(VTC News) - Ngày 29/3, lần đầu tiên các vị đại biểu Quốc hội được lắng nghe những chia sẻ rất thú vị của các bạn sinh viên Hà Nội.
Chia sẻ với các bạn sinh viên, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định chương trình giao lưu lần này là một hoạt động đầu tiên khởi đầu cho chương trình xây dựng Nghị viện trẻ do Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức.
Ông Dũng cũng nhắn nhủ với các bạn sinh viên hy vọng các bạn quan tâm đến các hoạt động chính trị và thậm chí có thể trở thành những đại biểu tài năng trong tương lai.
Ngay khi bắt đầu, vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã dành cho sinh viên một câu hỏi rất khó: “Có ai trong số gần 200 bạn sinh viên ở đây nhớ vị đại biểu mà mình đã bầu?”.
Tuy không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, nữ sinh Ngô Lệ Mỹ Linh (ĐH Luật Hà Nội) lại thẳng thắn thể hiện quan điểm cho rằng hiện nay còn nhiều đại biểu không gần dân thì “không thể đòi hỏi dân phải biết mình”.
Cũng có cùng quan điểm này, nhiều bạn trẻ cho rằng hiện nay Quốc hội còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Hiện nay, nhiều tâm tư, nguyện vọng của thế hệ trẻ cũng không biết gửi gắm tới các đại biểu Quốc hội như thế nào vì chưa có một diễn đàn để các bạn sinh viên có thể tiếp xúc với các đại biểu.
Mong mỏi có được một diễn đàn để các bạn trẻ gửi gắm suy nghĩ, tâm tư lên các đại biểu cũng được nhiều bạn trẻ đề xuất.
Trả lời những thắc mắc của các bạn sinh viên, đại biểu Dương Trung Quốc lý giải do số lượng đại biểu không chuyên trách còn nhiều, tính thiếu chuyên nghiệp dẫn tới hạn chế trong hoạt động. Vì vậy, khi chính Quốc hội hoạt động không chuyên nghiệp sẽ khiến người dân mất niềm tin.
Sau khi lắng nghe chia sẻ của các bạn sinh viên, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội tâm sự “rất buồn vì sinh viên nói Quốc hội quá xa rời sinh viên”.
Tuy nhiên, ông Bùi Sĩ Lợi cũng thừa nhận hơn 10 năm nay, đại biểu Quốc hội nhưng chưa một lần tiếp xúc với cử tri nào là sinh viên.
Bên cạnh việc chia sẻ quan điểm, nhiều sinh viên cũng đặt ra những câu hỏi vĩ mô như: “Tại sao luật rất hay phải sửa đổi. Có phải do những người làm luật đã hạn chế về tầm nhìn? Có nên thành lập chế độ lưỡng viện ở Việt Nam? Vai trò của Đảng trong việc chống tham nhũng thế nào…?”.
Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống học tập của sinh viên cũng được đặt ra như: Tại sao nhu cầu nguồn nhân lực về luật ngày càng lớn song sinh viên ngành luật ra trường không tìm được việc làm? Tại sao sinh viên luật không được học luật gắn với thực tiễn và tiếp xúc với thực tiễn…?
Trả lời câu hỏi về việc làm, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng hiện nay tỷ lệ cử nhân thất nghiệp rất cao. Ông Lợi cho rằng trong thời gian tới, Ủy ban phụ trách vấn đề này của Quốc hội cần phải tổ chức điều trần và tìm hiểu nguyên nhân.
Kết thúc buổi gặp mặt, ông Nguyễn Sĩ Dũng chia sẻ: “Tôi hi vọng trong số các bạn trẻ ngồi đây sẽ có người trở thành thế hệ nghị sĩ, hoặc chí ít là những cử tri mới”.
Cũng dành nhiều lời động viên sinh viên, bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng trong thời gian tới cần phải tăng cường các hoạt động giao lưu đối thoại giữa các đại biểu Quốc hội và sinh viên vì đây là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Phạm Thịnh
Chia sẻ với các bạn sinh viên, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định chương trình giao lưu lần này là một hoạt động đầu tiên khởi đầu cho chương trình xây dựng Nghị viện trẻ do Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức.
Ông Dũng cũng nhắn nhủ với các bạn sinh viên hy vọng các bạn quan tâm đến các hoạt động chính trị và thậm chí có thể trở thành những đại biểu tài năng trong tương lai.
Ngay khi bắt đầu, vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã dành cho sinh viên một câu hỏi rất khó: “Có ai trong số gần 200 bạn sinh viên ở đây nhớ vị đại biểu mà mình đã bầu?”.
Phó Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với các bạn sinh viên. Ảnh C.K |
Cũng có cùng quan điểm này, nhiều bạn trẻ cho rằng hiện nay Quốc hội còn quá xa lạ với các bạn trẻ. Hiện nay, nhiều tâm tư, nguyện vọng của thế hệ trẻ cũng không biết gửi gắm tới các đại biểu Quốc hội như thế nào vì chưa có một diễn đàn để các bạn sinh viên có thể tiếp xúc với các đại biểu.
Mong mỏi có được một diễn đàn để các bạn trẻ gửi gắm suy nghĩ, tâm tư lên các đại biểu cũng được nhiều bạn trẻ đề xuất.
Trả lời những thắc mắc của các bạn sinh viên, đại biểu Dương Trung Quốc lý giải do số lượng đại biểu không chuyên trách còn nhiều, tính thiếu chuyên nghiệp dẫn tới hạn chế trong hoạt động. Vì vậy, khi chính Quốc hội hoạt động không chuyên nghiệp sẽ khiến người dân mất niềm tin.
Sau khi lắng nghe chia sẻ của các bạn sinh viên, ông Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội tâm sự “rất buồn vì sinh viên nói Quốc hội quá xa rời sinh viên”.
Tuy nhiên, ông Bùi Sĩ Lợi cũng thừa nhận hơn 10 năm nay, đại biểu Quốc hội nhưng chưa một lần tiếp xúc với cử tri nào là sinh viên.
Bên cạnh việc chia sẻ quan điểm, nhiều sinh viên cũng đặt ra những câu hỏi vĩ mô như: “Tại sao luật rất hay phải sửa đổi. Có phải do những người làm luật đã hạn chế về tầm nhìn? Có nên thành lập chế độ lưỡng viện ở Việt Nam? Vai trò của Đảng trong việc chống tham nhũng thế nào…?”.
Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống học tập của sinh viên cũng được đặt ra như: Tại sao nhu cầu nguồn nhân lực về luật ngày càng lớn song sinh viên ngành luật ra trường không tìm được việc làm? Tại sao sinh viên luật không được học luật gắn với thực tiễn và tiếp xúc với thực tiễn…?
Các bạn sinh viên mong muốn đại biểu Quốc hội cần gần dân hơn nữa |
Kết thúc buổi gặp mặt, ông Nguyễn Sĩ Dũng chia sẻ: “Tôi hi vọng trong số các bạn trẻ ngồi đây sẽ có người trở thành thế hệ nghị sĩ, hoặc chí ít là những cử tri mới”.
Cũng dành nhiều lời động viên sinh viên, bà Nguyễn Thanh Hải, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng trong thời gian tới cần phải tăng cường các hoạt động giao lưu đối thoại giữa các đại biểu Quốc hội và sinh viên vì đây là những chủ nhân tương lai của đất nước.
Phạm Thịnh
Bình luận