%)”, ông Lộc nhấn mạnh.
Trước phản ánh có những cửa hàng bày bán hộp bánh trung thu với giá cả chục triệu đồng, nhưng trong đó tiền bánh chỉ khoảng 3 triệu đồng còn lại là chai rượu được bán với giá 7 triệu đồng, ông Lộc nói: “Việc họ thêm rượu vào trong gói bánh không phải mùa này mà từ mùa trước đã có rồi, nhưng rất khó để xử lý.
Cũng có lúc chúng tôi đi kiểm tra, chủ cửa hàng nói họ chỉ bày ra cho đẹp nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy khi mua sắm chúng ta cần lưu ý, rượu phải có tem nhập khẩu, hóa đơn đầu vào…chúng ta mới mua.
Với chức năng quản lý thị trường, chúng tôi không có quyền bắt họ kê khai giá, đăng kí giá hay báo cáo giá thành sản phẩm. Giá cả ra sao còn tùy vào giá trị thương hiệu của họ. Họ lãi nhiều hay ít sẽ thể hiện trên báo cáo thuế”.
Cũng theo ông Lộc, ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh Trung thu truyền thống, thời gian gần đây, nhiều khách sạn lớn ở Hà Nội cũng tự sản xuất và tiêu thụ các loại bánh Trung thu riêng mang thương hiệu của họ.
“Đặc điểm của loại bánh này là có giá cao (trên 1 triệu đồng/hộp) nhưng thời gian sử dụng lại hết sức ngắn (từ 3 đến 7 ngày), do họ không sử dụng chất bảo quản. Vì vậy, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi xem hạn sử dụng đối với các loại bánh trên”, ông Lộc khuyến cáo.
Sốt ruột chờ kết quả xét nghiệm
Còn theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, lỗi vi phạm chủ yếu trong sản xuất bánh Trung thu hiện tại là không ghi định lượng hoặc không đủ định lượng; kinh doanh bánh Trung thu là không sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động trong chế biến thực phẩm, vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa.
Ông Hạnh cho hay, kết quả kiểm tra 12 mẫu bánh Trung thu tại 08 cơ sở sản xuất đến ngày 30/8/2013 cho thấy 12/12 mẫu không sử dụng chất tạo ngọt; 8/12 mẫu không sử dụng chất bảo quản; 4/12 mẫu có sử dụng chất bảo quản nhưng hàm lượng trong giới hạn cho phép; 1/1 mẫu bánh dẻo đạt về chỉ tiêu vi sinh vật.
Khoảng 2 tuần tới là vào thời kỳ cao điểm của việc sản xuất cũng như kinh doanh bánh Trung thu nhưng đến nay người tiêu dùng vẫn như “ngồi trên đống lửa” do chưa có kết quả xét nghiệm mẫu bánh Trung thu.
Thanh tra Sở Y tế đã lấy 13 mẫu xét nghiệm (trong đó có 10 mẫu bánh Trung thu, hai mẫu nhân bánh trung thu, một mẫu kem) đang chờ kết quả xét nghiệm. Các Đội Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 26 vụ, xử lý tám vụ vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, phạt hành chính 9.400.000 đồng, tạm giữ 626 chiếc bánh Trung thu các loại để giám định chất lượng (đang chờ kết quả).
Dự kiến, ngày hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm về chất lượng an toàn thực phẩm của các mẫu bánh trung thu hiện đang được bày bán trên thị trường.
Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu, ông Lộc cho biết, hàng năm các Đội Quản lý thị trường cũng tăng cường tuần tra kiểm soát, tiêu hủy khối lượng lớn hàng hóa là đồ chơi trẻ em không bảo đảm an toàn, kích động bạo lực.
“Tuy nhiên, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng đã phân định rõ trách nhiệm, nếu cả ba bên: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng góp sức sẽ đầy lùi dần đồ chơi gây hại cho trẻ em”, ông Lộc khẳng định.
Tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 3/9/2013, ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương Hà Nội) đã chia sẻ nhiều vấn đề bất cập đang nổi lên tại thị trường bánh Trung thu hiện nay.
Đội giá 300%, vẫn thiếu định lượng
Ông Lộc cho hay, sau khi rà soát khoảng 400 cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh Trung thu ở Hà Nội trong thời gian qua, Chi cục quản lý thị trường nhận thấy số lượng các hãng bán bánh Trung thu trên vỉa hè Thủ đô đang gia tăng nhanh chóng.
Đáng nói, bên cạnh nhiều điểm bán bánh Trung thu được Sở GTVT Hà Nội cấp phép vẫn còn có nhiều điểm kinh doanh khác không được cấp phép trên vỉa hè thủ đô.
Đoàn kiểm tra kiểm tra VSATTP tại ki ốt kinh doanh bánh trung thu trên phố Bạch Mai (Ảnh: Minh Huệ) |
“Giá bán bánh Trung thu gốc tại nơi sản xuất (như ở huyện Hoài Đức) chỉ khoảng 58.000đ/chiếc, tuy nhiên cũng loại bánh đó khi được bán trên thị trường đã được đẩy giá lên thấp nhất là 150.000đ/chiếc (tức tăng khoảng 300%)”, ông Lộc nhấn mạnh.
Trước phản ánh có những cửa hàng bày bán hộp bánh trung thu với giá cả chục triệu đồng, nhưng trong đó tiền bánh chỉ khoảng 3 triệu đồng còn lại là chai rượu được bán với giá 7 triệu đồng, ông Lộc nói: “Việc họ thêm rượu vào trong gói bánh không phải mùa này mà từ mùa trước đã có rồi, nhưng rất khó để xử lý.
Cũng có lúc chúng tôi đi kiểm tra, chủ cửa hàng nói họ chỉ bày ra cho đẹp nên việc xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy khi mua sắm chúng ta cần lưu ý, rượu phải có tem nhập khẩu, hóa đơn đầu vào…chúng ta mới mua.
Với chức năng quản lý thị trường, chúng tôi không có quyền bắt họ kê khai giá, đăng kí giá hay báo cáo giá thành sản phẩm. Giá cả ra sao còn tùy vào giá trị thương hiệu của họ. Họ lãi nhiều hay ít sẽ thể hiện trên báo cáo thuế”.
Cũng theo ông Lộc, ngoài các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh Trung thu truyền thống, thời gian gần đây, nhiều khách sạn lớn ở Hà Nội cũng tự sản xuất và tiêu thụ các loại bánh Trung thu riêng mang thương hiệu của họ.
“Đặc điểm của loại bánh này là có giá cao (trên 1 triệu đồng/hộp) nhưng thời gian sử dụng lại hết sức ngắn (từ 3 đến 7 ngày), do họ không sử dụng chất bảo quản. Vì vậy, người tiêu dùng cần hết sức thận trọng khi xem hạn sử dụng đối với các loại bánh trên”, ông Lộc khuyến cáo.
|
Còn theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, lỗi vi phạm chủ yếu trong sản xuất bánh Trung thu hiện tại là không ghi định lượng hoặc không đủ định lượng; kinh doanh bánh Trung thu là không sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động trong chế biến thực phẩm, vi phạm quy chế ghi nhãn hàng hóa.
Ông Hạnh cho hay, kết quả kiểm tra 12 mẫu bánh Trung thu tại 08 cơ sở sản xuất đến ngày 30/8/2013 cho thấy 12/12 mẫu không sử dụng chất tạo ngọt; 8/12 mẫu không sử dụng chất bảo quản; 4/12 mẫu có sử dụng chất bảo quản nhưng hàm lượng trong giới hạn cho phép; 1/1 mẫu bánh dẻo đạt về chỉ tiêu vi sinh vật.
Khoảng 2 tuần tới là vào thời kỳ cao điểm của việc sản xuất cũng như kinh doanh bánh Trung thu nhưng đến nay người tiêu dùng vẫn như “ngồi trên đống lửa” do chưa có kết quả xét nghiệm mẫu bánh Trung thu.
Thanh tra Sở Y tế đã lấy 13 mẫu xét nghiệm (trong đó có 10 mẫu bánh Trung thu, hai mẫu nhân bánh trung thu, một mẫu kem) đang chờ kết quả xét nghiệm. Các Đội Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 26 vụ, xử lý tám vụ vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, phạt hành chính 9.400.000 đồng, tạm giữ 626 chiếc bánh Trung thu các loại để giám định chất lượng (đang chờ kết quả).
Dự kiến, ngày hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm về chất lượng an toàn thực phẩm của các mẫu bánh trung thu hiện đang được bày bán trên thị trường.
Đối với mặt hàng đồ chơi trẻ em trong dịp Tết Trung thu, ông Lộc cho biết, hàng năm các Đội Quản lý thị trường cũng tăng cường tuần tra kiểm soát, tiêu hủy khối lượng lớn hàng hóa là đồ chơi trẻ em không bảo đảm an toàn, kích động bạo lực.
“Tuy nhiên, Luật Bảo vệ người tiêu dùng cũng đã phân định rõ trách nhiệm, nếu cả ba bên: cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng góp sức sẽ đầy lùi dần đồ chơi gây hại cho trẻ em”, ông Lộc khẳng định.
Minh Quân
Bình luận