Trong bài thơ "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm có hai câu thơ đẹp lung linh: “Những cô hàng xén răng đen/Cười như mùa thu tỏa nắng”. Dọc sông Đuống bây giờ đâu tìm thấy những cô nàng răng đen?
Lên Tây Bắc tôi đã gặp một tộc người răng đen, những người hằng đêm ngồi bên bếp lửa nhuộm răng, chủ yếu là phụ nữ tuổi đã lớn và những cụ già. Sống với họ tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện lạ như chuyện nhuộm răng vậy…
Phó Chủ tịch xã Mường Khoa Lò Văn Hải là người dân tộc Lào ở bản Phiêng Sản dẫn tôi lên bản Co Ngựu, anh bảo: Sinh sống trên vùng Tây Bắc hiện chỉ còn phụ nữ hai dân tộc nhuộm răng là Lào và Lự. Không biết tục nhuộm răng có từ bao giờ, khi tôi sinh ra đã thấy phụ nữ trong bản ai cũng răng đen. Họ nhuộm răng từ khi mới mười hai, mười ba tuổi. Bây giờ thanh niên không mấy người nhuộm răng, chỉ còn những người trung tuổi và các cụ già…
Dân tộc Lào ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cư trú tập trung ở hai xã Mường Khoa và Phúc Khoa dọc theo hai bờ con suối Nậm Mu và Nậm Be. Họ sống bằng nghề làm ruộng nương, phụ nữ dệt vải và may quần áo truyền thống. Màu sắc chủ đạo của trang phục người Lào là màu đen, điểm thêm một số màu: Trắng, xanh, đỏ và vàng, cúc áo bằng bạc.
So với phụ nữ nhiều dân tộc khác cùng sống trên vùng Tây Bắc, phụ nữ Lào vẫn giữ nghề trồng bông dệt vải, trang phục của họ chủ yếu là trang phục truyền thống cũng như tục nhuộm răng. Mặc dù tục nhuộm răng đang dần mai một trong lớp trẻ.
Bà Lò Thị Pành năm nay đã 74 tuổi, bà cười hai hàm răng đen nhánh rút chiếc bàn nhuộm răng trên vách giơ cho tôi xem: Có người làm bằng mảnh gang từ chiếc lưỡi cày vỡ còn bà thì làm bằng con dao cùn này. Cái bàn nhuộm răng này làm từ lâu lắm rồi, không nhớ đâu, mấy chục năm rồi đấy…
Tôi cầm chiếc bàn nhuộm răng bà Pành đưa cho xem, một lớp nhựa cây đen nhánh bám trên thân con dao cùn hình lòng mo, đủ biết chiếc bàn nhuộm răng của bà đã có từ rất lâu.
Bà Pành cho biết, bà bắt đầu nhuộm răng từ năm mười ba, mười bốn tuổi, đến nay đã hơn sáu chục năm rồi, một số răng đã gãy những chiếc răng còn lại đêm nào bà cũng ngồi nhuộm. Cây nhuộm răng tiếng Lào gọi là Mạy tửu, người Kinh gọi là cây Thành ngạnh mọc hoang dại khắp nơi.
Cây có nhiều cành mọc la đà thành lùm, thành búi. Người ta chặt những cành cây đó mang về phơi khô, đốt hơ vào chiếc bàn nhuộm, khói phụt vào bàn nhuộm mang theo một lớp nhựa màu đen họ dùng tay quệt lớp nhựa màu đen đó bôi vào răng.
Đêm nào cũng vậy, sau khi cơm nước xong, những người phụ nữ ngồi quanh bếp lửa nhuộm răng, mỗi lần nhuộm chừng một tiếng đồng hồ. Bà Pành bảo: Hôm nào cũng nhuộm à, nếu bận thì hai ba hôm phải nhuộm, nếu không nhuộm thường xuyên thì răng không còn đen nữa, sâu ăn thì răng không còn chắc nữa…
Vừa nhuộm răng bà Pành vừa kể chuyện đời mình cho tôi nghe. Chồng trước của bà kém bà ba tuổi, bà lấy chồng năm mười tám, còn chồng bà mới mười lăm tuổi. Tôi hỏi vì sao đàn ông người Lào lại lấy vợ nhiều tuổi hơn mình, bà cười bảo: Họ lấy vợ về để làm ruộng nương, dệt vải may quần áo cho chồng và gia đình chồng. Chồng trước của bà đi bộ đội hy sinh ở miền Nam, người chồng thứ hai kém bà gần chục tuổi cũng đã mất rồi, mất vì bệnh…
Chuyện đàn ông người Lào lấy vợ hơn mình dăm ba tuổi là chuyện bình thường, có người lấy vợ hơn cả chục tuổi. Như phó bản Nà Nghè Lò Văn Sòi. Anh nhớ mang máng năm mười sáu hay mười bảy tuổi thì bố mẹ lấy vợ cho. Vợ nhiều hơn Sòi đến chục tuổi, năm nay Sòi mới 40 tuổi nhưng nom vợ già khú đế, răng nhuộm nhựa cây đen nhánh, da nhăn nheo cứ ngỡ đã ngót sáu mươi.
Tháng ba năm ngoái tôi theo Lò Văn Hải vào bản Phiêng Sản, tình cờ được dự bữa rượu ra mắt con rể của gia đình ông Lò Văn Kẻo. Cách đó ba hôm thằng Lò Văn Sí cùng với mấy người trai trong bản tổ chức bắt con Lò Thị Pỏm về làm vợ. Phong tục bắt vợ của người Lào ở đây người con trai nếu thích cô gái nào đó thì bắt về nhà mình.
Thực ra những đôi trai gái đó đã yêu nhau rồi, việc “bắt vợ” là cái lý trốn ở rể. Sau ba, bốn ngày ở nhà chàng trai nếu cô gái đồng ý thì nhà trai mang lễ đến nhà gái thông báo việc bắt trộm vợ thành công, còn cô gái không chịu thì chàng trai phải mang cô gái đó trả cho nhà gái. Ông Kẻo cho biết: Nhà thằng Sí phải chịu phạt thay cho việc thằng Sí ở rể.
Mức phạt tương đương với thời gian thằng Sí làm việc trong thời gian ở rể. Bao gồm một con trâu cùng lễ cưới là con lợn 80-90kg, 60 lít rượu, 40 kg gạo, 500 ngàn tiền giấy tương đương 20 đồng bạc trắng…Nhìn con Pọm tôi đoán phải hơn thằng Sí ít nhất hai tuổi. Con Pọm mấy ngày “bị bắt” về nhà thằng Sí má cứ đỏ căng, cười tít mắt còn thằng Sí mặt non choẹt ngồi ủ rũ bên bếp lửa…
Sau bữa rượu ra mắt hai gia đình thống nhất ngày cưới cho đôi vợ chồng trẻ. Những chiếc đệm bông lau và những chiếc chăn bông con Pọm làm từ khi 12-13 tuổi xếp một chồng cao trên đầu giường mỗi thứ khoảng chục chiếc sẽ mang hết về nhà chồng, để tặng cho bố mẹ chồng và những người anh em nhà chồng.
Còn Pọm thì được các chị trong gia đình và họ tặng cho một bộ váy áo tự tay họ dệt, nếu gia đình có nhiều chị em thì cô dâu được tặng 150- 200 bộ váy áo, số váy áo đó mặc cả đời không hết. Để chở hết số chăn đệm và đồ đạc của cô dâu về nhà chồng ít cũng phải 10 con ngựa hoặc 10 chuyến xe máy.
Lên Tây Bắc tôi đã gặp một tộc người răng đen, những người hằng đêm ngồi bên bếp lửa nhuộm răng, chủ yếu là phụ nữ tuổi đã lớn và những cụ già. Sống với họ tôi đã phát hiện ra nhiều chuyện lạ như chuyện nhuộm răng vậy…
Phó Chủ tịch xã Mường Khoa Lò Văn Hải là người dân tộc Lào ở bản Phiêng Sản dẫn tôi lên bản Co Ngựu, anh bảo: Sinh sống trên vùng Tây Bắc hiện chỉ còn phụ nữ hai dân tộc nhuộm răng là Lào và Lự. Không biết tục nhuộm răng có từ bao giờ, khi tôi sinh ra đã thấy phụ nữ trong bản ai cũng răng đen. Họ nhuộm răng từ khi mới mười hai, mười ba tuổi. Bây giờ thanh niên không mấy người nhuộm răng, chỉ còn những người trung tuổi và các cụ già…
Dân tộc Lào ở huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu cư trú tập trung ở hai xã Mường Khoa và Phúc Khoa dọc theo hai bờ con suối Nậm Mu và Nậm Be. Họ sống bằng nghề làm ruộng nương, phụ nữ dệt vải và may quần áo truyền thống. Màu sắc chủ đạo của trang phục người Lào là màu đen, điểm thêm một số màu: Trắng, xanh, đỏ và vàng, cúc áo bằng bạc.
Công cụ nhuộm răng |
So với phụ nữ nhiều dân tộc khác cùng sống trên vùng Tây Bắc, phụ nữ Lào vẫn giữ nghề trồng bông dệt vải, trang phục của họ chủ yếu là trang phục truyền thống cũng như tục nhuộm răng. Mặc dù tục nhuộm răng đang dần mai một trong lớp trẻ.
Bà Lò Thị Pành năm nay đã 74 tuổi, bà cười hai hàm răng đen nhánh rút chiếc bàn nhuộm răng trên vách giơ cho tôi xem: Có người làm bằng mảnh gang từ chiếc lưỡi cày vỡ còn bà thì làm bằng con dao cùn này. Cái bàn nhuộm răng này làm từ lâu lắm rồi, không nhớ đâu, mấy chục năm rồi đấy…
Tôi cầm chiếc bàn nhuộm răng bà Pành đưa cho xem, một lớp nhựa cây đen nhánh bám trên thân con dao cùn hình lòng mo, đủ biết chiếc bàn nhuộm răng của bà đã có từ rất lâu.
Bà Pành cho biết, bà bắt đầu nhuộm răng từ năm mười ba, mười bốn tuổi, đến nay đã hơn sáu chục năm rồi, một số răng đã gãy những chiếc răng còn lại đêm nào bà cũng ngồi nhuộm. Cây nhuộm răng tiếng Lào gọi là Mạy tửu, người Kinh gọi là cây Thành ngạnh mọc hoang dại khắp nơi.
Cây có nhiều cành mọc la đà thành lùm, thành búi. Người ta chặt những cành cây đó mang về phơi khô, đốt hơ vào chiếc bàn nhuộm, khói phụt vào bàn nhuộm mang theo một lớp nhựa màu đen họ dùng tay quệt lớp nhựa màu đen đó bôi vào răng.
Bữa rượu gia đình chú rể ra mắt nhà gái |
Đêm nào cũng vậy, sau khi cơm nước xong, những người phụ nữ ngồi quanh bếp lửa nhuộm răng, mỗi lần nhuộm chừng một tiếng đồng hồ. Bà Pành bảo: Hôm nào cũng nhuộm à, nếu bận thì hai ba hôm phải nhuộm, nếu không nhuộm thường xuyên thì răng không còn đen nữa, sâu ăn thì răng không còn chắc nữa…
Vừa nhuộm răng bà Pành vừa kể chuyện đời mình cho tôi nghe. Chồng trước của bà kém bà ba tuổi, bà lấy chồng năm mười tám, còn chồng bà mới mười lăm tuổi. Tôi hỏi vì sao đàn ông người Lào lại lấy vợ nhiều tuổi hơn mình, bà cười bảo: Họ lấy vợ về để làm ruộng nương, dệt vải may quần áo cho chồng và gia đình chồng. Chồng trước của bà đi bộ đội hy sinh ở miền Nam, người chồng thứ hai kém bà gần chục tuổi cũng đã mất rồi, mất vì bệnh…
Chuyện đàn ông người Lào lấy vợ hơn mình dăm ba tuổi là chuyện bình thường, có người lấy vợ hơn cả chục tuổi. Như phó bản Nà Nghè Lò Văn Sòi. Anh nhớ mang máng năm mười sáu hay mười bảy tuổi thì bố mẹ lấy vợ cho. Vợ nhiều hơn Sòi đến chục tuổi, năm nay Sòi mới 40 tuổi nhưng nom vợ già khú đế, răng nhuộm nhựa cây đen nhánh, da nhăn nheo cứ ngỡ đã ngót sáu mươi.
Tháng ba năm ngoái tôi theo Lò Văn Hải vào bản Phiêng Sản, tình cờ được dự bữa rượu ra mắt con rể của gia đình ông Lò Văn Kẻo. Cách đó ba hôm thằng Lò Văn Sí cùng với mấy người trai trong bản tổ chức bắt con Lò Thị Pỏm về làm vợ. Phong tục bắt vợ của người Lào ở đây người con trai nếu thích cô gái nào đó thì bắt về nhà mình.
Thiếu nữ răng đen |
Thực ra những đôi trai gái đó đã yêu nhau rồi, việc “bắt vợ” là cái lý trốn ở rể. Sau ba, bốn ngày ở nhà chàng trai nếu cô gái đồng ý thì nhà trai mang lễ đến nhà gái thông báo việc bắt trộm vợ thành công, còn cô gái không chịu thì chàng trai phải mang cô gái đó trả cho nhà gái. Ông Kẻo cho biết: Nhà thằng Sí phải chịu phạt thay cho việc thằng Sí ở rể.
Mức phạt tương đương với thời gian thằng Sí làm việc trong thời gian ở rể. Bao gồm một con trâu cùng lễ cưới là con lợn 80-90kg, 60 lít rượu, 40 kg gạo, 500 ngàn tiền giấy tương đương 20 đồng bạc trắng…Nhìn con Pọm tôi đoán phải hơn thằng Sí ít nhất hai tuổi. Con Pọm mấy ngày “bị bắt” về nhà thằng Sí má cứ đỏ căng, cười tít mắt còn thằng Sí mặt non choẹt ngồi ủ rũ bên bếp lửa…
Sau bữa rượu ra mắt hai gia đình thống nhất ngày cưới cho đôi vợ chồng trẻ. Những chiếc đệm bông lau và những chiếc chăn bông con Pọm làm từ khi 12-13 tuổi xếp một chồng cao trên đầu giường mỗi thứ khoảng chục chiếc sẽ mang hết về nhà chồng, để tặng cho bố mẹ chồng và những người anh em nhà chồng.
Còn Pọm thì được các chị trong gia đình và họ tặng cho một bộ váy áo tự tay họ dệt, nếu gia đình có nhiều chị em thì cô dâu được tặng 150- 200 bộ váy áo, số váy áo đó mặc cả đời không hết. Để chở hết số chăn đệm và đồ đạc của cô dâu về nhà chồng ít cũng phải 10 con ngựa hoặc 10 chuyến xe máy.
TheoThái Sinh – NNVN
Bình luận