(VTC News) - Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Nhật phủ nhận tin người báo tai nạn phải viết đơn thì mới được cứu hộ trong vụ đắm tàu thảm khốc Cần Giờ.
Liên quan tới vụ chìm tàu thảm khốc ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) ngày 2/8, và việc dư luận bức xúc khi Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Trung tâm 3) yêu cầu anh Nguyễn Ngọc Tuấn (nhân viên Công ty Vũng Tàu Marina – người đầu tiên báo tin về tàu H29) phải viết đơn khai báo thì mới được cứu hộ, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
- Có hay không chuyện trong trường hợp khẩn cấp, người dân phải làm đơn mới được cứu hộ?
Không có chuyện đó. Giờ mà gặp nạn thì mình cứ điện tới trung tâm cứu hộ, cứu nạn chứ đơn từ gì? Trong vụ việc vừa qua, tôi có thấy người dân phải gửi đơn cứu hộ đâu.
Chúng tôi chỉ cần nhận được thông tin qua điện thoại, sau khi xác minh thông tin là chính xác thì sẽ triển khai công tác cứu hộ chứ không cần phải đơn.
Sở dĩ phải cần thêm thời gian xác minh thông tin là bởi vừa rồi, trên cả nước có tới gần 36% là báo nạn giả. Có những nơi bà con cứ báo cứu hộ, cứu nạn, nhưng khi tàu chạy ra thì không phải.
Do đó, chúng tôi mất một chút thời gian để xác minh thông tin nạn nhân hoặc những người có liên quan tới nạn nhân cung cấp.
- Việc xác minh thông tin mất khoảng bao lâu, thưa ông?
Khi nhận được điện thoại, chúng tôi sẽ hỏi luôn về tên tuổi, họ hàng, công việc, cơ quan công tác...của người báo tin để xác minh một chút thôi. Sau đó, chúng tôi sẽ hỏi xem họ gặp nạn ở đâu để xác định trung tâm cứu nạn gần nhất.
Thời gian để xác minh thông tin dài hay ngắn còn tùy vào từng sự vụ bởi thời gian qua có quá nhiều trường hợp người dân báo nạn giả, gây tốn thời gian, công sức của lực lượng cứu nạn.
- Trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ vừa qua, lực lượng cứu hộ cần tới 6 giờ đồng hồ để xác minh thông tin và đến chỗ người gặp nạn?
Họ báo cứu nạn khẩn cấp từ bao giờ chúng tôi không biết, chỉ biết là hơn 9h trung tâm cứu nạn vùng 3 ở Vũng Tàu mới nhận được thông tin về vụ việc.
Nói cách khác, vào thời điểm các nạn nhân gọi điện về kêu cứu chúng tôi không có thông tin ngay thì không thể triển khai công tác cứu hộ được.
Khi gọi cho chúng tôi, người ta cũng báo bằng điện thoại và cũng chỉ nói được tàu gặp nạn ở khu vực biển Cần Giờ. Mà khoảng cách từ trung tâm cứu hộ ra biển Cần Giờ cũng phải mất tiếng rưỡi.
Sở dĩ lâu như vậy vì thời điểm đó đang xảy ra bão cấp 5, sóng gió trên biển rất dữ dội.
- Vậy tại sao chúng ta không dùng trực thăng để đẩy nhanh công tác cứu nạn?
Thứ nhất, là vụ việc xảy ra vào ban đêm, mình cũng chưa hiểu được hiện trường. Mặc dù có người gọi điện báo cho chúng tôi biết, nhưng người này cũng chẳng nắm được vị trí người gặp nạn. Họ chỉ biết tàu gặp nạn trên biển chứ không nắm được vị trí, tọa độ của các nạn nhân.
Về việc này, ngay khi có thông tin tàu gặp nạn, chúng tôi đã báo cáo với Trung tâm quốc gia tìm kiếm cứu nạn, còn việc điều trực thăng hay không phụ thuộc vào quyết định của lãnh đạo Trung tâm này.
- Lực lượng cứu hộ đã xác định tọa độ, vị trí của những người gặp nạn trong vụ việc trên ra sao?
Thông thường trên tàu có rất nhiều thiết bị hiện đại, nhưng quan trọng là người dân phải báo cáo được chính xác tọa độ thì công tác tìm kiếm cứu nạn sẽ nhanh hơn.
Nếu họ không thể định vị mình đang ở đâu thì chúng tôi phải dùng web hoặc đi dọc biển mênh mông, công tác cứu nạn vì thế sẽ rất lâu.
Trong vụ việc này, chúng tôi đã phải cho tàu rà tất cả vùng biển đó mới tìm được họ. Biển mênh mông như thế làm sao mình biết được họ ở đâu ngay.
- Trong vụ chìm tàu vừa qua, tại sao lực lượng cứu hộ không thể tìm thấy tín hiệu phát ra từ con tàu gặp nạn?
Bởi vì họ không có bất cứ thiết bị hiện đại nào. Nếu họ có, họ phát ra thì chúng tôi phát hiện được ngay.
Tàu đó không đủ tiêu chuẩn, không được trang bị các thiết bị hiện đại và cũng chẳng được dùng để chở khách. Đó chỉ là con tàu dùng để đi tuần trong vùng vịnh, sông thôi chứ không phải tàu đi biển hay tàu chở khách.
- Sau vụ việc này, lực lượng cứu hộ đã có họp, kiểm điểm rút kinh nghiệm liên quan tới công tác cứu hộ chưa?
Ngay sáng hôm tìm được 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu này, chúng tôi đã có cuộc họp khẩn, rút kinh nghiệm về công tác cứu hộ. Chúng tôi đã mổ xẻ để tìm rõ tại sao vụ việc lớn, nghiêm trọng như thế, xảy ra ở ngay gần bờ biển mà công tác cứu hộ, cứu nạn đạt hiệu quả không cao.
Thứ hai là việc tiếp cận với các nạn nhân gặp nạn cũng rất lâu như báo chí đã đưa tin. Nhưng để quy chính xác trách nhiệm thuộc về ai, hiện chúng tôi đã thành lập một ban điều tra. Sau đó, chúng tôi sẽ có khen thưởng kịp thời và kỉ luật thích đáng.
- Theo ông, vì sao công tác cứu nạn chưa đạt hiệu quả?
Thứ nhất, do chúng tôi nhận được thông tin chậm quá. Từ khi nhận được thông tin, chúng tôi đã triển khai rất nhanh, rất quyết liệt.
Khi có thông tin, người dân phải báo với trung tâm cứu nạn ngay, nếu không chính xác thì cũng phải báo được vùng gặp nạn trên biển.
- Theo quy trình cứu nạn, khi gặp nạn trên biển người dân phải làm gì?
Người tham gia giao thông trước hết phải xác định mình đi trên phương tiện nào thì an toàn. Một chiếc tàu rất nhỏ chỉ chở được 12 người mà người dân thấy có khoảng 30 người rồi vẫn leo lên thì không được.
Chưa kể phương tiện đó không có đủ phao, bè cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Chúng ta phải tự bảo vệ mình, phải có trách nhiệm với bản thân ngay từ đầu.
Nếu gặp nạn, nên nhớ trên tàu thường có đầy đủ các thiết bị hiện đại để phát tín hiệu cấp cứu về trung tâm. Chúng tôi luôn trực 24/24.
- Xin cảm ơn ông!
Liên quan tới vụ chìm tàu thảm khốc ở vùng biển Cần Giờ (TP.HCM) ngày 2/8, và việc dư luận bức xúc khi Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 (Trung tâm 3) yêu cầu anh Nguyễn Ngọc Tuấn (nhân viên Công ty Vũng Tàu Marina – người đầu tiên báo tin về tàu H29) phải viết đơn khai báo thì mới được cứu hộ, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Nhật - Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
- Có hay không chuyện trong trường hợp khẩn cấp, người dân phải làm đơn mới được cứu hộ?
Không có chuyện đó. Giờ mà gặp nạn thì mình cứ điện tới trung tâm cứu hộ, cứu nạn chứ đơn từ gì? Trong vụ việc vừa qua, tôi có thấy người dân phải gửi đơn cứu hộ đâu.
Cục trưởng Cục Hàng hải Nguyễn Nhật (Ảnh: Internet) |
Sở dĩ phải cần thêm thời gian xác minh thông tin là bởi vừa rồi, trên cả nước có tới gần 36% là báo nạn giả. Có những nơi bà con cứ báo cứu hộ, cứu nạn, nhưng khi tàu chạy ra thì không phải.
Do đó, chúng tôi mất một chút thời gian để xác minh thông tin nạn nhân hoặc những người có liên quan tới nạn nhân cung cấp.
- Việc xác minh thông tin mất khoảng bao lâu, thưa ông?
Khi nhận được điện thoại, chúng tôi sẽ hỏi luôn về tên tuổi, họ hàng, công việc, cơ quan công tác...của người báo tin để xác minh một chút thôi. Sau đó, chúng tôi sẽ hỏi xem họ gặp nạn ở đâu để xác định trung tâm cứu nạn gần nhất.
Thời gian để xác minh thông tin dài hay ngắn còn tùy vào từng sự vụ bởi thời gian qua có quá nhiều trường hợp người dân báo nạn giả, gây tốn thời gian, công sức của lực lượng cứu nạn.
- Trong vụ chìm tàu ở Cần Giờ vừa qua, lực lượng cứu hộ cần tới 6 giờ đồng hồ để xác minh thông tin và đến chỗ người gặp nạn?
Họ báo cứu nạn khẩn cấp từ bao giờ chúng tôi không biết, chỉ biết là hơn 9h trung tâm cứu nạn vùng 3 ở Vũng Tàu mới nhận được thông tin về vụ việc.
|
Khi gọi cho chúng tôi, người ta cũng báo bằng điện thoại và cũng chỉ nói được tàu gặp nạn ở khu vực biển Cần Giờ. Mà khoảng cách từ trung tâm cứu hộ ra biển Cần Giờ cũng phải mất tiếng rưỡi.
Sở dĩ lâu như vậy vì thời điểm đó đang xảy ra bão cấp 5, sóng gió trên biển rất dữ dội.
- Vậy tại sao chúng ta không dùng trực thăng để đẩy nhanh công tác cứu nạn?
Thứ nhất, là vụ việc xảy ra vào ban đêm, mình cũng chưa hiểu được hiện trường. Mặc dù có người gọi điện báo cho chúng tôi biết, nhưng người này cũng chẳng nắm được vị trí người gặp nạn. Họ chỉ biết tàu gặp nạn trên biển chứ không nắm được vị trí, tọa độ của các nạn nhân.
Về việc này, ngay khi có thông tin tàu gặp nạn, chúng tôi đã báo cáo với Trung tâm quốc gia tìm kiếm cứu nạn, còn việc điều trực thăng hay không phụ thuộc vào quyết định của lãnh đạo Trung tâm này.
- Lực lượng cứu hộ đã xác định tọa độ, vị trí của những người gặp nạn trong vụ việc trên ra sao?
Thông thường trên tàu có rất nhiều thiết bị hiện đại, nhưng quan trọng là người dân phải báo cáo được chính xác tọa độ thì công tác tìm kiếm cứu nạn sẽ nhanh hơn.
Nếu họ không thể định vị mình đang ở đâu thì chúng tôi phải dùng web hoặc đi dọc biển mênh mông, công tác cứu nạn vì thế sẽ rất lâu.
Trong vụ việc này, chúng tôi đã phải cho tàu rà tất cả vùng biển đó mới tìm được họ. Biển mênh mông như thế làm sao mình biết được họ ở đâu ngay.
- Trong vụ chìm tàu vừa qua, tại sao lực lượng cứu hộ không thể tìm thấy tín hiệu phát ra từ con tàu gặp nạn?
Tàu H29 - BP bị nhấn chìm làm cho 9 nạn nhân bị thiệt mạng. |
Bởi vì họ không có bất cứ thiết bị hiện đại nào. Nếu họ có, họ phát ra thì chúng tôi phát hiện được ngay.
Tàu đó không đủ tiêu chuẩn, không được trang bị các thiết bị hiện đại và cũng chẳng được dùng để chở khách. Đó chỉ là con tàu dùng để đi tuần trong vùng vịnh, sông thôi chứ không phải tàu đi biển hay tàu chở khách.
- Sau vụ việc này, lực lượng cứu hộ đã có họp, kiểm điểm rút kinh nghiệm liên quan tới công tác cứu hộ chưa?
Ngay sáng hôm tìm được 2 nạn nhân cuối cùng trong vụ chìm tàu này, chúng tôi đã có cuộc họp khẩn, rút kinh nghiệm về công tác cứu hộ. Chúng tôi đã mổ xẻ để tìm rõ tại sao vụ việc lớn, nghiêm trọng như thế, xảy ra ở ngay gần bờ biển mà công tác cứu hộ, cứu nạn đạt hiệu quả không cao.
Thứ hai là việc tiếp cận với các nạn nhân gặp nạn cũng rất lâu như báo chí đã đưa tin. Nhưng để quy chính xác trách nhiệm thuộc về ai, hiện chúng tôi đã thành lập một ban điều tra. Sau đó, chúng tôi sẽ có khen thưởng kịp thời và kỉ luật thích đáng.
- Theo ông, vì sao công tác cứu nạn chưa đạt hiệu quả?
Thứ nhất, do chúng tôi nhận được thông tin chậm quá. Từ khi nhận được thông tin, chúng tôi đã triển khai rất nhanh, rất quyết liệt.
Khi có thông tin, người dân phải báo với trung tâm cứu nạn ngay, nếu không chính xác thì cũng phải báo được vùng gặp nạn trên biển.
- Theo quy trình cứu nạn, khi gặp nạn trên biển người dân phải làm gì?
Người tham gia giao thông trước hết phải xác định mình đi trên phương tiện nào thì an toàn. Một chiếc tàu rất nhỏ chỉ chở được 12 người mà người dân thấy có khoảng 30 người rồi vẫn leo lên thì không được.
Chưa kể phương tiện đó không có đủ phao, bè cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp. Chúng ta phải tự bảo vệ mình, phải có trách nhiệm với bản thân ngay từ đầu.
Nếu gặp nạn, nên nhớ trên tàu thường có đầy đủ các thiết bị hiện đại để phát tín hiệu cấp cứu về trung tâm. Chúng tôi luôn trực 24/24.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận