• Zalo

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không?

Dinh dưỡngThứ Hai, 03/04/2023 21:13:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không là băn khoăn của nhiều người, bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không?

Nước dừa là một thức uống giàu chất điện giải, vitamin C, kali, glucose,… rất tốt cho người đang bị sốt. Trong đó, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, còn Kali giúp cơ thể giữ nước và nhanh chóng lấy lại năng lượng. Nhiều chuyên gia cũng khuyên nên uống nước dừa khi bị sốt, khi bị bệnh nhẹ hoặc sau tập thể dục để bù nước và điện giải bị mất đi.

Bên cạnh đó, nước dừa chứa rất ít calo và đường, những người thừa cân, bệnh tiểu đường,… khi bị sốt cũng có thể sử dụng nước dừa mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe chung.

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không? - 1

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không là băn khoăn của nhiều người

Do đó, với câu hỏi “bị sốt uống nước dừa được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có.

Lợi ích khác của nước dừa

Bên cạnh hạ sốt thì thức uống này còn có nhiều điểm cộng khác dành cho sức khoẻ như:

- Chống lão hoá cho da và ngăn ngừa bệnh ung thư.

- Giảm cân. Nhờ vào thành phần giàu chất dinh dưỡng nhưng ít chất béo và đường, bạn có thể thoải mái thưởng thức món nước này mà không sợ tăng cân. Bên cạnh đó, nước dừa còn tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, giúp bạn đốt cháy chất béo nhanh. 

Lưu ý khi bị sốt

Khi bị sốt, ngoài uống nước dừa thì người bệnh cũng cần thực hiện các điều sau:

Có nên uống nước dừa khi đang bị sốt không? - 2

Bên cạnh uống nước dừa, thuốc hạ sốt là biện pháp đầu tiên mà nhiều người lựa chọn

Uống thuốc hạ sốt

Bên cạnh uống nước dừa thì thuốc là cách hạ sốt đầu tiên mà nhiều người sẽ lựa chọn. Để hạ sốt hiệu quả, bạn nên sử dụng các loại thuốc thông dụng và an toàn như: 

  • Acetaminophen, hay còn được gọi là paracetamol
  • Trong trường hợp bị chống chỉ định với paracetamol, bạn có thể sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, chẳng hạn như ibuprofen

Hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến của dược sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc. Nếu đã uống thuốc mà sau 3 ngày vẫn không hết sốt, cần phải tới bệnh viện, kiểm tra nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp. Riêng trẻ dưới 2 tuổi chỉ được dùng thuốc hạ sốt khi có chỉ định của bác sĩ. 

Lau người

Bạn có thể lấy khăn ấm lau người để giúp việc hạ sốt được nhanh hơn. Nhiệt độ ấm giúp lỗ chân lông giãn nở, thông thoáng để nhiệt mau chóng thoát ra ngoài. Cách này đặc biệt hữu ích với trẻ em. Vị trí lau tốt nhất là bẹn, nách, lòng bàn tay và bàn chân.

Uống nước hoặc nước trái cây

Uống nhiều nước khi bị sốt là một cách tốt để bù nước cho người bị sốt khi cơ thể họ đã tiêu thụ một lượng lớn nước qua mồ hôi và hơi thở. Một số loại nước uống khuyên dùng cho người bị sốt là nước lọc, nước khoáng, nước trái cây, trà đá.

Tương tự nước dừa, bên trong nước chanh hoặc nước cam ép đều rất giàu vitamin C để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục nhanh chóng hơn. 

Không mặc nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày

Người bị sốt thường đóng kín cửa, đắp chăn, mặc nhiều quần áo để giảm cơn lạnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm cần tránh mắc phải. Ở người đang bị sốt, việc đắp chăn sẽ không giúp xua tan cơn lạnh mà càng khiến cơ thể khó thoát nhiệt, dẫn đến tình trạng sốt kéo dài. 

Lưu ý khi bị sốt kéo dài

Uống nước dừa là một trong những cách giúp bạn bù nước, hạ nhiệt và tăng cường hệ miễn dịch khi bị sốt. Tuy nhiên, nếu nhận thấy tình trạng sốt kéo dài, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán, không nên chủ quan ngay cả khi bạn cảm thấy cơ thể chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu nghiêm trọng. 

Ngọc Khánh(tổng hợp)
Bình luận
vtcnews.vn