• Zalo

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU?

Kinh tếThứ Năm, 23/06/2016 15:37:00 +07:00Google News

Người dân Anh chuẩn bị đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc nên đi hay ở lại EU, nếu kịch bản xấu nhất xảy ra là Anh rời EU sẽ có những tác động đáng kể đến thế giới và khu vực châu Á.

Kênh Truyền hình Channel News Asia của Singapore dẫn lời chuyên gia Tim Condon cho rằng: "Những gì chúng ta đang thấy là hiện này các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho một cuộc bỏ phiếu và họ không muốn nắm lấy tài sản rủi ro. Nếu xảy ra Anh rời EU thì thị trường châu Áu sẽ hỗn loạn hơn nữa".

Đặc biệt, chuyên gia này nhấn mạnh, có thể các đồng tiền mới nổi như ringgit của Malaysia, đồng rupiah Indonesia và đồng won Hàn Quốc sẽ chứng kiến sự bán tháo. Ông nói: "Các nhà đầu tư muốn bán ở thị trường mới nổi. Ba đồng tiền này là lựa chọn hàng đầu khi thị trường có áp lực".

chau au 2

 Còn nhiều đồn đoán nếu kịch bản Anh rời EU xảy ra

Còn chuyên gia ngoại hối Yujiro Goto cho rằng, nếu Anh rời khỏi EU sẽ tác động lên đồng yên. Dự báo được đưa ra cho thấy có thể đồng yên tăng giá so với các đồng tiền chính khác trên thế giới, vì nhu cầu tìm trú ẩn của các nhà đầu tư. 

Nhưng trớ trêu là đồng yên mạnh lên không phải điều mong muốn của Chính phủ Nhật Bản khi đang cố gắng vực dậy nền kinh tế. Mặt khác, đây là dấu hiệu xấu với cổ phiếu vì cổ phiếu thường nghịch chiều với đồng yên.

Thậm chí, kênh truyền hình Channel News Asia còn nhận định, nếu Anh rời EU có thể làm cho tiềm năng kinh tế của châu Á với châu Âu bị gián đoạn, tác động xấu tới xuất khẩu của châu Á sang Anh hay đầu tư từ Vương Quốc Anh vào châu Á chậm lại.

Ai chịu ảnh hưởng nhiều?

Một bài viết trên báo Washington Post cho hay, việc Anh rời khỏi liên minh châu Âu có thể ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu.

Các nhà hoạch định chính sách quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm nếu Anh rời khỏi EU. Người dân Anh sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh nên đi hay ở lại liên minh châu Âu (EU) diễn ra thứ Năm (23/6). 

Theo Washington Post, nếu người Anh quyết định rời khỏi EU sẽ đưa đến những hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp Mỹ. Hiện nay, các doanh nghiệp này sử dụng 1 triệu lao động ở Anh, Mỹ còn là nhà đầu tư lớn nhất tại Anh. Nhiều doanh nghiệp coi Anh là cửa ngõ để tự do thương mại với 28 quốc gia còn lại của khối EU.

Tác giả bài viết cho rằng, khi anh rời EU, nhiều doanh nghiệp Mỹ sẽ khó tiếp cận các thị trường khác, giảm doanh thu. Thậm chí, có thể một số công ty xem xét chuyển trụ sở ở châu Âu sang các khu vực khác.

Ông Angel Gurria, Tổng thư ký của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cảnh báo, Anh rời khỏi EU sẽ không tốt cho Anh, không tốt cho châu Âu và không tốt cho thế giới bao gồm cả Mỹ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra dự báo tác động việc Anh rời khỏi EU là "tiêu cực". Quỹ này dự đoán Anh rời khỏi EU còn làm giảm đốc tộ tăng trưởng kinh tế.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra dự báo tác động việc Anh rời khỏi EU là "tiêu cực". Quỹ này dự đoán Anh rời khỏi EU còn làm giảm đốc tộ tăng trưởng kinh tế. Triển vọng ảm đạm còn cho thấy, nếu Anh rời EU khiến đồng bảng rớt giá và sự gián đoạn nghiêm trọng thương mại của nước này vì phải tiến hành đàm phán, thỏa thuận lại với các nước trên thế giới.

Tổ chức này cũng đánh giá, nếu xảy ra kịch bản Anh rời EU sẽ làm cho mối quan hệ gắn kết giữa các nước trong khu vực Eurozone yếu đi. Thậm chí, những bất đồng trong khối này về vấn đề người di cư Trung Đông, căng thẳng tài chính Eurozone đang phải đối mặt cũng nghiêm trọng hơn. Cũng có ý kiến cảnh báo, nếu Ahh rời khỏi EU thì liên minh này phải có hành động để tránh một động thái tương tự của quốc gia khác.

Ngân hàng Trung ương Anh gọi cuộc trưng cầu ý dân là "nguy cơ lớn nhất mà thị trường tài chính Anh và toàn cầu phải đối mặt".

Bộ trưởng Tài chính Phần Lan nhận định, Anh rời EU có thể ví như sự sụp đổ của ngân hàng Lehmon Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Janet Yellen cho hay, bà vẫn thận trọng về các yếu tố đe dọa tới kinh tế Mỹ và thế giới khi Anh rời EU, tiếp tục giữ nguyên lãi suất.

Dù cuộc trưng cầu dân ý chưa diễn ra nhưng đồng tiền của Anh chứng kiến sự chao đảo, trong khi chỉ số chứng khoán chính trên sàn Luân Đôn giảm 6% trong vòng chưa đầy 2 tuần và rơi xuống mức thấp nhất trong 4 tháng qua. 

Những thách thức này đến giữa lúc kinh tế châu Âu và thế giới vẫn đang yếu. Châu Âu đang hồi phục sau hàng loạt cuộc khủng hoàng như nợ công Hy Lạp, Italia. Còn làn sóng người tị nan từ Trung Đông đang dẫn đến bất ổn chính trị và văn hóa trong lòng châu Âu.

Tờ Washington Post cho rằng, nếu Anh rời EU, thị trường tài chính thế giới sẽ phải chịu đựng một gánh nặng do tác động của nó gây ra. Anh cũng phải tiến hành các thỏa thuận thương mại với nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ, quá trình này có thể mất nhiều năm.

Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo, khi Anh rời khỏi EU thì liên minh này sẽ xem Anh như "bên thứ ba" và không thể tiếp cận vào thị trường chung.

"Nếu Anh rời EU, nước này không được hưởng lợi từ những lợi thế của thị trường châu Âu. Và bất kỳ cuộc đàm phán nào của Anh với EU đều phải có 27 quốc gia vì Anh lúc đó là bên thứ ba", Thủ tướng Đức nhấn mạnh.

Nghi Dung (Theo Channel News Asia và Washington Post)
Bình luận
vtcnews.vn