(VTC News) - Người vợ mà ông đau đáu mấy chục năm trời ấy về nước vừa kịp cái rét nàng Bân cuối mùa thế mà ông chẳng kịp đợi, kịp chờ…
Nàng Bân may áo cho chồng
May ba tháng ròng mới trọn cổ tay….
Lời thơ như ai như oán cất lên khi người nghệ sĩ già hiền lành khắc khổ từ bỏ trần ai về với đất mẹ.
Người vợ mà ông đau đáu mấy chục năm trời ấy về nước vừa kịp cái rét nàng Bân tháng 3, thế mà ông chẳng kịp đợi, kịp chờ, lìa cõi dương gian trần thế mà chưa một lần nhìn thấy chiếc áo nàng may, sớm gục ngã trong nỗi nhớ thương vò võ trên cuộc hành trình cô độc suốt một đời người…
Người nghệ sĩ già đang nằm đó, giọt nước mằn mặn chưa kịp chảy hết còn đọng trên khóe mắt. Nghe như hồn ông còn lẩn quất đâu đây, còn nặng một nỗi mơ hồ nhung nhớ, đợi chờ.
Mấy chục năm ấy đã đủ đau, đủ buồn, đủ tủi hờn ai oán chưa bác "trưởng thôn"? Mà nằm trên chiếc giường nhỏ bé chật chội cuối cùng của cuộc đời vẫn thấy như ông chỉ chực ngồi dậy, ánh mắt hấp háy niềm vui và đưa bàn tay ra giữ lấy khi thấy người đàn bà ấy trở về.
Người về rồi đấy, hờn giận nhớ thương bao nhiêu năm đợi tháng chờ cũng theo về rồi đấy, mà hồn ông đã lìa xa, chông chênh đơn độc đến với thế giới bên kia.
Con trai ông vẫn nhớ lắm, suốt sáu tháng ròng bố đau đớn quằn quại, chỉ hút trộm con một điếu thuốc lào thôi. Lúc ông sắp đi, người nhẹ lắm, chỉ còn chừng 32 cân.
Giờ đây, trong cái rét nàng Bân tháng 3, người vợ mà ông từng đợi chợ, nhớ thương đã về với bao nhiêu nỗi niềm trong tim suốt mấy chục năm sống nơi đất khách quê người chưa kịp giãi bày cho ông hiểu.
Ông chẳng kịp nghe những điều ấy, chớp mắt, khép lại một cuộc đời nhiều buồn đau.
Đau lắm, cô đơn buồn tủi lắm, hình như, chẳng có giọt nước mắt nào chảy ngược.
Có bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu tiếng cười ông mang đi tặng hết cho đời, có bao nhiêu nỗi nhớ ông gửi trọn cho mấy chục năm đợi chờ, có bao nhiêu đau đớn ông giành hết phần người khác, rồi đến giây phút trút hơi thở cuối cùng, ông cong người lầm lũi ra đi một mình.
Người vợ ông đang khóc ngất bên linh cữu, những người con đang thẫn thờ như chưa dám tin ông đã mãi ra đi. Bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp, những người thương mến nhớ tiếc ông đến cả rồi, vỡ òa nước mắt nhìn ông nhỏ bé, gầy gò nằm đó, cô đơn về với đất mẹ .
Người ta trìu mến gọi ông là người nghệ sĩ của nhân dân - Điều cuối cùng trước khi ông hóa thành tro bụi đó ông.
Thế là đi qua một kiếp người nhiều giông gió, cần mẫn như con tằm rút ruột để nhả tơ, mấy chục năm ấy, ông chỉ giữ lại cho mình nỗi buồn lạc điệu chẳng thể san sẻ cùng ai.
Những dòng người dài lặng lẽ đến đến thắp cho người nghệ sĩ già nén hương cuối cùng, thấy bao gương mặt lén quay đi lau giọt nước mắt tiếc thương, ông đi rồi, khoảng trống này biết lấy gì khỏa lấp?
Mấy ai cùng nhau đi qua thương nhớ mà quên được nhau. Huống hồ là bao nhiêu giông bão của cả một kiếp người chất chứa để đổi lại những tiếng cười mang tặng cho đời. Mong rằng, giữa những bộn bề xuôi ngược, những thanh âm của cuộc sống vang vọng, ồn ào và hối hả, linh hồn ông ra đi thanh thản.
May ba tháng ròng mới trọn cổ tay….
Lời thơ như ai như oán cất lên khi người nghệ sĩ già hiền lành khắc khổ từ bỏ trần ai về với đất mẹ.
Người vợ mà ông đau đáu mấy chục năm trời ấy về nước vừa kịp cái rét nàng Bân tháng 3, thế mà ông chẳng kịp đợi, kịp chờ, lìa cõi dương gian trần thế mà chưa một lần nhìn thấy chiếc áo nàng may, sớm gục ngã trong nỗi nhớ thương vò võ trên cuộc hành trình cô độc suốt một đời người…
Người nghệ sĩ già đang nằm đó, giọt nước mằn mặn chưa kịp chảy hết còn đọng trên khóe mắt. Nghe như hồn ông còn lẩn quất đâu đây, còn nặng một nỗi mơ hồ nhung nhớ, đợi chờ.
Mấy chục năm ấy đã đủ đau, đủ buồn, đủ tủi hờn ai oán chưa bác "trưởng thôn"? Mà nằm trên chiếc giường nhỏ bé chật chội cuối cùng của cuộc đời vẫn thấy như ông chỉ chực ngồi dậy, ánh mắt hấp háy niềm vui và đưa bàn tay ra giữ lấy khi thấy người đàn bà ấy trở về.
Người về rồi đấy, hờn giận nhớ thương bao nhiêu năm đợi tháng chờ cũng theo về rồi đấy, mà hồn ông đã lìa xa, chông chênh đơn độc đến với thế giới bên kia.
Con trai ông vẫn nhớ lắm, suốt sáu tháng ròng bố đau đớn quằn quại, chỉ hút trộm con một điếu thuốc lào thôi. Lúc ông sắp đi, người nhẹ lắm, chỉ còn chừng 32 cân.
Giờ đây, trong cái rét nàng Bân tháng 3, người vợ mà ông từng đợi chợ, nhớ thương đã về với bao nhiêu nỗi niềm trong tim suốt mấy chục năm sống nơi đất khách quê người chưa kịp giãi bày cho ông hiểu.
Ông chẳng kịp nghe những điều ấy, chớp mắt, khép lại một cuộc đời nhiều buồn đau.
Đau lắm, cô đơn buồn tủi lắm, hình như, chẳng có giọt nước mắt nào chảy ngược.
Có bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu tiếng cười ông mang đi tặng hết cho đời, có bao nhiêu nỗi nhớ ông gửi trọn cho mấy chục năm đợi chờ, có bao nhiêu đau đớn ông giành hết phần người khác, rồi đến giây phút trút hơi thở cuối cùng, ông cong người lầm lũi ra đi một mình.
Người vợ ông đang khóc ngất bên linh cữu, những người con đang thẫn thờ như chưa dám tin ông đã mãi ra đi. Bao nhiêu bạn bè, đồng nghiệp, những người thương mến nhớ tiếc ông đến cả rồi, vỡ òa nước mắt nhìn ông nhỏ bé, gầy gò nằm đó, cô đơn về với đất mẹ .
Người ta trìu mến gọi ông là người nghệ sĩ của nhân dân - Điều cuối cùng trước khi ông hóa thành tro bụi đó ông.
Thế là đi qua một kiếp người nhiều giông gió, cần mẫn như con tằm rút ruột để nhả tơ, mấy chục năm ấy, ông chỉ giữ lại cho mình nỗi buồn lạc điệu chẳng thể san sẻ cùng ai.
Những dòng người dài lặng lẽ đến đến thắp cho người nghệ sĩ già nén hương cuối cùng, thấy bao gương mặt lén quay đi lau giọt nước mắt tiếc thương, ông đi rồi, khoảng trống này biết lấy gì khỏa lấp?
Mấy ai cùng nhau đi qua thương nhớ mà quên được nhau. Huống hồ là bao nhiêu giông bão của cả một kiếp người chất chứa để đổi lại những tiếng cười mang tặng cho đời. Mong rằng, giữa những bộn bề xuôi ngược, những thanh âm của cuộc sống vang vọng, ồn ào và hối hả, linh hồn ông ra đi thanh thản.
Vợ con NS Văn Hiệp khóc ngất trong đám tang |
Người đàn bà ông từng nhớ thương, mong ngóng trở về sau bao nhiêu năm đằng đẵng xứ người |
Bà chết lặng trong nỗi đau thương với những nỗi niềm chưa kịp giãi bày |
Người thân của nghệ sĩ khóc nấc. |
Nghệ sĩ Phạm Bằng bên linh cữu đồng nghiệp. CHÙM ẢNH ĐỒNG NGHIỆP NGHẸN NGÀO TIỄN ĐƯA NS VĂN HIỆP |
Thùy Linh
Bình luận